Máy lạnh từ lâu đã trở thành thiết bị không thể thiếu trong mỗi gia đình. Ngày nay, máy lạnh âm trần nối ống gió đã dần trở nên phổ biến và gần gũi hơn với người tiêu dùng. Vậy máy lạnh âm trần nối ống gió là gì và có những ưu điểm vượt trội nào? Cùng Thcshoanghiep.edu.vn tìm hiểu nhé!
Máy lạnh âm trần nối ống gió là gì?
Máy lạnh âm trần nối ống gió (hay điều hoà giấu trần nối ống gió) là máy lạnh có cơ chế thổi khí lạnh qua các ống gió, thường được lắp đặt ở trên trần nhà hoặc âm trần không để lộ máy.
Dòng máy này đặc biệt có khả năng hoạt động với công suất lớn vậy nên sẽ tạo ra một không gian thoáng mát vượt trội. Cũng chính vì vậy nên máy lạnh âm trần nối ống gió thường được đặt tại các không gian lớn: khách sạn, siêu thị, trung tâm thương mại, hội trường,…
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy lạnh âm trần nối ống gió
Dàn nóng
Dàn nóng máy lạnh được đặt ngoài trời nhằm toả nhiệt trực tiếp ra môi trường. Với công suất máy nén lớn (từ 16.000 BTU trở lên), dòng máy này phù hợp để lắp đặt trong các không gian rộng rãi.
Cấu tạo dàn nóng:
- Quạt giải nhiệt: có các quạt gió tản nhiệt cho dàn nóng.
- Máy nén: bộ phận quan trọng nhất có chức năng nén gas, sinh công làm giảm nhiệt độ của gas.
- Động cơ DC: bộ phận hỗ trợ để tăng hiệu suất của máy nén.
- Bộ biến tần: giúp điều khiển công suất của dàn nóng.
- Van tiết lưu: bộ phận kết hợp với máy nén để kiểm soát dòng gas chảy trong máy lạnh.
Dàn lạnh
Đối với dòng máy này, dàn lạnh sẽ được giấu âm bên trong trần nhà và miếng gió sẽ lộ ra bên ngoài. Đồng thời, máy cũng có nhiều đầu ra và mỗi đầu sẽ kết hợp với 1 ống gió. Công suất của máy sẽ quyết định máy có thể kết nối được nhiều hay ít ống gió.
Cấu tạo dàn lạnh:
- Cửa gió: có các lỗ hình chữ nhật được gắn trên trần cho không khí lạnh lưu thông đến phòng.
- Ống gió mềm: hệ thống đường ống được đặt âm dưới trần nhà để dẫn khí lạnh từ ống gas tới các cửa gió.
- Box gió: bộ phận tiêu âm cho cả dàn lạnh và phân phối khí lạnh tới các ống gió.
- Cục lạnh: gồm có bộ điều khiển, dàn culi ống đồng nối trực tiếp với máy nén ở dàn nóng,1 quạt gió nhỏ và hệ thống ống nước ngưng.
Nguyên lý hoạt động
Máy lạnh âm trần nối ống gió có nguyên lý hoạt động chủ yếu dựa trên chu trình tuần hoàn của dòng gas chạy trong ống đồng.
- Đầu tiên, máy nén sẽ làm lạnh khí gas trong dàn nóng, sau đó chúng được vận chuyển đến hệ thống ống đồng và đi tới dàn lạnh.
- Qua quá trình di chuyển, khí gas tiếp tục được làm lạnh tới mức nhiệt khoảng 6 – 10 độ. Khi đó, không khí xung quanh hệ thống ống đồng trong dàn lạnh sẽ nhanh chóng giảm nhiệt độ theo.
- Cuối cùng, phần không khí lạnh này sẽ được quạt gió thổi qua box gió rồi qua ống gió và miệng gió để tới không gian phòng cần làm mát.
Ưu nhược điểm của máy lạnh âm trần nối ống gió
Ưu điểm
- Tiết kiệm không gian: thiết kế hoàn toàn âm trong trần, chỉ có các cửa gió mang khí mát lộ ra nên hệ thống này sẽ tiết kiệm không gian đáng kể.
- Tăng tính thẩm mỹ: thiết kế mang tính thẩm mỹ cao vì trục đường ống được giấu kín, đồng thời dàn máy được âm vào tường.
- Khả năng làm thoáng mát tốt: tạo không khí thoáng mát hơn hẳn các dòng điều hòa thông thường do có công suất lớn. Ngoài ra, do có thể kết nối từ nhiều cửa gió nên đảm bảo sẽ làm mát đều.
- Hoạt động ổn định: dòng máy này do các thương hiệu lớn như LG sản xuất thường ít bị hư hỏng, ổn định, êm ái và có độ bền cao.
- Phạm vi hoạt động rộng: máy lạnh âm trần nối ống gió sẽ làm mát toàn bộ không gian qua hệ thống ống gió, kể cả khi có nhiều phòng khác nhau.
Nhược điểm
- Không làm mát lạnh hoàn toàn: không tạo ra được không khí mát lạnh như máy lạnh Multi do thường được đặt trong không gian rộng lớn, vậy nên dòng máy chỉ phù hợp để làm thoáng mát không khí.
- Chi phí lắp đặt và vệ sinh bảo dưỡng cao: do có nhiều cửa gió và nhiều vị trí, vậy nên, chi phí sửa chữa và bảo dưỡng của dòng điều hòa này tốn kém hơn và quá trình bảo dưỡng cũng phức tạp hơn.
- Hệ thống lọc khí khử mùi không tốt bằng máy lạnh treo tường: không khí được chia ra các cửa gió nên hiệu suất khử mùi sẽ bị hạn chế nhiều.
Trên đây là những thông tin cơ bản giúp bản hiểu hơn về máy lạnh âm trần nối ống gió. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích được bạn. Nếu có thắc mắc, đừng ngần ngại để lại bình luận dưới đây nhé!