Bạn đang xem bài viết Cách viết Content thu hút, đột phá dành cho nhân viên Marketing tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Thị trường quảng cáo luôn là thị trường nóng hổi vì nhu cầu tiêu dùng của con người luôn tồn tại, bởi thế việc cạnh tranh giữa các team Marketing về Content cũng rất mạnh mẽ. Viết Content không khó nhưng viết như thế nào cho hay và thu hút lại là một điều khác biệt. Nếu bạn đang không biết làm thế nào để viết một Content hay thì hãy tham khảo ngay bài viết này nhé!
I. Thế nào là một Content hay?
Với sự biến chuyển không ngừng của thị trường quảng cáo và thị hiếu của người tiêu dùng, một “Content hay” sẽ không tự mình định ra được khái niệm chung nhất. Ngoài việc luyện viết mỗi ngày để nâng cao tay nghề, một Content hay, thu hút là một Content khiến cho khách hàng biết rõ rằng họ đang đọc Content dành cho chính mình.
Về cơ bản, bạn sẽ có thể đánh giá một Content có hay hay không qua bốn yếu tố là góc nhìn – bạn triển khai ý tưởng ở khía cạnh nào, thời điểm – khách hàng có cần chủ đề này không, phân phối – nội dung có được tối ưu hóa trên phương tiện đăng tải không và viết – bạn sẽ sử dụng con chữ như thế nào để truyền đạt ý tưởng sao cho thuyết phục nhất.
II. Xác định dạng Content mà bạn sẽ triển khai
Bởi vì việc viết Content không cố định trong một khuôn mẫu nào, cho nên mỗi loại Content sẽ có cách triển khai khác nhau tùy vào chính sách phát triển của doanh nghiệp cũng như phụ thuộc vào kênh đăng tải. Vậy nên, điều đầu tiên cần làm chính là xác định dạng Content mà bạn sẽ triển khai.
1. Content SEO
Content SEO hay SEO Content là một trong những dạng cơ bản và phổ biến nhất trên thị trường Marketing số. Hiểu đơn giản, SEO Content là nội dung trực tuyến được xây dựng để xếp hạng trong các công cụ tìm kiếm (như Google); nội dung cho SEO thường được tối ưu hóa xung quanh một từ khóa cụ thể, và Content SEO là yếu tố quan trọng mà Google dựa vào đó để tăng xếp hạng của Website, lượng truy cập vào trang Web của bạn.
Vì xoay quanh từ khóa nên Content SEO cũng là một dạng khá khó để kiểm soát vì nó yêu cầu bạn phải có nền tảng SEO cơ bản, Content vừa hướng đến người đọc vừa đảm bảo các tiêu chí về SEO, bao gồm:
– Hiểu rõ về sản phẩm, dịch vụ.
– Thông tin cô đọng, rõ ràng, chính xác.
– Đáp ứng các tiêu chí về SEO: quy định cấu trúc của một bài Content SEO bao gồm title (tiêu đề), H1, H2, Meta Description, keyword,…
– Văn phong khách quan, phù hợp với chủ đề đang viết.
Khi đảm bảo các tiêu chí về SEO và SEO Content, bạn sẽ có thể giúp cho Website có thứ hạng cao hơn và dễ dàng lên top hơn khi người dùng tìm kiếm nội dung đó trên Google hay các công cụ tìm kiếm khác.
2. Content Social Media (Facebook, Instagram,…)
Với sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội như hiện nay, các bài Marketing cũng dần dần được đẩy lên Facebook, Instagram, Tiktok,… để chạm đến nhiều đối tượng hơn. Vậy nên, Content Social Media là một hình thức truyền thông mạng trải dài trên nhiều trang mạng xã hội khác nhau. Các kênh này có chung một hệ thống là Like – Share – Comment cho phép người làm Marketing đo lường, đánh giá và phân tích hành vi của khách hàng để tối ưu hóa quảng cáo cho doanh nghiệp.
