Ashwagandha là một loại thảo dược được sử dụng phổ biến trong y học Ấn Độ, có nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe. Nếu chưa từng biết qua thảo dược này thì bạn hãy tham khảo ngay chia sẻ bên dưới nhé.
Ashwagandha có những tác dụng gì, sử dụng Ashwagandha cần lưu ý những gì sẽ được Thcshoanghiep.edu.vn cung cấp đến bạn ngay với bài viết dưới đây nhé.
Ashwagandha là gì?
Tên và nguồn gốc của Ashwagandha
Ashwagandha còn được gọi bằng nhiều tên khác như sâm Ấn Độ, anh đào mùa đông hay poison gooseberry, tên khoa học của Ashwagandha là Withania somnifera thuộc họ Solanaceae.
Ashwagandha là một loại thảo mộc có xuất xứ từ Ấn Độ và các nước phía bắc châu Phi và cũng được tìm thấy ở một số nước như Nepal, Yemen, Trung Quốc.
Đặc điểm của cây Ashwagandha
Cây Ashwagandha mọc bụi ở những vùng đất đá khô hạn, sống ở nơi có nhiều nắng chiếu vào hay nơi có bóng râm đều được. Thân cây Ashwagandha mềm có các cành mọc ra, cao từ 35cm và có thể cao đến 75cm.
Lá cây xanh xám, hơi bầu và có hình dạng giống hình elip, dài từ 10-12cm, hoa của cây Ashwagandha giống như những cái chuông nhỏ có màu xanh lục, cây có quả khi chín sẽ chuyển thành màu đỏ cam.
Cây Ashwagandha có mùi giống với mùi của một con ngựa, sau khi nếm có vị ngọt lưu lại và làm cơ thể có cảm giác nóng lên. Đây là một loại thảo dược quý được sử dụng trong Ayurveda – một nền y học cổ truyền của Ấn Độ.
Thành phần dinh dưỡng của Ashwagandha
Trong Ashwagandha có chứa các hợp chất có lợi cho sức khỏe như:
- Rễ cây Ashwagandha chứa ancaloit và tinh bột;
- Lá và trái của cây Ashwagandha chứa flavonoid, tannin hoạt động như các chất chống oxy hóa;
Tác dụng của Ashwagandha
Ashwagandha được xem như là một loại thảo dược quý và phổ biến ở Ấn Độ bởi những công dụng tốt cho sức khỏe của nó. Sau đây là những tác dụng mà Ashwagandha đem lại:
Làm giảm lượng đường trong máu
Sử dụng Ashwagandha có thể làm tăng sự bài tiết insulin và cải thiện độ mẫn cảm với insulin của các tế bào cơ, từ đó làm giảm lượng đường có trong máu.
Giảm khả năng ung thư
Hợp chất withaferin có trong Ashwagandha có khả năng cản trở sự phát triển, sản sinh ra nhiều tế bào ung thư mới, tiêu diệt đi các khối u giúp hỗ trợ điều trị các bệnh ung thư vú, ung thư phổi, ung thư ruột già, ung thư buồng trứng một cách hiệu quả.
Giảm căng thẳng lo âu
Khi cơ thể căng thẳng, tuyến thượng thận sẽ giải phóng một loại hormone để giúp giải tỏa sự căng thẳng, đó là Cortisol. Tuy nhiên, nếu nồng độ Cortisol tăng quá cao sẽ trở thành căn bệnh mãn tính, làm tăng cao lượng đường trong máu cũng như lượng mỡ ở ổ bụng.
Theo đó, nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng Ashwagandha có tác dụng làm giảm lượng hormone Cortisol trong cơ thể, giúp cải thiện tình trạng căng thẳng thường xuyên và chứng rối loạn lo âu.
Giảm triệu chứng trầm cảm
Một nghiên cứu kéo dài trong vòng 60 ngày ở những người thường xuyên bị căng thẳng và có tiền sử bị trầm cảm đã chỉ ra rằng, sử dụng 600mg Ashwagandha mỗi ngày đã khiến cho 79% các triệu chứng của bệnh trầm cảm đã giảm đi. Có thể thấy rằng, Ashwagandha có hiệu quả rất tốt trong việc điều trị chứng trầm cảm.
