Có người thường bị ợ chua kèm theo buồn nôn, tức bụng,… mỗi khi ăn nhầm thực phẩm khó tiêu. Thế ợ chua là gì mà tạo ra cảm giác khó chịu như thế. Hãy cùng Thcshoanghiep.edu.vn tìm hiểu nguyên nhân, biểu hiện và cách xử lý khi bị ợ chua ngay bạn nhé.
Ợ chua là vấn đề khá quen thuộc trong đời sống sinh hoạt, ăn uống của con người. Song, nếu tình trạng này cứ mãi lặp đi lặp lại, kéo dài không hết thì khả năng cao sức khỏe của bạn đang đối mặt với một số vấn đề về dạ dày.
Hôm nay, bạn hãy cùng Thcshoanghiep.edu.vn tìm hiểu rõ hơn xem ợ chua là gì cũng như nguyên nhân, biểu hiện và cách xử lý khi bị ợ chua ngay nhé.
Ợ chua là gì?
Theo trang bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, ợ chua là hiện tượng chất dịch axit hoặc enzyme ở dạ dày bị trào ngược lên vùng thực quản và miệng, từ đó làm bạn cảm thấy có vị chua và khó chịu. Đôi khi chúng còn đi kèm việc đau rát ở cổ họng khiến việc ăn uống gặp khó khăn hơn hẳn.
Bất cứ người nào cũng có thể bị ợ chua, nhất là sau khi ăn, vào ban đêm hay lúc bạn nằm xuống hay cúi người. Song, nếu vấn đề này xuất hiện khá thường xuyên (hơn 2 lần/tuần) thì có khả năng cao bạn đang đối mặt với vài bệnh lý ảnh hưởng sức khỏe, nhất là hệ tiêu hóa như trào ngược dạ dày, thoát vị hoành,…
Nguyên nhân và biểu hiện của ợ chua
Nguyên nhân của ợ chua
Mắc các bệnh về tiêu hóa
Theo Bệnh viện Ða khoa Hồng Ngọc, vài bệnh lý phổ biến gây nên ợ chua đó là trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày, đau dạ dày, thoát vị hoành,… Đây đều là các tình trạng có thể làm lượng axit ở dạ dày tăng cao và khiến khí bị tích tụ trong cơ thể. Lúc này, dạ dày sẽ tự động đào thải khí thừa ra ngoài, khiến axit ở dạ dày bị trào ngược lên thực quản và tạo ra ợ chua.
Ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh
Những người thường xuyên dùng thức ăn dầu mỡ, quá nhiều tinh bột, đường,… đều có thể tác động không tốt đến hệ tiêu hóa, khiến lượng axit ở dạ dày tăng lên và gây ra ợ chua.
Tâm trạng không tốt
Áp lực từ cuộc sống, công việc,… dễ làm bạn bị căng thẳng, stress và tâm trạng vô cùng tệ. Các bạn biết không, điều này còn là nguyên nhân khiến việc tiêu hóa thức ăn bị ảnh hưởng xấu và nguy cơ mắc bệnh về dạ dày tăng cao như ợ chua, ợ hơi, đầy bụng, khó tiêu,…
Rối loạn khuẩn đường ruột
Ở dạ dày luôn là nơi tồn tại cả hại khuẩn và lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa. Khi mật độ của hai loại vi khuẩn này bị rối loạn thì dễ gây nên mất cân bằng hệ tiêu hóa. Từ đó sẽ khiến việc tiêu hóa bị suy giảm kèm theo ợ chua, đầy bụng, khó chịu, ăn uống không ngon,…
Rối loạn nhu động ruột
Thức ăn thường sẽ được dạ dày co bóp tiêu hóa và đưa xuống ruột non để hấp thu các dưỡng chất có lợi. Song, khi ruột bị hoạt động yếu đi thì dễ làm thức ăn bị tồn đọng và không thể hấp thu hết. Từ đó sẽ khiến khí thừa bị tích tụ ở dạ dày do thức ăn sinh ra, gây ra ợ chua, ợ hơi, đầy bụng,…
Ngoài ra, người bị béo phì và thai phụ cũng dễ gặp phải ợ chuado cân nặng không hợp lý tạo áp lực lên bụng. Từ đó tác động xấu đến chức năng cơ vòng dưới thực quản – nơi ngăn chặn axit dạ dày bị trào ngược lên thực quản và dẫn đến ợ chua.
