Vì sao bác sĩ mặc áo trắng khi khám bệnh?
Đối với hầu hết nhân viên bệnh viện, đồng phục và quần áo phải được khử trùng cẩn thận. Tuy nhiên, chất khử trùng có tác dụng tẩy trắng. Nếu bạn mặc đồng phục y tế khác màu sẽ bị phai màu khi giặt. Vì vậy, màu trắng được chọn làm đồng phục cho các bác sĩ.
Ngoài ra, đồng phục màu trắng sẽ giúp bệnh nhân và người nhà cảm thấy nhẹ nhàng hơn về mặt thị giác, hệ thần kinh không dễ bị kích thích từ đó tạo cảm giác yên tâm, bớt lo lắng.
Màu trắng còn tượng trưng cho sự tinh khiết, giúp bệnh nhân tin tưởng vào môi trường sạch sẽ tại bệnh viện.
Các bác sĩ mặc đồng phục màu trắng để dễ khử trùng. Ngoài ra, bệnh nhân và người nhà khi gặp bác sĩ mặc quần áo trắng cũng cảm thấy nhẹ nhõm hơn.
Tại sao bác sĩ mặc áo xanh khi phẫu thuật?
Thực tế ban đầu các bác sĩ, y tá vẫn mặc đồng phục màu trắng khi vào phòng mổ. Sau đó, một bác sĩ đã phát hiện ra nhược điểm của bộ đồng phục màu trắng này. Đó là khi trong lúc phẫu thuật, bác sĩ đột nhiên không thể nhìn rõ mọi vật khi chuyển mắt từ vùng màu đỏ của máu bệnh nhân sang vùng màu trắng trên đồng phục của đồng đội.
Nguyên nhân là do trong quá trình phẫu thuật, phần lớn thời gian các bác sĩ phải đối mặt với các cơ quan nội tạng của cơ thể con người nên trong tầm nhìn của họ chỉ có màu đỏ nổi bật.
Khi mắt hoạt động liên tục trong tình trạng này sẽ mất khả năng phân biệt màu sắc. Điều này có thể dẫn đến tình trạng “quá bão hòa”, khiến bác sĩ không nhận thấy sự khác biệt nhỏ về màu đỏ giữa các bộ phận khác nhau trên cơ thể bệnh nhân. Hiện tượng này dễ gây ra những sai sót y khoa không đáng có.
Màu xanh lá cây hoặc xanh lam là màu tương phản của màu đỏ. Vì vậy, trong quá trình phẫu thuật, nếu bác sĩ đôi khi nhìn thấy thứ gì đó giống như màu xanh lam, điều đó sẽ giúp cân bằng cảm nhận về màu sắc, để não không nhạy cảm với màu đỏ. Điều này sẽ giúp các bác sĩ phẫu thuật tập trung vào việc phân biệt những khác biệt bên trong cơ thể con người trong phòng phẫu thuật, đồng thời giảm khả năng xảy ra sai sót.
Để thuận tiện hơn, đồng phục của bác sĩ trong phòng mổ có màu xanh lam để họ có thể nhìn thấy trước mặt một cách tự nhiên, thay vì buộc họ phải tìm một vị trí nhất định để nhìn đâu đó trong phòng mổ.
Ngoài ra, trong phòng mổ, quần áo của bác sĩ, y tá rất dễ dính máu. Mặc quần áo màu xanh sẽ giúp vết máu đỏ này chuyển sang màu nâu hoặc đen, giúp điều hòa thị lực tốt hơn so với mặc quần áo màu trắng.
Khi nhìn một màu quá lâu rồi đột ngột chuyển sang màu khác, mắt sẽ gặp phải “hiệu ứng hình ảnh dư ảnh” và nhìn thấy màu bổ sung của màu trước đó.
Tại sao y tá khoa sản lại mặc đồng phục màu hồng?
Tại một số bệnh viện, y tá khoa Sản Nhi thường mặc đồng phục màu hồng vì đây là màu tương đối nhẹ nhàng, tượng trưng cho sự ấm áp, gắn bó. Trong khi đó, hầu hết trẻ em đều sợ tiêm thuốc. Nếu là bác sĩ mặc áo trắng, trẻ sẽ khó hợp tác hơn. Vì vậy, đồng phục màu hồng sẽ giúp trẻ bớt sợ hãi khi nhập viện.
Áo cánh từng có màu đen
Những ngày đầu, nhân viên y tế làm việc trong các phòng thí nghiệm vi sinh, sinh học sử dụng áo choàng đen để dễ dàng nhìn thấy bụi bẩn. Bên cạnh đó, phương pháp chữa bệnh trong thời kỳ này còn sơ cấp, tỷ lệ tử vong tương đối cao nên việc chọn màu đen cũng là cách để các bác sĩ bày tỏ sự thành kính, chia buồn với những bệnh nhân đã qua đời.
Sau đó, cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ, các phương pháp điều trị y tế cũng ngày càng được cải tiến, hiệu quả điều trị tăng lên, tỷ lệ tử vong giảm dần. Nếu tiếp tục sử dụng màu đen sẽ ảnh hưởng đến tâm trạng của mọi người, khiến họ liên tưởng nó với sự xui xẻo và cảm thấy buồn bã. Vì vậy, các bác sĩ đã quay lại mặc áo sơ mi trắng và quần dài từ năm 1915.