Bạn đang xem bài viết Cách quản lý nhân viên bán hàng hiệu quả mà doanh nghiệp cần biết tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Quản lý nhân viên bán hàng luôn là vấn đề mà doanh nghiệp quan tâm. Bởi đây là cách giúp doanh nghiệp hạn chế tối thiểu rủi ro, thất thoát và nâng cao hiệu suất hoạt động. Vậy phương pháp tốt nhất giải quyết vấn đề này là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp chúng mình cùng nhau làm rõ nhé!
I. Quản lý nhân viên bán hàng hiệu quả – cách giúp doanh nghiệp phát triển
Quản lý nhân viên bán hàng hiệu quả là cách mà doanh nghiệp giúp nhân viên phát huy hết được năng lực của mình, nắm bắt được những khó khăn mà nhân viên gặp phải, nâng cao sự kết nối giữa nhân viên với khách hàng và giữa nhân viên bán hàng với doanh nghiệp.
Một phương pháp quản lý nhân viên bán hàng hiệu quả sẽ là con đường nhanh nhất giúp doanh nghiệp tạo ra doanh thu và sự gắn bó lâu dài với công ty. Để làm rõ hơn những lợi ích đạt được và tầm quan trọng của quản lý nhân viên bán hàng chúng ta cùng xem các ý bên dưới
– Giúp doanh nghiệp: nắm bắt được tình hình chung của bộ phận bán hàng, biết được nhân viên của mình có đang hoàn thành tốt công việc không, có khó chịu với khách hàng, thất thoát hàng hóa, mối quan hệ giữa họ với công ty có hòa đồng không? Một phương pháp quản lý hiệu quả sẽ vẽ ra được lộ trình phát triển cho cá nhân nhân viên bán hàng từ đó tạo được sự tận tụy, cống hiến hết mình cho doanh nghiệp.
– Tăng tiến độ công việc: hạn chế trường hợp làm qua loa đại khái, với các công việc đơn giản có thể đẩy nhanh tiến độ thông qua cách quản lý hiệu quả doanh nghiệp có thể đẩy nhanh tiến độ bằng cách thay đổi phương pháp, phân công đúng người đúng việc tạo điều kiện cho nhân viên của mình hài lòng và phát huy hết điểm mạnh, hỗ trợ xử lý công việc nhanh hơn, ít tốn thời gian hơn. Mặt khác các nhân viên có sở trường chuyên môn có thể hỗ trợ và giúp đỡ các bạn mới hay yếu về mảng nào đó.
– Tạo môi trường làm việc tốt nhất: nhân viên hoạt động tốt nhất khi thấy mình được quan tâm, biết được lộ trình và hướng đi cụ thể. Xây dựng được môi trường thân thiện, đồng đội tích cực, yêu thương và hỗ trợ lẫn nhau sẽ giúp doanh nghiệp giữ chân nhân viên, hạn chế những rủi ro trong quá trình quản lý.
– Đánh giá chính xác năng lực của nhân viên: thông qua các phần mềm nhập liệu, lưu trữ quá trình làm việc của từng người, báo cáo được hiện chi tiết mà doanh nghiệp có thể đánh giá cụ thể năng lực của từng ứng viên. Từ đó mà cất nhắc thưởng phạt, nâng lương hoặc thăng chức một cách phù hợp.
– Tăng cường sự gắn kết giữa nhân viên và nhà quản lý: bế tắc quản lý xảy ra khi nhà quản lý rời xa nhân viên của mình không hiểu nhân viên cần và mong muốn gì, khi vấn đề nảy sinh thì mới bắt đầu nghĩ cách khắc phục. Phương pháp quản lý hiệu quả, thưởng phạt đúng người đúng việc sẽ giải quyết nhanh vấn đề phát sinh giúp nhà quản lý gần gũi nhân viên nhưng lại không quá suồng sã.
– Theo dõi các báo cáo cụ thể, chính xác: các phần mềm hỗ trợ quản lý là trợ thủ đắc lực giúp theo dõi hiệu quả, kết quả quá trình bán hàng. Các số liệu nhập và được tính toán, đưa ra báo cáo với những con số cụ thể, thống kê chi tiết chính xác. Nhờ vậy mà bạn dễ dàng phát hiện ra vấn đề và điều tiết nhanh chóng.
