Những quy tắc, quan điểm, thói quen và lối sống của người giàu luôn ẩn chứa những điều khiến bạn bất ngờ.
Trả lời phỏng vấn truyền thông, Lida, thầy phong thủy nổi tiếng ở Nhật Bản đã chia sẻ về thói quen sống của giới nhà giàu.
Anh cho biết mình từng làm việc với nhiều nhân vật nổi tiếng trong giới điện ảnh và truyền hình cũng như những doanh nhân thành đạt. Sau khi quan sát kỹ ngôi nhà và lối sống của họ, anh ấy đã rút ra một số kết luận.
Trong nhà đại gia, khó kiếm hộp khăn giấy
Việc không để khăn giấy ở những nơi dễ tìm, dễ sử dụng là rất thiết thực.
Nếu bạn để khăn giấy ngay trước mặt, bạn sẽ muốn sử dụng nó ngay cả khi không thực sự cần thiết. Bạn có thể dùng khăn giấy để lau tay, lau mồ hôi, lau mặt hay đơn giản là chạm vào tay.
Rõ ràng khi sử dụng cho những mục đích không cần thiết, bạn đang lãng phí giấy. Người giàu sẽ không để hộp khăn giấy ở nơi dễ thấy để tiết kiệm và sử dụng giấy đúng chỗ của nó.
Theo chia sẻ của Lida, người giàu thường cất hộp khăn giấy trong ngăn kéo. Điều đó sẽ khiến mọi người ngày càng khó khăn hơn trong việc lấy khăn giấy. Vì vậy, khăn giấy chỉ được sử dụng khi thật cần thiết.
Tủ lạnh không dán giấy ghi chú
Tủ lạnh của người giàu đơn giản và ít đồ, không cần thiết phải dùng đến một tờ giấy ghi nhớ để nhắc người dùng về ngày cất giữ thực phẩm.
Tủ lạnh của họ không chất đống thực phẩm lâu ngày, không tồn đọng đồ hết hạn sử dụng. Lâu ngày, chất lượng thực phẩm giảm sút, ảnh hưởng đến an toàn sức khỏe người dùng. Ngoài ra, việc để thức ăn chất đống trong tủ mà không dùng đến cũng rất lãng phí.
Theo chuyên gia tư vấn tài chính nổi tiếng Nhật Bản Ichijuai, bạn có thể thực hiện 3 bước để giảm thiểu lãng phí thực phẩm, tiết kiệm tiền.
3 bước đó là:
– Mua thực phẩm cho cả tuần vào thứ Hai hàng tuần.
– Mua đồ dùng còn thiếu vào thứ năm.
– Ăn hết thức ăn còn trong tủ lạnh ngày chủ nhật.
Người giàu thường có ít thứ
Các chuyên gia tài chính cho rằng sở dĩ người giàu có ít đồ là vì họ chỉ mua những thứ mà họ cảm thấy cần thiết.
Ngoài ra, họ cũng có thói quen phân loại và cất giữ đồ đạc sao cho đảm bảo phát huy hết công dụng và tiết kiệm chi phí nhất có thể.
Ngược lại, người nghèo thường tích trữ đồ dư thừa trong nhà. Đó là kết quả của thói quen mua sắm không có kế hoạch, mua những món đồ không cần thiết, không bao giờ dùng đến. Đây là thói quen lãng phí tiền bạc.
Ngoài ra, việc chất đống đồ đạc trong nhà, không phân loại, sắp xếp cũng khiến con người dễ bị phân tâm, ảnh hưởng đến sự tập trung. Từ đó, chất lượng công việc cũng giảm sút.