Bạn đang xem bài viết Cách làm chuồng nuôi bồ câu đúng kỹ thuật tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Bồ câu là động vật nuôi rất phổ biến ở Việt Nam với những ưu điểm vượt trội như thịt ngon, dẻo và giàu dinh dưỡng; trứng có giá trị dinh dưỡng cao và thịt trắng ngọt; hoặc đơn giản chỉ là giống vật nuôi dễ nuôi và thuận tiện trong việc chăm sóc. Tuy nhiên, để có thể nuôi bồ câu đủ số lượng và sinh ra năng suất cao thì việc chuẩn bị chuồng nuôi đúng kỹ thuật là điều cần thiết. Bài viết dưới đây sẽ giúp người đọc biết cách làm chuồng nuôi bồ câu đúng kỹ thuật để tích lũy những kiến thức bổ ích khi muốn bắt đầu kinh doanh nuôi bồ câu.
Nuôi chim bồ câu đang là mô hình nở rộ giúp nhiều gia đình kiếm được nguồn thu lớn, vươn lên làm giàu. Sau đây, Wiki Cách Làm sẽ hướng dẫn bà con những cách làm chuồng chim bồ câu đúng kỹ thuật, khoa học nhất cho cả mô hình nuôi thả lẫn nuôi nhốt. Hãy cùng theo dõi bài viết ngay nhé!
Các mô hình nuôi chim bồ câu hiện nay
1. Mô hình nuôi chim bồ câu thả vườn
Mô hình nuôi chim bồ câu thả đã có từ lâu và chủ yếu phục vụ người nuôi cảnh còn bắt thịt ít, đây làm mô hình thả tự do ngoài thiên nhiên ít tốn công chăm sóc và tiết kiệm chi phí rất nhiều. Mô hình nuôi bồ câu thả vườn cũng mang lại nguồn thịt ngon và thơm hơn.
2. Mô hình nuôi chim bồ câu nhốt
Mô hình nuôi chim bồ câu nhốt cần phải biết cách làm chuồng, chăm sóc nhiều hơn. Dễ dàng nhân giống, chăm sóc và phòng ngừa bệnh tật tốt hơn nhưng nhược điểm là chim bồ câu thịt sẽ không ngon cho lắm so với mô hình thả vườn.
Hướng dẫn cách làm chuồng chim bồ câu
1. Cách làm chuồng nuôi bồ câu thả
Vật liệu
Chuồng nuôi chim bồ câu nên làm bằng gỗ, khi làm nên chọn gỗ tự nhiên đóng chuồng để tăng độ bền khi sử dụng.
Cấu tạo chuồng
Trong chuồng có nhiều ô, 1 ô có kích thước 40 x 40 x 40. Các ô đóng chắc chỉ chừa 1 lỗ để chim ra vào. Chuồng nên có mái che bằng tôn. Với chuồng loại này có cấu tạo chuồng nuôi với số lượng nhỏ và vừa.
Máng thức ăn, nước
Máng thức ăn, máng nước nên đặt cạnh chuồng và đặt kế bên nhau. Như vậy cả đàn chim bồ câu sẽ dễ dàng ăn uống và theo dõi kiểm soát tốt hơn.
2. Cách làm chuồng nuôi bồ câu nhốt
2.1 Chuồng bồ câu bán công nghiệp
Vật liệu
Mô hình nuôi chim bồ cầu nhốt hay còn gọi là công nghiệp giúp tạo ra thương phẩm người bán tăng thu nhập. Vật liệu làm chuồng dùng thường là lưới thép, khung chuồng làm bằng gỗ.
Cấu tạo chuồng
Chuồng chim bồ câu công nghiệp thường xây thành từng dãy dài gồm có nhiều ô khác nhau, mỗi ô kích cỡ 40 x 50 x 60cm. Mô hình nuôi chim bồ câu này giúp nuôi khép kín hoàn toàn và cho ra thành phẩm chim bồ câu nhanh chóng hơn.