Vì hình thức Marketing trên mạng xã hội sẽ bị hạn chế về thời gian (story Instagram 15 giây) và không gian (khung hình story Instagram chỉ gói gọn trong màn hình điện thoại) nên bạn cần xây dựng nội dung ngắn gọn, hàm súc nhưng vẫn ấn tượng và đảm bảo đầy đủ thông tin quan trọng. Thế nên, trước khi bắt đầu bắt tay vào viết Content, bạn cần xác định phân khúc khách hàng, khách hàng mục tiêu của mình: họ là ai, làm nghề gì, bao nhiêu tuổi, giới tính ra sao, mối quan tâm của họ là gì, sở thích của họ như thế nào, thói quen tiêu dùng là gì,…
Khi xây dựng Content Social Media, yếu tố cơ bản và quan trọng nhất mà bạn cần dựa vào để triển khai chính là khách hàng, hãy luôn lấy khách hàng làm mục tiêu cho các bài viết của mình. Bạn có thể tự đặt ra câu hỏi “Sản phẩm này mang lại lợi ích gì cho khách hàng?” rồi lồng ghép vào bài viết các hướng dẫn sử dụng, chức năng, giải pháp để khách hàng tìm được điểm nổi trội của sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn đang cung cấp.
Sau khi đã có ý tưởng về bài Content, bạn cũng cần quan tâm đến các hình thức truyền thông khác là hình ảnh, video hoặc gif – những hình thức này rất quan trọng, chúng sẽ được đính kèm với nội dung của bạn để tăng độ thu hút. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số mẹo khi xây dựng Content Social Media như sau:
– Sáng tạo ra các tiêu đề thu hút khách hàng, hướng đến các chủ đề hấp dẫn, lôi cuốn.
– Thêm thông tin liên hệ kinh doanh cuối mỗi bài đăng.
– Tham khảo các công thức viết bài như Checklist, AIDA và PAS.
– Chèn thêm hashtag và lệnh kêu gọi hành động – Call To Action (CTA). Ví dụ như CTA của Netflix là “Join Free for a Month”.
3. Content Email Marketing
Email Marketing không phải là một hình thức mới như Social Media nhưng nó vẫn là cách làm khá phổ biến, đây là cách mà một doanh nghiệp truyền tải thông điệp qua email đến khách hàng có chọn lọc. Hình thức này cho phép doanh nghiệp thông tin rộng rãi đến người dùng mà không tốn quá nhiều chi phí, đồng thời cũng nắm được mức độ lan truyền của sản phẩm hoặc dịch vụ.
Có 4 quy tắc chính mà bạn cần nắm để có thể viết được Content Email Marketing hiệu quả:
– Hiểu rõ sản phẩm hoặc dịch vụ, đánh mạnh vào trọng tâm: Bạn cần tránh viết tiêu đề email mơ hồ hoặc tối nghĩa, hãy chỉ nên cô đọng vào thông điệp, sản phẩm hoặc dịch vụ để tránh gây lan man, khó hiểu.
– Tiêu đề ngắn gọn: Lưu ý viết tiêu đề không quá 50 ký tự, tiêu đề càng ngắn thì tỉ lệ mở càng cao.
– Tránh sử dụng các từ ngữ mang tính chất quảng cáo: Các từ khóa như quảng cáo, tiếp thị, miễn phí,… sẽ rất dễ bị đánh dấu là spam, như vậy email sẽ không đến được tay khách hàng.
– Cá nhân hóa danh xưng: Hãy sử dụng “bạn” thay vì “các bạn”. Việc sử dụng danh xưng cụ thể hóa sẽ tạo cảm giác gần gũi với khách hàng hơn, nếu có chuyện trò trực tiếp cũng sẽ đem lại sự thoải mái nhất định cho đôi bên.
4. Content Landing Page, Sale Page
Landing Page là một Website độc lập thường được nhân viên Marketing dùng trong các chiến dịch truyền thông, quảng cáo của doanh nghiệp; được gọi là trang đích, thường xuất hiện trong các Email Marketing, Facebook, Google,… người dùng có thể truy cập vào để theo dõi hoặc đăng ký tham gia sự kiện, mua hàng hóa.
Nhiệm vụ của Content Landing Page, Sale Page là một công cụ được sử dụng cho các chiến dịch quảng cáo. Sau đây là một số vấn đề cần lưu ý khi xây dựng Content Landing Page, Sale Page mà bạn có thể tham khảo:
– Từ khóa: Sử dụng đa dạng các hashtag từ ngắn cho đến dài, tạo nhiều biến thể (có dấu, không dấu,…) và chèn vào bài khoảng từ 3-4% nội dung bài.
