Kỹ thuật tàu thủy là gì?
Kỹ thuật tàu thủy có thể hiểu đơn giản là nơi giao thoa giữa kỹ thuật và công nghệ. Cụ thể, ngành này chuyên về phân tích, thiết kế và thi công các công trình liên quan đến tàu biển.
Thực chất nó là một nhánh con của khoa học hàng hải nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế biển. Cùng với công nghệ đóng tàu, công nghệ tàu thủy đóng vai trò quan trọng trong giao thương hàng hóa, là một trong những ngành đang được nhà nước chú trọng đào tạo hiện nay.
Tuy được gắn mác là “kỹ thuật” nhưng thực chất ngành kỹ thuật tàu thủy không chỉ dừng lại ở những kiến thức về cơ khí động lực học, kỹ thuật hàn, kết cấu và chế tạo tàu thủy. Đây cũng là cơ hội cho những ai đam mê thiết kế tàu thủy và muốn tìm kiếm một vị trí quản lý sản xuất hoặc trở thành thuyền trưởng với môi trường để phát huy năng lực.
Kỹ thuật tàu thủy là một trong những chuyên ngành được nhà nước chú trọng đào tạo nhất hiện nay.
Cơ hội việc làm lớn, lương cao
Theo khảo sát, những năm gần đây, tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm đúng ngành ngay từ năm đầu tiên đạt trên 90%. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đặt hàng với Nhà trường nhận sinh viên chuyên ngành vào làm việc, trong đó có doanh nghiệp đóng tàu nước ngoài. Đặc biệt, từ năm 2015, nhiều doanh nghiệp nước ngoài trong lĩnh vực Cơ khí tàu thủy đã tham gia thị trường lao động Việt Nam nên nhu cầu nhân lực ngành Công nghệ đóng tàu thủy là rất cao. Đáng chú ý, ngành này phổ điểm không quá cao, có trường chỉ lấy 15-16,5 điểm.
Nhiều vị trí và tăng lương theo kinh nghiệm. Sinh viên ngành Kỹ thuật tàu thủy có thể làm việc tại các công ty, xí nghiệp, nhà máy, cơ sở hoạt động trong lĩnh vực tàu thủy, các đơn vị tư vấn và chuyển giao công nghệ liên quan đến tàu thủy… Với vai trò lãnh đạo, quản lý, điều hành, thiết kế, tư vấn, phản biện. Cụ thể là các vị trí sau:
– Cán bộ quản lý, kỹ sư công nghệ, chuyên viên kỹ thuật trong các công ty, nhà máy sản xuất, đóng – sửa chữa tàu biển.
– Kỹ sư thiết kế tại các Trung tâm, công ty, Viện thiết kế tàu thủy.
– Thiết kế và dịch vụ kỹ thuật tàu biển Việt Nam – Hàn Quốc; Công ty tư vấn thiết kế tàu thủy.
– Đăng kiểm viên tại các tổ chức đăng kiểm trong và ngoài nước như: Cục Đăng kiểm Việt Nam, Chi cục Đăng kiểm Hải Hưng, Chi cục Đăng kiểm 15, các tổ chức đăng kiểm tàu cá thuộc Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản các tỉnh ven biển.
– Kỹ sư, nhân viên kỹ thuật tại các đơn vị liên quan như công ty bảo hiểm, hãng tàu.
– Giảng viên các môn học chuyên ngành Kỹ thuật tàu thủy trong các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp.
Với yêu cầu khá khắt khe về chuyên môn và tính tỉ mỉ, ngành đóng tàu là một trong những ngành có mức lương cao so với mặt bằng tại Việt Nam hiện nay. Mức lương phụ thuộc phần lớn vào kinh nghiệm và năng lực cá nhân của mỗi người.
Lương thấp nhất (thủy thủ, thợ máy) trên các tàu nội địa khoảng 10 triệu đồng/tháng, tăng dần theo chức danh: sĩ quan 20, 30 triệu đồng. Lương cơ trưởng dao động từ 50 – 80 triệu đồng trở lên. Với chủ tàu nước ngoài, thủy thủ được trả lương khoảng 20-30 triệu đồng, cao nhất là thuyền trưởng, máy trưởng có thể 5.000-8.000 USD hoặc hơn.
xem thêm