– Theo dõi tiến độ: doanh nghiệp thông qua các phần mềm quản lý nhân viên bán hàng sẽ biết được hiệu suất làm việc của đội bán hàng, của từng nhân viên từ đó thông qua kỹ năng lập kế hoạch sẽ đưa ra những chiến lược hợp lý để đảm bảo tiến độ công việc như dự kiến.
– Quản lý từ xa: ngày nay nhờ vào các phần mềm quản lý nhân viên bán hàng mà người quản lý không nhất thiết phải đi theo giám sát tạo cảm giác áp lực cho nhân viên mà có thể quan sát nhân viên từ xa thông qua camera và một số phần mềm hỗ trợ
Tìm việc làm, tuyển dụng quản lý, tuyển nhân viên bán hàng có thể bạn quan tâm:
– Nhân viên Kho Bán Hàng Bách Hóa Xanh
– Nhân viên bán hàng siêu thị AVAKids
– Nhân viên Tư Vấn Bán Hàng Thế Giới Di Động
– Quản lý BP Tư vấn – CSKH BHX Online (Tuyển nội bộ)
II. Khó khăn và sai lầm mà một nhà quản lý nhân viên bán hàng thường gặp
– Không biết được nhân viên làm thế nào ra sao: nhiều doanh nghiệp chỉ quan tâm đến làm sao để tăng doanh thu mà không biết được nhân viên của mình phát sinh vấn đề nghỉ việc vì lý do nào, nhân viên khó chịu với khách hàng, thất thoát hàng hóa, họ không làm đúng các quy trình bán hàng. Chính sự chủ quán này là nguyên nhân khiến quản lý bất lực trước sự thay đổi của nhân viên của mình
– Không kịp giải quyết các vấn đề phát sinh: khi nhân viên đi thị trường hay bán hàng gặp vấn đề, vì không nắm bắt kịp thời thông tin mà nhà quản lý thường cập nhật thông tin chậm, không kịp lắng nghe ý kiến phản hồi của nhân viên bán hàng. Đây chính là một trong những vấn đề đau đầu mà nhiều doanh nghiệp mắc phải.
– Giám sát quá chặt chẽ nhân viên: nhà quản lý nghĩ rằng việc lắp camera mọi lúc mọi nơi sẽ giúp nhân viên áp lực mà làm việc hiệu quả hơn, hay đơn thuần là quan sát được những vấn đề phát sinh nhanh nhất. Nhưng đôi lúc sự áp dụng một cách khắt khe lại khiến nhân viên bán hàng bị khó chịu khi mình bị giám sát mọi hành động, họ sẽ e sợ và làm việc không thoải mái từ đó làm nảy sinh ra nhiều vấn đề như chán nản, hay xin nghỉ việc
III. Phương pháp đem lại hiệu quả trong quản lý nhân viên bán hàng
Quản lý nhân viên bán hàng không phải công việc nhẹ nhàng nhưng không phải không có cách. Sau đây sẽ là một số gợi ý giúp doanh nghiệp tối ưu hoạt động quản lý bán hàng.
– Phân công công việc rõ ràng: các đầu công việc cho từng nhân viên được phân chia rõ ràng cụ thể giúp nhân viên hình dung được các đầu công việc mình làm sẽ là gì, sau khi hoàn thành việc A thì việc B tiếp theo cần làm là gì. Việc phân chia này bạn hoàn toàn có thể dựa trên điểm mạnh, yếu của nhân viên làm yếu tố cần thiết để phân công, đảm bảo mỗi nhân viên đều đang phát triển theo đúng kế hoạch và lộ trình đúng
– Luôn chú ý công việc của mỗi nhân viên: việc theo dõi và quan tâm đến hiệu suất của từng nhân viên một cách gián tiếp, trực tiếp sẽ giúp người quản lý nắm bắt được các vấn đề phát sinh. Tránh bắt lỗi ngay hay phạt họ khi tình huống mắc lỗi diễn ra, bạn cứ ghi nhớ và theo dõi họ kỹ hơn. Trường hợp lỗi sai thường xuyên, lặp đi lặp lại bạn nên dành thời gian gặp riêng họ và hỏi lý do, cũng như cung cấp những lời khuyên để họ cải thiện vấn đề của mình tốt nhất.