– Khả năng hiển thị trên thiết bị di động: Hãy đảm trang landing và sale có giao diện thân thiện với các thiết bị di động.
– Độ dài vừa đủ: Tùy thuộc vào sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp mà chọn độ dài phù hợp. Trên thực tế, thông thường số ký tự trên Landing Page sẽ không vượt quá 1000 từ.
– Viết Heading ngắn gọn, rõ ràng.
– Sử dụng hình ảnh và Video rõ ràng, bắt mắt, dễ gây ấn tượng với khách hàng.
III. Cách viết Content với 4 bước cơ bản
1. Nghiên cứu chủ đề
Đây là bước đầu tiên, quan trọng nhất khi bạn bắt tay vào viết Content. Việc nghiên cứu chủ đề và nghiên cứu ý tưởng sẽ giúp bạn định hình được gần như toàn bộ bài viết và kế hoạch lâu dài cho chiến dịch Marketing.
Một ý tưởng có sức hấp dẫn sẽ cho ra Content thu hút hay thậm chí là đột phá, nếu có nhiều ý tưởng, bạn có thể sắp xếp chúng lại một cách có hệ thống, đừng tham vọng sử dụng hết tất cả những gì mà bạn nghĩ ra, hãy chỉ dùng cái có liên quan đến chủ đề và lưu lại những ý tưởng đó cho dịp khác. Với ý tưởng, bạn có thể chia nhỏ và phân loại như sau:
– Ý tưởng tốt: Có thể sử dụng chúng để viết bài.
– Ý tưởng cần phát triển thêm: Sắp xếp các ý tưởng “tốt” và “chưa tốt” bên cạnh nhau rồi tiến hành so sánh, để giành lại để sử dụng cho sau này.
– Ý tưởng ổn: Bao gồm những ý tưởng có thể sử dụng nhưng không thật sự đột phá hay đặc biệt, bạn có thể kết hợp chúng với những ý tưởng xung quanh để tạo ra một chủ đề thú vị và hấp dẫn.
Sau khi đã định hình được ý tưởng cho chủ đề, hãy tiến hành liên kết các yếu tố đó lại với nhau và tham khảo các nguồn khác như đối thủ, Google, tạp chí, tài liệu,… để tối ưu hóa và củng cố khả năng viết bài của mình.
2. Hoàn thành nội dung bài
Đây là bước bạn vận dụng khả năng viết lách của bản thân để tạo ra Content thu hút và đột phá, để tránh lạc đề, bạn hãy phác thảo sơ lược sườn bài và cách tổ chức trước khi bắt đầu viết nội dung.
Có một số vấn đề bạn cần lưu ý và giải quyết như sau:
– Xác định mục đích của bài viết, luôn gắn mục đích với khách hàng mục tiêu của mình.
– Xác định độ dài của bài viết sao cho phù hợp với đối tượng người đọc.
– Sử dụng từ khóa hiệu quả: Bạn cần quyết định đưa ra cụm từ nào trên các công cụ tìm kiếm mà người dùng sẽ nghĩ đến nhiều nhất với chủ đề đang hướng tới. Hãy lưu ý chọn một vài từ khóa thích hợp để kết hợp chèn vào bài viết một cách hợp lý.
– Thử nghiệm các định dạng và tích hợp hình ảnh, video sao cho bài viết sinh động và bắt mắt hơn.
– Viết Content hướng đến người đọc, lấy người đọc làm trung tâm: Hãy luôn đặt cảm nhận của người đọc lên hàng đầu, ưu tiên đặt mình vào vai trò người đọc để đưa ra đánh giá cho câu hỏi “Nếu là mình thì mình có đọc bài này không?”
3. Kiểm tra lại Content của bạn
Để tránh các lỗi sai không mong muốn như chính tả hoặc ngữ pháp, bạn hãy đọc kỹ lại nhiều lần Content của mình trước khi chính thức sử dụng chúng. Hơn nữa, việc kiểm tra lại sẽ cho phép bạn nhìn ra chỗ chưa hợp logic, nhìn nhận xem cách tổ chức nội dung như vậy có làm hài lòng người đọc hay không. Ngoài ra, bạn cũng có thể nhờ bạn bè hoặc đồng nghiệp đọc qua với góc nhìn là độc giả.
