Gân loa giúp tái hiện âm thanh trong trẻo, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thanh âm phát ra. Khi sử dụng trong thời gian dài, gân loa bị xuống cấp làm cho âm thanh không vang và hay như ban đầu. Vậy gân loa là gì? Thay gân loa có ảnh hưởng gì không? Cùng Thcshoanghiep.edu.vn tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau nhé!
Gân loa là gì? Công dụng của gân loa
Gân loa là một trong những bộ phận quan trọng của loa, thuộc phần trong bass loa, có vị trí xung quanh màng loa ở rìa ngoài. Bộ phận này đảm nhận chức năng, cầu nối giữa xương và màng loa, chúng có thể chuyển động lên xuống theo dao động của loa.
Độ mềm và cứng của âm bass sẽ do gân loa quyết định. Gân loa có công dụng tùy chỉnh nhịp bass cứng mềm, nhờ việc kết nối các bộ phận của xương và màng loa. Loa sẽ cho chất lượng âm khác nhau tùy thuộc vào việc bạn sử dụng gân loa.
Đồng thời, nếu loa trang bị gân loa chất lượng thì loa sẽ phát ra tiếng bass với độ trầm ấm và mềm mại hơn. Trong thời gian sử dụng lâu dài, gân loa rất dễ bị xuống cấp, khiến âm thanh bị khô cứng thậm chí là cháy hỏng loa. Vì vậy, bạn cần phải thường xuyên bảo trì chúng.
Các loại gân loa trên thị trường hiện nay
Gân loa vải
Gân loa làm từ chất liệu vải là một trong những loại gân loa cao cấp, có độ bền cao, do có khả năng chịu được khí hậu nóng ẩm, nhất là điều kiện thời tiết của Việt Nam. Đồng thời, chất liệu vải giúp gân loa có biên độ dao động lớn không lo bị rách.
Chính vì ưu điểm này, gân loa vải được áp dụng trong nhiều dòng loa. Tuy nhiên, chất liệu này thích hợp sử dụng trong các loa có dải tần số lớn, giúp vang xa, nên khả năng thể hiện nốt trầm của nó lại không được tốt như gân loa làm từ chất liệu mút và cao su.
Ngoài ra, gân loa vải sử dụng phổ biến trong các dòng loa sân khấu, hệ thống âm thanh hội trường, sự kiện.
Gân loa mút
Bên cạnh chất liệu vải, gân loa còn được làm từ chất mút, giúp nốt trầm xuống sâu và tốt, từ đó cho chất âm nghe hay hơn. Nhờ đó, chất liệu này sử dụng phổ biến trong các dòng loa karaoke gia đình.
Tuy nhiên, gân loa mút có độ bền kém hơn so với gân loa vải. Trong thời gian dài sử dụng, người dùng sẽ cảm nhận được chất lượng âm thanh bị xuống cấp rõ rệt.
Gân loa cao su
Gân loa cao su là một trong những loại gân loa phổ biến trên thị trường hiện nay. Đồng thời, gân loa cao su cũng được sử dụng trong các dòng loa hiện đại, với đặc điểm nổi bật là cho chất âm xuống được sâu, mềm.
Nếu gân loa sử dụng loại chất liệu cao su tốt thì gân loa sẽ có độ bền và tuổi thọ cao. Các loa trang bị gân loa làm từ cao su có giá thành hợp lý, phù hợp với điều kiện kinh tế của nhiều người. Đồng thời, khi gân loa cũ, hư hỏng, thì người dùng cũng thay gân loa đơn giản và dễ dàng.
Thay gân loa có ảnh hưởng gì không?
Khi bạn sử dụng loa trong thời gian dài sẽ nghe thấy tiếng bị khô và rất cứng nghe không được hay nhất là nghe những bản nhạc vàng, nhạc trữ tình. Điều này báo hiệu rằng gân loa của bạn đã bị hư hỏng và cần được thay mới.
Tuy nhiên, người dùng vẫn còn đắn đo rằng liệu thay gân loa có ảnh hưởng gì không? Chất lượng âm thanh có bị suy giảm không? Câu trả lời cho câu hỏi này KHÔNG.
