Bạn đang xem bài viết Bảo hiểm xã hội là gì? Khái niệm và quy định cần biết năm 2022 tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Đối với hầu hết các công dân, Bảo hiểm xã hội đã trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống của họ. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn rất nhiều người mơ hồ về khái niệm này và không thực sự hiểu rõ Bảo hiểm xã hội là gì. Thông qua bài biết này, giúp người đọc hiểu rõ hơn về thuật ngữ Bảo hiểm xã hội từ vai trò, chức năng đến quyền lợi và các quy định khi tham gia Bảo hiểm xã hội. Hãy cùng mình tìm hiểu ngay nhé!
I. Bảo hiểm xã hội là gì?
1. Bảo hiểm xã hội là gì?
Hiện nay, phần lớn các nội dung có liên quan đến chế độ Bảo hiểm xã hội (BHXH) được quy định rõ ràng trong Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và các văn bản hướng dẫn. Vì vậy, khái niệm Bảo hiểm xã hội được quy được quy định rõ tại khoản 1 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau:
“Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.”
Các chế độ về Bảo hiểm xã hội được bảo hộ bởi Nhà nước theo đúng các quy định của hệ thống pháp luật. Nhằm mục đích đảm bảo về đời sống cho người tham gia bảo hiểm và góp phần đảm bảo an toàn cho xã hội. Bảo hiểm xã hội được coi là trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội ở mỗi đất nước.
Tìm việc làm, tuyển Kế toán có thể bạn quan tâm:
– Nhân viên Tiền lương C&B (tính lương, thưởng)
– Nhân viên Tính chiết khấu và Quản lý công nợ
Ảnh 780x450px
2. Lịch sử hình thành BHXH
Trước khi xuất hiện thuật ngữ “an sinh xã hội” thì các chế độ của Bảo hiểm xã hội đã được hình thành từ rất lâu về trước. Hệ thống Bảo hiểm xã hội được thiết lập đầu tiên là tại nước Phổ (Cộng hòa Liên bang Đức ngày nay) dưới thời của Thủ tướng Otto von Bismarck vào năm 1850. Sau đó được hoàn thiện từ năm 1883 đến năm 1889, với các chế độ như: bảo hiểm ốm đau; bảo hiểm rủi ro nghề nghiệp; bảo hiểm tuổi già, tàn tật. Cùng với đó là sự hiện diện của cả ba thành viên xã hội, bao gồm: người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước.
Những kinh nghiệm về Bảo hiểm xã hội xuất hiện ở Đức, sau đó lan dần sang nhiều nước trên thế giới. Đầu tiên là các nước thuộc khu vực châu u như: Anh (1991), Ý (19190, Pháp (1918),…; rồi đến các nước thuộc khu vực châu Mỹ Latinh như: Hoa Kỳ, Canada (1930). Cuối cùng là các nước thuộc khu vực châu Phi và châu Á.
II. Vai trò và chức năng của Bảo hiểm xã hội
Về vai trò, chính sách Bảo hiểm xã hội được thực hiện nhằm ổn định cuộc sống của người lao động, hỗ trợ họ khi gặp phải các rủi ro như: ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và thất nghiệp,… giúp người lao động có thể sớm trở lại trạng thái sức khỏe ban đầu, cũng như sớm có được việc làm. Bên cạnh đó còn góp phần ổn định cuộc sống cho người lao động khi đã hết tuổi lao động, hoặc không còn khả năng lao động.
Bảo hiểm xã hội còn có vai trò ổn định và nâng cao chất lượng lao động, đảm bảo được sự bình đẳng về giai cấp xã hội của người lao động và góp phần thúc đẩy quá trình sản xuất phát triển. Bảo hiểm xã hội được xem là công cụ đắc lực của Nhà nước, góp phần phân phối lại thu nhập quốc dân một cách công bằng, hợp lý giữa các tầng lớp trong xã hội. Ngoài ra còn làm giảm mức chi cho ngân sách nhà nước, đảm bảo hệ thống an sinh xã hội bền vững cho đất nước.