Máng thức ăn và nước
Máng thức ăn và nước uống có kích cỡ khoảng 5 x 10cm, đặt riêng cho từng ô nhằm theo dõi tình trạng ăn uống, sức khỏe của chim bồ câu kịp thời.
Người nuôi quan tâm thêm hướng gió, ánh nắng trong quá trình nuôi chim. Chim bồ câu thích hợp với môi trường thoáng mát và có nhiều ánh sáng.
Lưới vây
Lưới vây sẽ đóng chức năng khoanh vùng cho hoạt động, thoải mái bay lượn trong đó mà vẫn không thể thoái ra ngoài. Bạn hãy dùng lưới thép B40 để rào chắn xung quanh khuôn viên nuôi chim, riêng phía trên, bạn không thể dùng lưới thép mà hãy dùng lưới nilon (loại dùng để chắn nắng, tạo bóng râm cho những vườn cây phong lan).
Trước khi mua lưới, bạn phải thống kê được tổng đàn là bao nhiêu bởi vì diện tích vườn chim luôn tỷ lệ thuận với số đông cả đàn. Thông thường, ước tính cứ 220 – 250 đôi chim sẽ cần đến diện tích lý tưởng là 180 m2.
Giàn chim đậu
Bồ câu là loại chim yêu thích bay lượn nên trong khu vực nuôi nhốt chúng, bạn hãy dựng lên các giàn đậu bằng tre, nứa hoặc các ống nhựa có đường kính khoảng 1,5 cm thôi. Và nhớ phải tạo khoảng cách rộng rãi giữa các giàn đậu để chim được thoải mái, thông thường các giàn sẽ cách nhau chừng 40 cm.
2.2 Chuồng bồ câu công nghiệp
Đây là kiểu chuồng phổ biến ở miền Nam và thực tế đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ chăn nuôi. Cách làm chuồng chim bồ câu công nghiệp cụ thể sẽ như sau:
Vật liệu
Sắt, tôn, bê tông cốt thếp. lưới thép,… đều là những vật liệu được chọn phổ biến khi xây chuồng nuôi chim bồ câu.
Kích thước chuồng
Kích thước chuồng sẽ phụ thuộc vào kích thước ô chuồng. Mỗi ô chuồng thường sẽ có kích thước 40*60*50 và một cánh cửa nhỏ 20*20 để cho chim ra vào hay để người nuôi tiện bề theo dõi, phòng trị bệnh hay xuất bán.
Chuồng chim bồ câu kiểu công nghiệp được làm bằng khung thép, bạn có thể xây chuồng 2 tầng, mỗi tầng từ 4 – 5 ô chuồng, tổng cộng sẽ được 8 – 10 ô. Khoảng cách từ mặt đất tính lên đáy sàn thấp nhất của chuồng lý tưởng nhất là 60 cm, để vừa lưu thông không khí vừa dễ dàng cho người nuôi vệ sinh chuồng trại.
Ô chuồng
- Mỗi ô chuồng chim bồ câu cần đạt kích thước tối thiểu 40*60*50 cm để nuôi những cá thể từ 6 tháng tuổi trở lên. Bạn có thể xếp các tủ chuồng theo hình chữ U hay E tùy ý, miễn không đặt chúng sát tường, phải cách vách tường ít nhất 60 cm.
- Đối với những cá thể hậu sinh sản 2 – 3 tháng, có thể xây chuồng chim có kích thước nhỏ khoảng 6*3,5*5 cm.
- Đối với những cá thể mà bạn đang muốn vỗ béo, hãy xây ô chuồng kích thước lớn 40*60*50, nuôi các cá thể này với mật độ dày và không đặt ổ đẻ, ánh sáng tối thiểu.
- Cửa của mỗi ô chuồng nên có kích thước 20*20 để chim tiện ra vào. Hơn nữa cửa chuồng phải mịn, nhẵn để không làm chim bị trầy xước.