4. Chỉnh sửa cuối cùng
Đây là bước cuối cùng trước khi đưa Content của bạn vào sử dụng chính thức. Khi này, bạn cần đảm bảo 3 bước trên đã được hoàn thiện; đảm bảo bài viết đã được tối ưu hóa cho mục đích của bạn, chẳng hạn như Content SEO, bạn sẽ cần tối ưu từ khóa hoặc bài viết trên Website hay mạng xã hội, đồng thời tiêu đề sử dụng cũng cần lưu ý phải hấp dẫn, thu hút và đột phá.
IV. 8 cấu trúc sáng tạo Content phổ biến
1. 4A (Awareness – Attitude – Action – Act again)
Cấu trúc 4A là cấu trúc viết tắt của các cụm Aware – nhận biết, Attitude – Thái độ, Action – Hành động và Act again – Lặp lại hành động. Đây là cấu trúc được cải tiến dựa trên cấu trúc AIDA, theo đó, người đọc sẽ có được trải nghiệm mới và giúp họ hành động nhanh hơn, đồng thời lặp lại hành động của mình.
Trong 4 yếu tố của cấu trúc 4A, “act again” chính là mấu chốt của mô hình này. Người đọc ngày nay không muốn phải đọc đi đọc lại một Content quen thuộc, nhàm chán và bị trùng lặp về các góc nhìn, như vậy sẽ dễ làm xao nhãng sự lựa chọn của họ.
2. 4C (Clear – Concise – Compelling – Credible)
4C là cấu trúc tiêu chuẩn giúp bạn dễ dàng tạo ra những Content thu hút, đột phá, gây ấn tượng cho người đọc. Khi bí ý tưởng, bạn có thể sử dụng mô hình 4C để tạo ra những bài viết hiệu quả. Về cơ bản, phương pháp này bao gồm 4 yếu tố là Clear – Rõ ràng, Concise – Súc tích, Compelling – Thuyết phục và Credible – Đáng tin.
3. 4P (Picture – Promise – Prove – Push)
Đây là cấu trúc viết Content phổ biến dành cho các bạn xây dựng Content quảng cáo trên Facebook. Cấu trúc này yêu cầu 4 yếu tố cơ bản là Picture – Hình ảnh, Promise – Sự cam kết và hứa hẹn, Prove – Sự cung cấp và Push – Thúc đẩy.
4. APP (Agree – Promise – Preview)
Đây là một hình thức Content tương đối đơn giản, bạn có thể áp dụng cấu trúc này khi bí ý tưởng mà vẫn đạt được hiệu quả. APP bao gồm ba phần là Agree – Thừa nhận và đồng ý với ý kiến của người đọc, Promise – Sự cam kết, hứa hẹn và Preview – Hiển thị nội dung đã đề cập trước đó.
5. FAB (Features – Advantages – Benefits)
FAB là một loại công thức giúp bạn sắp xếp thông điệp mà bạn đang cố gắng truyền tải một cách lôi cuốn, đầy thuyết phục. Vậy nên, các yếu tố quan trọng trong cấu trúc FAB bao gồm Features – Tính năng, Advantages – Ưu điểm và Benefits – Lợi ích của sản phẩm.
Với việc sử dụng công thức này, bạn sẽ giúp người đọc nhìn rõ được công dụng của sản phẩm lẫn lợi ích mà sản phẩm hoặc dịch vụ có thể đem lại cho nhu cầu của họ.
5. PAS (Problem – Agitate – Solve)
Đây là phương pháp được rất nhiều người làm Marketing xem là thống trị truyền thông xã hội. PAS được sử dụng rộng rãi trong các bài viết như PR, Email, tờ rơi và blog. Kỹ năng viết Content theo phương pháp này khá đơn giản, dễ áp dụng và được trình bày theo thứ tự như sau: Problem – Vấn đề, Agitate – Khoét sâu vấn đề và Solve – Giải quyết vấn đề.
7. BAB (Before – After – Bridge) + tạo dựng mô hình bắc cầu
Công thức này áp dụng mô hình bắc cầu và được thực hiện qua 3 bước: Trước đây – hiện tại – giải pháp. Công thức Bridge Model này sẽ giúp người đọc đạt được mục đích tìm kiếm, vậy nên BAB được tiến hành qua 3 bước như sau:
– Tạo ra một viễn cảnh đẹp cho độc giả của bạn.