Người dùng thay gân loa mới sẽ giúp chất lượng âm phát ra tốt hơn. Nếu gân loa đã xuống cấp, bạn không chịu thay gân loa mới và để lâu dài sẽ càng ảnh hưởng đến chất âm và các bộ phận khác của loa. Đồng thời, khi người dùng thay bộ phận gân loa mới sẽ hỗ trợ âm thanh không còn bị cứng, rè và không ảnh hưởng tới chất lượng âm thanh đầu ra của loa.
Chi phí thay gân loa mới không quá đắt, chỉ dao động trong khoảng vài chục nghìn đến vài trăm nghìn. Khi chọn gân loa mới, bạn hãy ưu tiên loại có chất liệu tốt giúp chất lượng âm thanh hay hơn nhé.
Cách thay gân loa bass cực đơn giản
Nếu bạn là người có kỹ thuật, am hiểu về loa, bạn có thể tự mình thay gân loa ngay tại nhà để tiết kiệm chi phí. Để thực hiện các bước thay gân loa bass đơn giản, bạn có thể áp dụng các bước sau:
- Bước 1: Tháo gân bị hư hỏng ra khỏi loa, bằng cách sử dụng xăng thơm (butin) nhỏ vào phần tiếp giáp giữ gân và màng bass cũng như xương loa. Sau đó, bạn cho vào túi buộc kín để khoảng 10 phút, bóc lớp gân cũ và dùng vải để vệ sinh sạch.
- Bước 2: Tiếp theo, bạn khoét lỗ để bắt ốc gân loa, bạn cân bằng gân loa và đặt gân loa mới lên bass loa. Sử dụng một chiếc bút bi để đánh dấu vị trí và tiến hành đục, bắt ốc vào vị trí đó.
- Bước 3: Đổ keo vào gân loa bass, bạn có thể dùng xi lanh để bơm keo lênh vành loa và dùng tay bôi ra khoảng 5 mm. Ở bước này, người dùng cần cẩn thận để keo không bị lem ra vừa xấu vừa ảnh hưởng tới chất lượng sau khi thay.
- Bước 4: Sau đó, bạn cân chỉnh dán gân loa bass vào bass loa sao cho đúng vị trí. Nếu thấy keo thừa chảy ra, thì hãy lau sạch. Trong lúc dán, bạn dùng tay miết keo để keo kết dính chặt hơn.
- Bước 5: Bạn bôi keo vào vành ngoài của loa để dán phần gân loa cố định. Dán phần chặn bên ngoài là bạn đã hoàn thành các nước thay gân loa bass.
Một số lưu ý bạn cần biết khi thay gân loa
Trong quá trình thay gân loa, có thể xảy ra một số lỗi như lem keo hoặc bị sát cốt. Nhằm đảm bảo quá trình thay gân loa tại nhà thành công, thì người dùng cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Chọn gân loa chất lượng tốt, giúp đảm bảo chất âm phát ra tốt và đáp ứng nhu cầu sử dụng.
- Trong bước thoa keo, bạn cần thực hiện chi tiết, tỉ mỉ và cẩn thận, không đổ quá nhiều để tránh keo bị đổ ra ngoài. Nếu đổ quá nhiều, bạn hãy dùng khăn lau đi. Bạn hãy đổ từ từ nửa vòng hoặc1/3 vòng để tránh kéo bị khô.
- Đục vị trí bắt ốc cẩn thận và chuẩn tránh bị sai khi dán vào gỡ ra sẽ khó.
- Sau khi thực hiện xong bước 4, bạn hãy lấy tay ấn nhẹ vào tâm loa cho màng loa di chuyển lên xuống nếu phát ra tiếng kêu, tức là đã bị lỗi sát cốt.
- Trong quá trình thay gân loa, bạn hãy đặt lên miếng xốp, giúp không bị xước, vỡ.
- Lựa chọn loại keo chuyên dụng để thay gân loa.
- Thường xuyên bảo dưỡng và bảo trì loa giúp gân loa luôn hoạt động tốt.
Mời các bạn tham khảo thêm các mẫu loa đang được kinh doanh tại Thcshoanghiep.edu.vn nhé:
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu thêm về gân loa là gì và chọn mua gân loa phù hợp. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào hãy để lại bình luận bên dưới để được giải đáp nhé!