– Xây dựng chính sách thưởng – phạt: xây dựng hệ quy chiếu chính sách thưởng phạt theo doanh thu, trách nhiệm nhằm khích lệ tinh thần làm việc của nhân viên bán hàng công tâm sẽ giúp nhân viên cảm thấy mình được đối xử công bằng, kèm theo các chính sách quan tâm vào các dịp lễ, tết đặc biệt, thai sản,… cũng là cách tăng sự cống hiến và gắn bó của nhân viên.
– Tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp: bạn nghĩ chỉ cần một mức lương cao thì người lao động sẽ sẵn sàng gắn bó? Đúng nhưng đây chỉ là điều kiện cần chứ không phải đủ. Xây dựng một chính sách, văn hóa tinh thần, môi trường hòa đồng, tình cảm, kỹ năng làm việc nhóm hỗ trợ nhau sẽ là cách giảm thiểu rủi ro trong quản lý nguồn lao động này.
– Biết lắng nghe, thấu hiểu và sẻ chia: quản lý giỏi không phải người hay ra lệnh mà còn phải có kỹ năng giao tiếp và lắng nghe. Dành một chút thời gian để nghe những phản hồi, góp ý từ chính nhân viên của mình để đưa ra những chính sách, quy định mới, các buổi đào tạo nghiệp vụ liên quan. Nhờ việc nghe mà bạn nắm được tâm tư, nguyện vọng, hay nhưng khó khăn của từng nhân viên từ đó mà nhân viên thấy mình được thấu cảm và trung thành hơn với công ty.
– Sử dụng các phần mềm quản lý bán hàng: ngày nay sự phát triển của công nghệ ngoài cách quản lý nhân viên bán hàng truyền thống thì các cửa hàng có thể sử dụng bên cạnh camera, thì còn có các phần mềm hỗ trợ như Suno.vn, GOSELL… các phần mềm này không chỉ hỗ trợ quản lý nhân viên bán hàng theo thời gian, hiệu quả, hiệu suất mà còn giúp nhân viên hạn chế tối đa cảm giác khó chịu, hay bị giám sát.
– Sử dụng KPI thôi thúc sự hành động từ nhân viên: khuyến khích niềm tin tối đa của nhân viên và động lực thôi thúc hành động được thể hiện qua KPI cụ thể kèm theo mức lương thưởng phù hợp khi nhân viên bán hàng hoàn thành nhiệm vụ, các giải thưởng như “Best Seller” được đặt ra sẽ giúp nhân viên cống hiến và quyết tâm thể hiện để đạt được mục tiêu của mình. Một cách tự nhiên chúng ta có thể làm tốt các công việc của mình khi có sự thôi thúc và một đích đến được thể hiện cụ thể.
Xem thêm: KPI là gì? Phân loại và các bước xây dựng chỉ số KPI hiệu quả
– Hạn chế tối đa sự gian lận: gian lận là yếu tố không nên có ở quá trình quản lý nhân viên bán hàng, tránh tình trạng ưu tiên nhân viên này bỏ sót nhân viên kia trong quá trình quan sát đánh giá nhân viên bán hàng của mình.
Xem thêm:
– Quy trình đào tạo nhân viên bán hàng mang lại hiệu quả
– Cách quản lý nhân viên thu ngân đạt hiệu quả mà bạn nên biết
– 10 kỹ năng bán hàng cần có ở người nhân viên chuyên nghiệp
Thông qua bài viết này, hi vọng các nhà quản lý đã nắm được một số cách quản lý nhân viên bán hàng hiệu quả, chuyên nghiệp. Chúng ta cần nhớ rằng, nhân viên chỉ có thể phát huy hết năng lực khi nhà quản lý có chính sách “mềm nắn, rắn buông” đúng lúc, phù hợp. Nếu bạn thấy bài viết hay thì cho chúng mình một bình luận và chia sẻ cho mọi người cùng biết nhé!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cách quản lý nhân viên bán hàng hiệu quả mà doanh nghiệp cần biết tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.