Về chức năng, Bảo hiểm xã hội Việt Nam là cơ quan nhà nước thuộc Chính phủ, với nhiệm vụ tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Bên cạnh đó còn tổ chức thu – chi chế độ bảo hiểm thất nghiệp; quản lý và sử dụng các quỹ: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế. Ngoài ra còn có nhiệm vụ theo dõi và kiểm tra việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo đúng quy định của pháp luật.
III. Quyền lợi và trách nhiệm khi tham gia Bảo hiểm xã hội
1. Đối với người lao động
Tại Điều 18 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định về quyền của người lao động, trong đó nêu rõ toàn bộ quyền lợi của người lao động khi tham gia BHXH cụ thể như sau:
“1. Được tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này.
2. Được cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội.
3. Nhận lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội đầy đủ, kịp thời, theo một trong các hình thức chi trả sau:
a) Trực tiếp từ cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức dịch vụ được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền;
b) Thông qua tài khoản tiền gửi của người lao động mở tại ngân hàng;
c) Thông qua người sử dụng lao động.
4. Hưởng bảo hiểm y tế trong các trường hợp sau đây:
a) Đang hưởng lương hưu;
b) Trong thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi;
c) Nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng;
d) Đang hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành.
5. Được chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 45 của Luật này và đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội; được thanh toán phí giám định y khoa nếu đủ điều kiện để hưởng bảo hiểm xã hội.
6. Ủy quyền cho người khác nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội.
7. Định kỳ 06 tháng được người sử dụng lao động cung cấp thông tin về đóng bảo hiểm xã hội; định kỳ hằng năm được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận về việc đóng bảo hiểm xã hội; được yêu cầu người sử dụng lao động và cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp thông tin về việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội.
8. Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.”
Khi tham gia Bảo hiểm xã hội, trách nhiệm của người lao động được quy định tại Điều 19 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
“1. Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này.
2. Thực hiện quy định về việc lập hồ sơ bảo hiểm xã hội.
3. Bảo quản sổ bảo hiểm xã hội.”
2. Đối với người sử dụng lao động
Tại Điều 20 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 đã quy định về quyền lợi đối với người sử dụng lao động cụ thể như sau:
“1. Từ chối thực hiện những yêu cầu không đúng quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
2. Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.”
Đối với người sử dụng lao động, khi tham gia Bảo hiểm xã hội cần nắm rõ và thực hiện đầy đủ những trách nhiệm đã được quy định tại Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
“1. Lập hồ sơ để người lao động được cấp sổ bảo hiểm xã hội, đóng, hưởng bảo hiểm xã hội.
2. Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 86 và hằng tháng trích từ tiền lương của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 85 của Luật này để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội.
3. Giới thiệu người lao động thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản 1, khoản 2 Điều 45 và Điều 55 của Luật này đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa.
4. Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người lao động.
5. Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.
6. Cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, cơ quan bảo hiểm xã hội.
7. Định kỳ 06 tháng, niêm yết công khai thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động; cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội của người lao động khi người lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu.
8. Hằng năm, niêm yết công khai thông tin đóng bảo hiểm xã hội của người lao động do cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp theo quy định tại khoản 7 Điều 23 của Luật này.”
IV. Quy định về Bảo hiểm xã hội theo luật Việt Nam
1. Đối tượng áp dụng của Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Hiện nay, các đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc theo Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành. Tại Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 đã quy định về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc cụ thể như sau:
“1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
c) Cán bộ, công chức, viên chức;
d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
2. Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ.
3. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.
4. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.
5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội.
Các đối tượng quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều này sau đây gọi chung là người lao động.”
