Tỏi
Ngoài công dụng trong nấu ăn, tỏi còn được coi là một loại “kháng sinh” cho cây trồng, có vai trò khử trùng, góp phần phòng, chống các loại sâu, bọ gây hại cho hoa nhất. Bên cạnh đó, tỏi còn chứa một số chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng, giúp cây xanh tốt, hoa nở đẹp hơn.
Sau khi bóc tỏi, bạn dùng dao cắt nhẹ củ tỏi rồi vùi vào chậu hoa. Khoảng 3-4 củ là được. Khi tỏi bị phân hủy sẽ tiết ra mùi đặc trưng có tác dụng đuổi muỗi cực kỳ hiệu quả. Đồng thời tỏi còn cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng.
Bạn cũng có thể băm hoặc giã nát tỏi, pha với nước sạch theo tỷ lệ 1:300, lắc đều và phơi nắng vài ngày. Sau đó lọc bỏ bã, lấy nước này phun lên lá bị bệnh. Bạn nên phun vào buổi chiều tối để tránh lá bị nắng đốt gây cháy lá.
Củ hành
Bên cạnh việc xua đuổi côn trùng, hành tây còn giúp tiêu diệt vi khuẩn. Bạn băm nhỏ hành tây rồi thêm một lượng nước thích hợp, ngâm qua đêm, lọc bỏ bã rồi dùng nước này phun lên lá và hoa để diệt các loại côn trùng nhỏ bám trên cây.
Thường xuyên phun nước ngâm hành tây lên cành, lá hoa cũng có thể ngăn chặn sự xuất hiện của côn trùng rất hiệu quả. Bên cạnh đó, nó còn giúp hoa phát triển tốt hơn. Bạn lưu ý khi ngâm hành nên ngâm với nước theo tỷ lệ 1:50, không nên ngâm quá kĩ kẻo bị cháy lá khi sử dụng.
Đối với phần nước còn sót lại hoặc bã hành, bạn có thể vùi vào chậu hoa. Sau khi phân hủy sẽ trở thành phân hữu cơ có tác dụng bổ sung chất dinh dưỡng cho cây trồng, thúc đẩy sự phát triển của chồi non và kích thích ra hoa nhiều.
Hạt tiêu
Cũng giống như hành tỏi, hạt tiêu là loại gia vị thường được dùng trong nấu ăn và có khả năng xua đuổi côn trùng hiệu quả. Tuy nhiên, bạn không nên ném hạt tiêu trực tiếp vào chậu hoa mà hãy cho hạt tiêu vào nồi, nấu khoảng 2-3 phút cho các chất trong hạt tiêu tan hết vào nước. Đợi đến khi nước chuyển sang màu nâu sẫm thì bạn có thể dùng được.
Khi nước tiêu nguội, vớt tiêu ra và đập dập, cho tiêu đã đập dập trở lại vào nước rồi cho vào bình tưới. Bạn phun nước này lên cành, lá của cây khoảng 2 lần/tuần sẽ có tác dụng phòng trừ sâu bệnh hiệu quả.