- Đáy chuồng làm bằng lưới thép để tiện bề thoát phân. Dưới mỗi đáy chuồng nên làm thêm tấm hứng phân bằng nhựa cách đáy khoảng 5 cm để thuận tiện cho người nuôi dọn rửa. Thường thì 1 – 2 ngày, bạn phải xử lý phân một lần bằng cách đổ chúng vào hố hoặc cho vào bao tải để không làm ô nhiễm môi trường.
- Khu vực đặt chuồng nuôi chim phải có mái che bằng tôn, xi măng hay nhựa nhô ra ngoài ít nhất 2m chia đều sang 2 bên, độ dốc mỗi mái khoảng 30 độ. Phần mái của ô chuồng trên cùng phải cách mái nhà tối thiếu 0,5 m để chim không bị nóng khi vào mùa hè.
Máng ăn và uống
- Kích thước máng ăn cho đôi chim bố mẹ là dài 15 cm, rộng 5 cm và sâu 5* 10 cm. Loại máng này thường làm bằng tre hoặc tôn.
- Kích thước máng uống nhỏ hơn nhiều với đường kính 5-6 cm, cao 8-10 cm và thường được làm từ vỏ lon bia, chai nhựa, ly nhựa đã qua sử dụng.
Ngoài ra, đối với loại hình nuôi chim bồ câu công nghiệp và bán công nghiệp như thế này, các bạn nên xây thêm một loại máng gọi để đựng thức ăn bổ sung như sỏi, muối, chất khoáng. Kích thước máng ăn bổ sung không cần lớn, chỉ bằng máng uống và tránh dùng kim loại để làm loại máng này nhé!
Kho thức ăn
Kho thức ăn được đặt gần khu vực để chuồng nuôi chim. Kho này chuyên đựng những loại thức ăn hay những thiết bị, máy móc, dụng cụ vệ sinh, thú y chăm sóc đàn chim. Tùy theo nhu cầu sử dụng cũng như quy mô đàn chim mà bạn quyết định diện tích xây dựng nhà kho này. Bình quân cứ 2 – 3 m2 sẽ chứa được một tấn thức ăn được đóng bao.
Vừa rồi là cách làm chuồng nuôi chim bồ câu cho 2 mô hình nuôi thả vườn và mô hình nuôi nhốt. Mỗi mô hình có ưu nhược điểm riêng vì vậy nên áp dụng sao cho phù hợp với nhu cầu riêng của người nuôi. Các bạn có thể tìm hiểu thêm cách nuôi chim bồ câu Pháp và cách nuôi chim bồ câu non mới nở. Chúc các bạn thành công với mô hình nuôi chim bồ câu!
Trên đây là những kinh nghiệm và bí quyết để xây dựng chuồng nuôi bồ câu đúng kỹ thuật. Những thông tin này sẽ giúp cho các chủ trang trại có một kế hoạch nuôi bồ câu hiệu quả, đảm bảo sức khỏe và tăng hiệu suất sản xuất. Chỉ với việc tìm hiểu kỹ và đầu tư một số kinh phí ban đầu, bạn đã có thể cho ra một trại nuôi bồ câu chất lượng và có ích cho cuộc sống của mình. Chúc bạn thành công!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cách làm chuồng nuôi bồ câu đúng kỹ thuật tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.
Từ Khoá Liên Quan:
1. Chuồng nuôi bồ câu
2. Nuôi bồ câu theo kỹ thuật
3. Thiết kế chuồng nuôi bồ câu
4. Lựa chọn địa điểm xây chuồng nuôi bồ câu
5. Vật liệu làm chuồng nuôi bồ câu
6. Các thiết bị cần có trong chuồng nuôi bồ câu
7. Giấu quả trong chuồng nuôi bồ câu
8. Sự quan tâm và chăm sóc đúng cách cho bồ câu
9. Thực phẩm cho bồ câu
10. Các phương pháp rửa chuồng nuôi bồ câu.