Bạn đang xem bài viết Bảng đơn vị đo độ dài đầy đủ và chính xác nhất tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Trên thế giới này có rất nhiều đơn vị đo độ dài khác nhau, tuy nhiên với mỗi loại đơn vị này lại có những ưu và nhược điểm riêng. Để đạt được sự đồng nhất trong việc đo đạc, các quốc gia trên thế giới đã đồng ý sử dụng một bảng đơn vị đo độ dài chính xác nhất. Vậy bảng đơn vị đo độ dài này bao gồm những đơn vị nào và được sử dụng như thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.
Bảng đơn vị đo độ dài là một trong những nội dung cơ bản nhất của chương trình toán tiểu học. Từ lớp 2 thì các bạn nhỏ của chúng ta đã phải làm quen với bảng toán học này và khi học đến lớp 5, nội dung này tiếp tục quay lại với các bạn bằng những bài tập nâng cao hơn nữa. Do đó ngay từ bây giờ, các bạn hãy chủ động trang bị và ghi nhớ nội dung của bảng đơn vị đo độ dài một cách nhuần nhuyễn nhất để nhanh chóng xử lý các bài tập dưới dạng quy đổi đơn vị nhé!
Đơn vị đo độ dài là gì?
Đơn vị đo độ dài là một khái niệm dùng để chỉ độ dài chuẩn không bị thay đổi theo thời gian và đóng vai trò làm mốc so sánh về độ lớn, độ rộng cho cho các vật thể hay mọi chiều dài khác nhau.
Trong hệ đo lường hợp pháp của Việt Nam thì đơn vị đo độ dài gọi là mét và kí hiệu là m. Ngoài có cũng có một số đơn vị đo độ dài nhỏ hơn mét, điển hình như đề-xi-mét (dm), xen-ti-mét (cm), mi-li-mét (mm),…
Trên mét có những đơn vị đo độ dài lớn hơn như ki-lô-mét (km), héc-tô-mét (hm), đề-ca-mét (dam),…
Trong đó các bạn cần lưu ý: 1km = 10hm = 100dam =1000m = 10000dm = 100000cm = 1000000mm.
Ngoài những đơn vị đo độ dài kể trên cũng có một vài đơn vị khác như Dặm, Hải lý, inches, năm ánh sáng, tấc, sải, trượng, phân, li,…
Dụng cụ đo độ dài
Dụng cụ dùng để đo độ dài là thước, bạn có thể chọn thước thẳng, thước kẹp, thước vuông, thước dây,…. Đặc điểm chung của mỗi cây thước đó là có giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN). Trong đó:
- Giới hạn đo là giá trị độ dài lớn nhất được ghi trên cây thước.
- Độ chia nhỏ nhất là giá trị độ dài được tính giữa hai vạch chia liên tiếp.
Cách đo độ dài
Bước 1: Bạn uớc lượng độ dài cần đo. Đây là bước giúp bạn xác định lại vật mình sẽ đo và để chọn thước đo phù hợp với chúng.
Bước 2: Bạn lấy cây thước đo có giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất phù hợp với vật cần đo.
Bước 3: Bạn đặt thước dọc theo chiều dài của vật cần đo sao cho một đầu của vật trùng với vạch số “0” ghi trên cây thước.
Bước 4: Bạn đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với mặt chia độ của thước ở đầu kia của vật cần đó. Lưu ý chỉnh thước thẳng và không bị chênh vẹo trước khi tiến hành đọc kết quả.
Bước 5: Bạn đọc và ghi kết quả theo vạch chia độ gần nhất tính từ vạch số “0”.
Bảng đơn vị đo độ dài
BẢNG QUY ĐỔI ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI | ||||||
km | hm | dam | m | dm | cm | mm |
(ki – lô – met) | (hét – tô – mét) | (đề – ca – mét) | (mét) | (đề – xi – mét) | (xăng – ti – mét) | (mi – li – mét) |
1 km | 10 hm | 100 dam | 1.000 m | 10.000 dm | 100.000 cm | 1.000.000 mm |
Hướng dẫn phương pháp đổi các đơn vị đo độ dài
Sau khi nắm rõ bảng đơn vị đo độ dài, chúng ta tiến hành giải các bài bài thông qua những hướng dẫn cụ thể dưới đây nhé!
Bước 1: Trước hết các bạn phải xác định rõ đề bài yêu cầu chuyển từ đơn vị nào sang đơn vị nào.
Bước 2: Nhớ lại bảng đơn vị đo độ dài, tốt nhất các bạn hãy tự vẽ ra một bảng đơn vị đo độ dài mới cho mình.
Bước 3: Thực hiện phép tính.
- Nếu quy đổi từ đơn vị nhỏ hơn sang đơn vị lớn hơn, bạn hãy chia xuống.
- Nếu quy đổi từ đơn vị lớn hơn sang đơn vị nhỏ hơn, bạn hãy nhân lên.
- Ví dụ nếu quy đổi từ 3,817 m sang đơn vị cm, bạn hãy dò lại bảng quy đổi, sau đó đánh số 1 lên đầu đơn vị mét và các số 0 tiếp theo cho đến cột cm. Lúc đó bạn sẽ lấy số cần đổi nhân lên cho số vừa đánh dấu là 100 thì ra kết quả 381,7 cm rồi đấy. Đặc biệt sau khi quy đổi, các bạn nhất định không được bỏ quên dấu phẩy kẻo cách thực hiện đúng nhưng kết quả lại không được công nhận nhé!
Bước 4: Kiểm tra kết quả một lần nữa rồi kết luận.
Trên đây là khái niệm và nội dung chi tiết của bảng đơn vị đo độ dài mà Wiki Cách Làm muốn chia sẻ đến các bạn. Hi vọng những thông tin này sẽ giúp các bạn tự tin hơn khi giải những bài tập quy đổi đơn vị đo độ dài trong các bài thi trên lớp. Chúc các bạn gặt hái thành công cao nhất trong các cuộc thi và đừng quên theo dõi những bài viết thú vị tiếp theo từ Wiki Cách Làm nhé!
Trong cuộc sống hiện đại, đo lường độ dài là một trong những việc không thể thiếu, từ khối lượng hàng hóa, đến thiết bị điện tử, tất cả đều phụ thuộc vào đo đạc độ dài chính xác. Với sự phát triển vượt bậc của kỹ thuật hiện nay, bảng đơn vị đo độ dài đã được cải tiến để đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Tuy nhiên, việc sử dụng bảng đơn vị đo độ dài đầy đủ và chính xác nhất vẫn là một thách thức cho nhiều người. Vì vậy, nếu muốn sử dụng đúng và hiệu quả, hãy tham khảo các bảng đo độ dài mới nhất để đạt được kết quả tốt nhất. Chúng ta không nên coi nhẹ những chi tiết nhỏ trong việc đo đạc, hãy đảm bảo mọi thứ sẽ diễn ra chính xác và chuẩn xác nhất!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bảng đơn vị đo độ dài đầy đủ và chính xác nhất tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.
Từ Khoá Liên Quan:
1. Bảng đơn vị đo độ dài
2. Đơn vị đo độ dài
3. Đo độ dài đầy đủ
4. Đo độ dài chính xác
5. Bảng đo độ dài chuẩn
6. Đo độ dài thước đo
7. Đo độ dài mét vuông
8. Độ dài kilômét
9. Đơn vị đo thước Anh
10. Đơn vị đo thước Mỹ.