Biểu hiện của ợ chua
Ợ chua thường có vài dấu hiệu như: Đau bụng, chướng bụng, nóng rát vùng ngực, xương ức, đau tức ngực (nhất là khi nuốt thức ăn), chua/đắng miệng, cảm giác có vật gì ở cổ gây khó chịu, đầy hơi, buồn nôn,…
Nếu bạn cảm thấy tình trạng này bị kéo dài, lặp đi lặp lại thì tốt nhất phải điều trị và thăm khám bác sĩ để giải quyết kịp thời.
Cách xử lý khi bị ợ chua
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh
Bạn tuyệt đối không ăn có món quá nhiều dầu mỡ, thức ăn cay nóng hay chứa nhiều axit. Việc này sẽ khiến dạ dày “nhẹ gánh nặng” hơn, việc tiêu hóa cũng diễn ra suôn sẻ và ngăn chặn được tình trạng ợ chua do trào ngược thực quản gây ra.
Bạn nên học cách “ăn chậm, nhai kỹ” để hỗ trợ dạ dày tiêu hóa thực phẩm tốt hơn. Ngoài ra, không nên ăn quá nhiều bữa trong ngày (quá 3 lần), không ăn trước khi ngủ, không dùng bia, cà phê hay chất kích thích,…
Có thói quen sống khỏe mạnh
Không riêng gì ăn uống, lối sinh hoạt của bạn cũng dễ tác động đến tình trạng ợ chua lắm đấy. Do đó, bạn cần phải giữ cho tâm trạng thoải mái, không căng thẳng quá mức, thường xuyên tập thể dục để vừa giảm stress, vừa tăng cường sức khỏe. Từ đó việc tiêu hóa của dạ dày cũng trở nên tốt hơn.
Chữa trị ợ chua bằng thuốc Tây
Một số loại thuốc thường được dùng để điều trị ợ chua như thuốc ức chế bơm proton (PPI) gồm Nexium, Prevacid, Aciphex,… Hay thuốc kháng Histamin (H2) gồm Pepcid, Zantac, Tagamet,… Tất cả chúng đều có tác dụng là giúp hạn chế việc dạ dày sản sinh quá nhiều axit gây ra ợ chua.
Song, chúng chỉ thích hợp với người không có tiền sử dị ứng thuốc hay kích ứng với thành phần trong thuốc. Do đó, nếu muốn sử dụng thuốc Tây để điều trị ợ chua thì tốt nhất bạn nên thăm khám bác sĩ để có lời khuyên và liều lượng cụ thể nhất nhé.
Điều trị ợ chua bằng thuốc Nam
Bên cạnh thuốc Tây, thuốc Nam cũng được nhiều người tin dùng để chữa trị ợ chua bởi khá lành tính, ít tác dụng phụ mà hiệu quả lại chẳng kém. Một vài thảo dược thường xuất hiện trong phương thuốc Nam gồm: Bạc hà (giúp kháng viêm, diệt khuẩn), gừng (giúp diệt khuẩn, ổn định hệ tiêu hóa),…
Ngoài ra, bạn còn có thể dùng 1 ly trà trà thảo mộc như trà xanh, trà hoa cúc,… trước mỗi bữa ăn, giúp hạn chế vấn đề ợ chua, ợ hơi, ổn định hệ tiêu hóa, tiêu hóa thức ăn,… tốt hơn.
Tương tự như thuốc Tây, khi sử dụng thuốc Nam, bạn cũng cần thăm khám bác sĩ để có được liều lượng và cách dùng thích hợp nhất.
Hy vọng qua những chia sẻ trên, bạn đã biết được ợ chua là gì cũng như nguyên nhân, biểu hiện và cách xử lý rồi nhé. Nếu cứ gặp phải tình trạng này nhiều lần thì bạn nên tìm cách chữa trị càng sớm càng tốt nha.
Nguồn: Bệnh viện Ða khoa Hồng Ngọc, bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec
Xem thêm:
>> Thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa
>> Những thói quen ăn uống sai lầm có hại cho hệ tiêu hóa
>> Chữa bệnh đau dạ dày bằng táo
Kinh nghiệm hay Thcshoanghiep.edu.vn