2. Bảo hiểm xã hội (BHXH) gồm những loại hình nào?
Theo khoản 2 và 3 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, bảo hiểm xã hội gồm có 2 loại hình chính là: bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện. Trong đó, từng loại hình bảo hiểm được định nghĩa như sau:
“- Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.
– Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.
Đúng như cái tên của từng loại hình, nếu thuộc các đối tượng mà luật quy định, người lao động và người sử dụng sẽ phải tham gia BHXH bắt buộc. Còn với BHXH tự nguyện, người lao động có thể chọn tham gia hoặc không tham gia.”
3. Các chế độ Bảo hiểm xã hội (BHXH) gồm những gì?
Tại Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 đã liệt kê cụ thể các chế độ thuộc phạm vi mà bảo hiểm xã hội phụ trách, bao gồm:
“1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:
a) Ốm đau;
b) Thai sản;
c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d) Hưu trí;
đ) Tử tuất.
2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:
a) Hưu trí;
b) Tử tuất.”
Đối với người lao động có đủ các điều kiện mà pháp luật quy định, khi tham gia bảo hiểm xã hội sẽ được cơ quan Bảo hiểm xã hội giải quyết chế độ tương ứng.
4. Tiền lương tính đóng BHXH gồm những khoản nào?
– Bảo hiểm xã hội bắt buộc:
Căn cứ Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định tiền lương tháng đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:
+ Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, bao gồm: Tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm; Các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).
+ Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, bao gồm: mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định.
– Bảo hiểm xã hội tự nguyện:
Căn cứ Điều 87 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định tiền lương tháng đóng Bảo hiểm xã hội tự nguyện như sau: “Người lao động quy định tại khoản 4 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.”
+ Mức thu nhập thấp nhất = Mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn = 700.000 đồng.
+ Mức thu nhập cao nhất = 20 x Mức lương cơ sở = 29,8 triệu đồng.
5. Các phương thức đóng BHXH
– Bảo hiểm xã hội bắt buộc: Việc đóng Bảo hiểm xã hội của người lao động sẽ được thực hiện bởi người sử dụng lao động. Tại Điều 86 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định rõ người sử dụng lao động sẽ thực hiện việc đóng bảo hiểm theo các phương thức hoặc đóng hằng tháng, hoặc 03 tháng/lần, hoặc 06 tháng/lần.
– Bảo hiểm xã hội tự nguyện: Theo khoản 1 Điều 9 Nghị định 134/2015/NĐ-CP có quy định về phương thức đóng bảo hiểm của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
“Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được chọn một trong các phương thức đóng sau đây để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất:
a) Đóng hằng tháng;
b) Đóng 03 tháng một lần;
c) Đóng 06 tháng một lần;
d) Đóng 12 tháng một lần;
đ) Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần;
e) Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu.”
V. Các mức đóng Bảo hiểm xã hội (BHXH)
1. Khi tham gia BHXH bắt buộc
Cả người lao động và người sử dụng lao động đều cùng phải đóng BHXH theo các tỷ lệ nhất định được tính trên cơ sở tiền lương làm căn cứ đóng Bảo hiểm xã hội của người lao động. Các tỷ lệ đó được tính như sau:
– Người lao động Việt Nam:
– Người lao động nước ngoài:
(*) Nếu doanh nghiệp đề nghị được đóng vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với mức thấp hơn và được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chấp thuận thì chỉ cần đóng 0,3%.
2. Khi tham gia BHXH tự nguyện
Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được tự chọn mức thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm. Mỗi tháng, người lao động sẽ phải đóng bảo hiểm xã hội theo mức tính như sau:
(**) Từ ngày 01/01/2018, người tham gia BHXH tự nguyện sẽ được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng BHXH hằng tháng.
VI. Tra cứu thông tin tham gia Bảo hiểm xã hội (BHXH)
1. Tra cứu tại Cổng thông tin điện tử của BHXH Việt Nam
Bước 1: Truy cập Tại đây! để tra cứu thông tin tham gia BHXH trực tuyến.