Hỗ trợ sức khỏe sinh lý ở nam giới
Ashwagandha có tác động mạnh lên nồng độ hormone ở nam giới, làm sinh sản testosterone và tăng chất lượng của tinh trùng. Vì vậy, sử dụng những thực phẩm chức năng có chứa Ashwagandha sẽ giúp nam giới cải thiện khả năng sinh sản.
Hỗ trợ tăng cơ
Sử dụng từ 750-1250mg Ashwagandha mỗi ngày giúp tăng khối lượng cơ và giảm lượng mỡ trong cơ thể nhanh chóng, từ đó giúp cải thiện và tăng cường sức khỏe.
Tác dụng giảm viêm
Hoạt chất có trong Ashwagandha có tác dụng làm tăng hoạt động của các tế bào tiêu diệt tự nhiên, giúp chống lại việc bị nhiễm trùng, giảm thiểu tình trạng viêm nhiễm. Ashwagandha còn có tác dụng chống lại các dấu hiệu viêm gây nên nguy cơ mắc bệnh tim mạch như C-reactive protein (CRP).
Giảm nguy cơ mắc bệnh về tim mạch
Bên cạnh tác dụng chống viêm hiệu quả, Ashwagandha còn làm giảm nồng độ cholesterol và triglyceride giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, giảm thiểu khả năng mắc bệnh tim.
Cải thiện chức năng não bộ
Ashwagandha giúp thúc đẩy hoạt động chống oxy hóa để bảo vệ các tế bào thần kinh không bị các gốc tự do gây hại. Điều này giúp cải thiện các chức năng của não bộ cũng như cải thiện trí nhớ, kể cả những người có trí nhớ bị ảnh hưởng bởi tổn thương hay bệnh tật.
Liều lượng và cách sử dụng Ashwagandha
Tùy vào mục đích sử dụng Ashwagandha để trị bệnh gì mà người sử dụng có thể dùng Ashwagandha với liều lượng thích hợp. Ashwagandha có thể được sử dụng mỗi ngày với hàm lượng từ 250-600mg, nhưng bên cạnh đó còn phải kết hợp với chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh.
Ashwagandha hiện nay đã được sử dụng rộng rãi với nhiều dạng khác nhau như dạng bột, dạng lỏng hay là những viên nang có hàm lượng từ 250-1500mg.
Tác dụng phụ khi sử dụng
Sử dụng lượng Ashwagandha quá liều có thể làm kích thích niêm mạc ruột, gây ra một số tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa, buồn nôn và nôn mửa, tiêu chảy. Vì vậy cần lưu ý sử dụng Ashwagandha với lượng vừa phải để bảo vệ sức khỏe của bạn.
Một số lưu ý khi dùng
Ashwagandha tuy an toàn nhưng cũng cần lưu ý một số điểm sau:
– Tránh sử dụng lượng Ashwagandha quá cao sẽ gây ra các tác dụng phụ khó chịu.
– Phụ nữ mang thai và đang cho con bú không nên sử dụng Ashwagandha vì có thể sẽ gây ra tình trạng suy nhược thai nhi, nếu nặng có thể sinh non.
– Những người mắc các bệnh tự miễn, bao gồm cả người bị viêm khớp dạng thấp, lupus, viêm tuyến giáp Hashimoto và bệnh tiểu đường loại 1 cần phải được sự cho phép của bác sĩ điều trị khi sử dụng Ashwagandha.
– Lựa chọn những sản phẩm Ashwagandha uy tín, chất lượng bởi trong Ashwagandha có chứa nhiều thành phần có thể gây hại như kim loại nặng, thủy ngân, chì và asen…
Trên đây là những thông tin về Ashwagandha cũng như các tác dụng mà Ashwagandha đem lại cho sức khỏe. Tham khảo thêm cây an xoa và tác dụng chữa bệnh của cây an xoa. Cám ơn bạn đã tin tưởng và tham khảo thông tin từ Thcshoanghiep.edu.vn nhé.
Nguồn: Vinmec
>> La hán quả – Thảo dược vô vàn lợi ích cho sức khoẻ
>> Đinh hương là gì? Công dụng chữa bệnh tuyệt vời của đinh hương
>> Cũng là sầu nhưng không phải sầu riêng, lại có khả năng trị bách bệnh
Thcshoanghiep.edu.vn