Tăng huyết áp là một trong những vấn đề sức khỏe hiện nay nhiều người mắc phải. Để có cái nhìn rõ hơn về tăng huyết áp cũng như những nguyên nhân và cách khắc phục, hãy cùng Thcshoanghiep.edu.vn tham khảo bài viết sau đây!
Bệnh tăng huyết áp là gì?
Tăng huyết áp hay còn gọi là cao huyết áp là hiện tượng áp lực máu lên các thành động mạch cao hơn so với bình thường. Mặc dù bạn có thể mắc cao huyết áp trong nhiều năm mà không có bất kỳ triệu chứng nào, nhưng về lâu dài các biến chứng trầm trọng có thể xuất hiện, bao gồm đau tim và đột quỵ.
Khi đo bằng máy đo huyết áp, người ta dùng 2 số đo là huyết áp tâm thu (số đứng trước) và huyết áp tâm trương (số đứng sau), ví dụ như 120 trên 80 (viết là 120/80 mmHg). Bạn bị cao huyết áp khi một hoặc cả hai chỉ số quá cao so với bình thường (lưu ý: những chỉ số dưới đây áp dụng đối với những người không dùng thuốc huyết áp và chưa có tiền sử bệnh).
- Huyết áp bình thường: hầu như thấp hơn 120/80mmHg.
- Cao huyết áp (tăng huyết áp): đạt mức 140/90mmHg trở lên trong một thời gian dài.
- Tiền cao huyết áp: từ 120/80mmHg đến dưới 140/90mmHg.
Triệu chứng thường gặp của bệnh tăng huyết áp
Hầu hết những người bị cao huyết áp không có dấu hiệu hoặc triệu chứng nào mặc dù bệnh đang khá nghiêm trọng. Rất ít người trong số họ có một số triệu chứng thường gặp của tăng huyết áp như đau đầu, khó thở hoặc chảy máu cam.
Tuy nhiên, các dấu hiệu và triệu chứng không rõ ràng và thường không xảy ra cho đến khi bệnh đã đạt đến giai đoạn nghiêm trọng hay có thể đe dọa tính mạng.
Các giai đoạn của bệnh cao huyết áp
Giai đoạn tiền cao huyết áp
Chỉ số đo huyết áp lớn hơn 120/80mmHg là một dấu hiệu cảnh báo, chỉ số đo huyết áp tâm thu nằm trong khoảng từ 120–129mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80mmHg có nghĩa bạn đang ở giai đoạn tiền cao huyết áp. Nếu không can thiệp kịp thời, tình trạng sẽ tiến vào giai đoạn cao huyết áp rất nhanh, đồng thời đẩy mạnh tốc độ xảy ra biến chứng suy tim và đột quỵ.
Cao huyết áp: Giai đoạn 1
Bạn sẽ được chẩn đoán đang ở giai đoạn 1 của cao huyết áp khi chỉ số đo huyết áp tâm thu đạt từ 130 – 139mmHg hoặc huyết áp tâm trương nằm trong khoảng 80 – 89mmHg. Để xác định chính xác bạn có đang ở giai đoạn 1 của cao huyết áp hay không, cần đo nhiều lần trong một khoảng thời gian nhất định và lấy mức trung bình từ các chỉ số đo huyết áp đó.
Cao huyết áp: Giai đoạn 2
Giai đoạn 2 của cao huyết áp cho thấy bệnh đã trở nên nghiêm trọng hơn. Ở giai đoạn này, chỉ số đo huyết áp của sẽ từ 140/90mmHg trở lên. Trong trường hợp bạn bước vào giai đoạn 2, bác sĩ sẽ khuyên dùng một hoặc nhiều loại thuốc để kiểm soát bệnh. Tuy nhiên, không nên chỉ dựa vào thuốc mà còn phải tập các thói quen sống lành mạnh để nâng cao tỷ lệ thành công của quá trình điều trị.
Thông thường, ở giai đoạn này sẽ gặp phải những triệu chứng như: tức ngực, khó thở, suy giảm thị giác, đi tiểu ra máu, chóng mặt, đau đầu và các triệu chứng của đột quỵ, chẳng hạn như tê liệt hoặc mất kiểm soát cơ mặt và tứ chi.
Nguyên nhân tăng huyết áp là gì?
Có hai loại cao huyết áp với các nguyên nhân khác nhau:
- Cao huyết áp vô căn: không có nguyên nhân cụ thể. Trong trường hợp này, tăng huyết áp thường là do di truyền và xuất hiện ở nam giới nhiều hơn nữ giới.
- Cao huyết áp thứ cấp: là hệ quả của một số bệnh như bệnh thận, bệnh tuyến giáp, u tuyến thượng thận hay sử dụng thuốc tránh thai, thuốc chữa cảm, cocaine hoặc tiêu thụ rượu quá mức nhất định.
Phương pháp điều trị bệnh tăng huyết áp hiệu quả
Tùy thuộc vào tình trạng cao huyết áp cũng như các bệnh liên quan, bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc điều trị tăng huyêt áp như các thuốc lợi tiểu thiazide, thuốc ức chế beta, thuốc ức chế men chuyển, ARB, thuốc chẹn kênh canxi, thuốc ức chế Renin, v.v.
Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:
- Giảm lượng muối trong bữa ăn hàng ngày.
- Thường xuyên tập thể dục.
- Ngưng hút thuốc, giảm rượu bia.
- Giữ cơ thể cân đối.
Với những thông tin trên, mong rằng bạn có cái nhìn cụ thể hơn về bệnh tăng huyết áp để phòng tránh cũng như bảo vệ sức khỏe cho gia đình mình nhé!