Bước 2: Nhập các thông tin của người mà bạn muốn tra cứu thông tin tham gia Bảo hiểm xã hội.
– Tỉnh/TP: Theo nơi đăng ký thường trú.
– Cơ quan BHXH: Chọn cơ quan BHXH quản lý.
– Từ tháng…đến tháng…: Thời gian muốn tra cứu quá trình đóng BHXH.
– Mã số BHXH.
– Số điện thoại: Nhập số sẽ nhận mã OTP và là số điện thoại đã đăng ký thông tin cá nhân với cơ quan BHXH.
Lưu ý: Mã OTP có hiệu lực trong 04 phút kể từ lúc nhận được tin nhắn.
Bước 3: Xác nhận “Tôi không phải là người máy” > Chọn “Lấy mã tra cứu”.
Bước 4: Khi có mã, nhập vào mã OTP > Chọn “Tra cứu”.
Nếu dữ liệu đang được cơ quan BHXH hoàn thiện, hoặc dữ liệu về thông tin cá nhân của người lao động chưa đầy đủ, chính xác thì hệ thống có thể sẽ hiển thị không tìm thấy dữ liệu.
Nếu tra cứu thành công, hệ thống sẽ trả về thông tin Chức vụ, Đơn vị công tác, Mức đóng,.. để người lao động nắm được thông tin tham gia BHXH của mình.
2. Tra cứu thông qua ứng dụng VssID
Lưu ý: Tra cứu thông qua tài khoản của người đã có tài khoản VssID
Bước 1: Đăng nhập tài khoản VssID > Chọn “Tra cứu” ở góc phía dưới màn hình.
Bước 2: Chọn “Tra cứu mã số BHXH” > Nhập các thông tin của người mà bạn muốn tra cứu.
Bước 3: Chọn “Tìm kiếm” để tra cứu thông tin.
3. Tra cứu thông qua tin nhắn
Lưu ý: Với mỗi tin nhắn tra cứu sẽ được tính phí chỉ với 1000 đồng/tin.
– Tra cứu tổng thời gian đã tham gia BHXH, soạn tin nhắn theo cú pháp:
BH QT {mã số bảo BHXH} gửi đến 8079.
– Tra cứu thời gian tham gia BHXH theo khoảng thời gian, soạn tin nhắn theo cú pháp:
BH QT {mã số bảo hiểm xã hội} {từ tháng – năm} {đến tháng – năm} gửi đến 8079.
– Tra cứu thời gian tham gia BHXH theo khoảng thời gian theo năm, soạn tin nhắn theo cú pháp:
BH QT {mã số bảo hiểm xã hội} {từ năm} {đến năm} gửi đến 8079.
Tuy nhiên, khi tra cứu thông tin bảo hiểm xã hội qua tin nhắn điện thoại thì thông tin trả về sẽ không đầy đủ như khi tra cứu trực tuyến. Bạn sẽ chỉ nhận được kết quả về tổng thời gian tham gia BHXH, hoặc trong khoảng thời gian nhất định chứ không biết chi tiết thông tin BHXH của mình như: Mức đóng, Chức vụ,…
Xem thêm:
– IT là gì? Các yêu cầu và cơ hội việc làm của ngành IT
– Kế toán là gì? Công việc và các trường đào tạo ngành kế toán hiện nay
– Kế toán quản trị là gì? Vai trò kế toán quản trị trong doanh nghiệp
Hy vọng bài viết đã mang lại cho bạn những thông tin hữu ích về khái niệm bảo hiểm xã hội, cũng như quyền và trách nhiệm của người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội. Chúc bạn thành công hơn nữa trong công việc, và đừng quên chia sẻ nếu bạn thấy bài viết này hay nhé!
Nguồn tham khảo: https://vi.wikipedia.org/wiki/Bảo_hiểm_xã_hội
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bảo hiểm xã hội là gì? Khái niệm và quy định cần biết năm 2022 tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.