Đặt một bát nước trong tủ lạnh qua đêm có tác dụng gì?
Không chỉ trong mùa hè hay những ngày nắng nóng mà hiện nay tủ lạnh được sử dụng 24/24 kể cả mùa đông để bảo quản thực phẩm tươi ngon lâu hơn. Tuy nhiên, điều này cũng khiến hóa đơn tiền điện hàng tháng tăng cao. Để tiết kiệm tiền điện mỗi tháng, một mẹo cực kỳ đơn giản mà ai cũng có thể làm đó là đặt một bát nước vào tủ lạnh.
Cách làm rất đơn giản. Buổi tối trước khi đi ngủ, lấy một cái tô (hoặc khay, cốc… đều được) cho vào ngăn đá tủ lạnh (nên đặt vào ban đêm). Chỉ vào ban đêm là nó có hiệu quả.
Sáng hôm sau, lấy bát nước đá ra và cho vào tủ lạnh. Làm điều này mỗi ngày.
Khi hiểu được nguyên lý làm lạnh của tủ lạnh, bạn sẽ hiểu được ưu điểm của phương pháp này. Vào ban đêm, khi không sử dụng tủ lạnh, hãy đặt một tô nước/hoặc một khay nước vào ngăn đá, khả năng làm lạnh sẽ nhanh và không tiêu tốn nhiều điện năng như ban ngày.
Khi cho những bát nước đông lạnh vào tủ lạnh, chúng sẽ rã đông dần dần. Qua đó cung cấp luồng gió mát mà không cần dùng điện để làm mát khoang chứa đồ này. Như vậy tủ lạnh sẽ không phải tiêu tốn quá nhiều điện năng.
Không chỉ vậy, trong quá trình rã đông ở ngăn mát, bát nước này còn cung cấp thêm hơi nước giúp thực phẩm, rau củ không bị héo nhanh, duy trì độ tươi ngon, kéo dài thời gian bảo quản.
Cần lưu ý gì nữa khi sử dụng tủ lạnh để tiết kiệm điện tối đa?
– Vệ sinh tủ lạnh sẽ hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, nấm mốc. Các gia đình cần chú ý vệ sinh ron cao su trên cửa giúp cửa đóng kín hơn, tránh hơi lạnh thoát ra ngoài gây tốn điện. Thường xuyên vệ sinh máy ở các bề mặt dàn nóng, dàn lạnh, phin lọc, đổ khay chứa nước… để quá trình khuếch tán và trao đổi nhiệt diễn ra thuận lợi hơn, tránh hao tốn điện năng.
Cần thường xuyên vệ sinh tủ lạnh khoảng 1-2 tháng 1 lần để tủ lạnh hoạt động ổn định và tiết kiệm điện tốt hơn. Định kỳ 1 năm 1 lần, người tiêu dùng nên kiểm tra lượng gas làm lạnh của máy, nếu thiếu gas phải bổ sung kịp thời, nếu không đây chính là nguyên nhân gây tốn điện.
– Không để tủ quá trống hoặc quá đầy: Khi không có thực phẩm, tủ lạnh vẫn chạy bình thường gây lãng phí điện năng. Nhưng nhồi nhét quá nhiều khiến tủ phải hoạt động nhiều hơn, tiêu tốn nhiều điện hơn.
Việc để tủ còn khoảng 70 – 80% bên trong sẽ giúp tủ chạy ổn định và tiết kiệm điện nhất.
– Không để thức ăn nóng trong tủ lạnh: Để thức ăn nóng trong tủ lạnh khiến tủ lạnh phải làm việc nhiều hơn, gây tiêu tốn điện năng nhiều hơn.
– Hạn chế đóng mở tủ lạnh nhiều lần, hoặc mở cửa tủ quá lâu: Điều này sẽ khiến hơi lạnh trong tủ lạnh bị thất thoát nhiều, tủ lạnh sẽ phải làm việc vất vả hơn để làm lạnh nhiều hơn nên sẽ tốn điện. nhiều điện hơn. Mở tủ lạnh quá nhiều hoặc quá lâu cũng khiến thực phẩm dễ bị ôi thiu.
– Tránh kê tủ lạnh sát tường, xa nguồn nhiệt: Hai bên, lưng và xung quanh tủ cần có khoảng trống nhất định để không khí lưu thông dễ dàng, giúp dàn nóng thải nhiệt hiệu quả hơn.