Hãy đọc ngay bài viết dưới đây để biết bệnh cường giáp trong thai kỳ là gì? Bệnh có nguy hiểm cho phụ nữ mang thai hay không bạn nhé.
Hiện nay có nhiều người thắc mắc về căn bệnh cường giáp trong thai kỳ và chưa thực sự hiểu đó là căn bệnh gì, có ảnh hưởng gì đến thai nhi hay không? Hãy cùng tìm hiểu rõ về căn bệnh này qua bài viết sau cùng Thcshoanghiep.edu.vn nhé.
Bệnh cường giáp là gì?
Cường giáp là căn bệnh gây ra do rối loạn hệ thống miễn dịch khiến tuyết giáp hoạt động quá mức. Tuyến giáp sản xuất hormone quá mức gây rối loạn chuyển hóa trong cơ thể. Bệnh cường giáp là cặn bệnh nội tiết có thể xuất hiện ở phụ nữ mang thai với tỷ lệ khoảng 1/ 1500.
Thai phụ mắc bệnh cường giáp sẽ có các triệu chứng như sau: Tăng cân không đều, tim đập nhanh, nôn nhiều bất thường,…
Nguyên nhân gây cường giáp thai kỳ
Theo các bác sĩ Nội Tổng Quát – Khoa Khám bệnh & Nội khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang, những nguyên nhân chính gây cường giáp thai kỳ bao gồm:
- Basedow: Đây là nguyên nhân thường gặp nhất, chiếm từ 80 – 85%. Việc chẩn đoán Basedow cần dựa trên tiền sử, nhịp tim nhanh trên 100 lần/ phút, siêu âm tuyến giáp to. Ngoài ra cần thực hiện một vài xét nghiệm như TSH, FT4, TRAb.
- Hormone HCG: Loại hormone được sản xuất trong quá trình mang thai. Quá trình này có thể gây kích thích nhẹ tuyến giáp, từ đó gây ra một vài triệu chứng cường giáp. Phụ nữ mang đa thai sẽ có nồng độ HCG cao hơn và triệu chứng sẽ rõ nét hơn. Tỉ lệ mắc các triệu chứng này ở phụ nữ mang thai là khoảng 10 – 20%, tuy nhiên phần lớn không cần phải điều trị.
- Phụ nữ mang thai bị nghén nặng (chứng hyperemesis gravidarum): Điều này cũng có thể gây nên một số triệu chứng cường giáp mức nhẹ. Trên thực tế, các triệu chứng này sau đó sẽ biến mất mà không cần điều trị.
Ngoài những nguyên nhân trên đây, cường giáp còn có thể gây ra do một vài nguyên nhân khác như:
- Chứng rối loạn miễn dịch khiến tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone.
- Gia đình có tiền sử mắc các bệnh liên quan đến tuyến giáp.
- Việc sử dụng một số loại thuốc như thuốc trợ tim cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh cường giáp.
- Nhiễm trùng gần tuyến giáp, tuyến giáp bị phình to, sưng to,...hoặc ung thư tuyến giáp.
- Người có nồng độ iod cao.
Các dấu hiệu cường giáp trong thai kỳ
Dưới đây là một số dấu hiệu cường giáp trong thai kỳ mà bạn có thể gặp phải:
- Thèm ăn thường xuyên, bị tiêu chảy hoặc táo bón, cân nặng thay đổi bất ngờ.
- Nhịp tim và nhịp thở bất thường, ngay cả khi bạn đang nghỉ ngơi.
- Đổ nhiều mồ hôi, không chịu được nóng.
- Mắt bị lồi, vùng cổ sưng đau.
- Thường xuyên khó ngủ, cảm thấy bồn chồn và lo âu.
- Đau đầu, mệt mỏi, yếu cơ, đau đầu, buồn nôn, bị mờ mắt.
- Tuyến giáp thay đổi kích thước, to hơn trong quá trình mang thai.
Cường giáp ảnh hưởng đến thai kỳ như thế nào?
Bệnh cường giáp có thể lây sang thai nhi do kháng thể kích thích tuyến giáp có thể truyền qua nhau thai. Thai nhi có dấu hiệu bị cường giáp nếu trước khi sinh, các chỉ số bất thường như: Nhịp tim lớn hơn 160 nhịp/ phút, khi siêu âm phát hiện bướu giáp, xương phát triển không bình thường,…
Trong trường hợp này, bạc sĩ dùng thuốc PTU hoặc MMI để điều trị cho thai nhi, sau đó cần xét nghiệm máu để kiểm tra rõ hơn. Mẹ mắc cường giáp, trẻ sinh ra có nguy cơ mắc tim bẩm sinh, thai chậm phát triển hoặc có thể mắc dị tật bẩm sinh.
Phụ nữ mắc chứng cường giáp khi mang thai có nguy cơ bị đẻ non hoặc tiền sản giật. Ngoài ra, người mẹ cũng có nguy cơ cao bị suy tim hoặc nhiễm độc giáp cấp.
Bài viết vừa giới thiệu đến bạn những thông tin về bệnh cường giáp thai kỳ và mức độ nguy hiểm của căn bệnh này đối với mẹ bầu và thai nhi. Hy vọng những thông tin trên đây hữu ích với bạn!
Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec
Mua sữa bột các loại cho mẹ bầu tại Thcshoanghiep.edu.vn:
Thcshoanghiep.edu.vn