– Lời nhắc ở trạng thái hiện tại.
– Tạo ra một cầu nối giữa tầm nhìn và thực tế, đưa ra giải pháp cho người đọc.
8. AIDA (Attention – Interest – Desire – Action)
Đây là công thức được lựa chọn để đạt được mục tiêu tiếp cận người dùng một cách nhanh chóng. Với cách tạo dựng Content theo cấu trúc AIDA, bạn sẽ luôn hướng về đối tượng là khách hàng, qua đó, bạn có thể dễ dàng khơi dậy sự tò mò và hướng mọi người hành động theo ý muốn của bạn.
Các yếu tố có trong mô hình AIDA bao gồm Attention – Sự chú ý, Interest – Duy trì sự quan tâm, Desire – Kích thích mong muốn của người đọc và Action – Chuyển đổi mong muốn thành hành động mua hàng.
V. 12 chiến thuật Content thu hút người đọc
– Bài viết Content bắt đầu bằng câu hỏi: Người đọc sẽ luôn bị thu hút bởi các bài Content bắt đầu bằng một câu hỏi, bởi lẽ, bạn sẽ nhanh chóng gây được hứng thú với độc giả và dễ dàng hướng họ theo mong muốn và mục đích của bạn. Nếu sử dụng đúng cách, bạn sẽ có thể đánh mạnh được vào sự tò mò và tâm lý của người đọc.
– Thử nghiệm phân tách tiêu đề (Split Testing): Khi bạn xây dựng tiêu đề (title) cho bài viết, bạn hãy thử vận dụng Split Test để so sánh hai hoặc nhiều phiên bản trong cùng một điều kiện, sau đó, Split Test sẽ đánh giá và chọn ra phiên bản nào của bạn mang lại hiệu quả nhất. Bạn có thể cài đặt plugin miễn phí là Title Experiment Free (dành cho wordpress) và tạo ra nhiều tiêu đề tùy ý.
– Gợi ý về những nội dung sắp sửa đề cập: Hãy thử kích thích sự tò mò của người đọc một cách tối đa bằng cách sử dụng các cấu trúc như “Sẽ ra sao nếu…”, “Bạn đã từng…”,… Khi này, nếu đánh được đúng vào tâm lý khách hàng, họ sẽ truy cập vào kênh thông tin của bạn và dành nhiều thời gian hơn để đọc Content bạn tạo ra. Thậm chí, nếu thấy Content hay, độc giả cũng sẽ chia sẻ bài viết đến nhiều người khác hơn.
– “Phá luật” để tạo nên bài viết Content hay: Nếu bạn viết theo cấu trúc truyền thống là mở thân kết, bạn sẽ không đạt được hiệu quả truyền thông mong muốn bởi vì hầu hết độc giả đều không đọc hết toàn bộ nội dung bài viết. Vậy nên, bạn cần “lách luật” bằng cách đưa Content có chứa thông tin và có sức ảnh hưởng quan trọng lên đầu bài.
– Sử dụng ngôn từ đơn giản, dễ hiểu và dễ cảm: Vì các bài quảng cáo mang tính chất “mì ăn liền” nên luôn yêu cầu ngôn từ đơn giản, gần gũi, không phức tạp hay cầu kỳ. Hãy luôn đảm bảo rằng bạn xài ngôn ngữ phù hợp với khách hàng mục tiêu của mình, không lạm dụng thuật ngữ và viết những câu văn dài, khó hiểu khiến người đọc mất hứng thú.
– Viết Content với phương pháp biến đổi từ khóa dài: Những từ khóa dài (long tail keywords) là những từ khóa nhiều hơn 3 chữ, nó rất hữu ích cho việc tăng traffic Website nhưng nhược điểm của chúng là khá thiếu tự nhiên, chẳng hạn như từ khóa “sửa chuông iPhone” không phải lúc nào cũng có thể linh hoạt chèn vào bài viết. Vậy nên, bạn hãy cố gắng tạo ra nhiều biến thể của một từ khóa và chèn chúng vào các đoạn SEO content một cách tự nhiên nhất có thể; đồng thời cũng đừng cố gắng bóp méo từ khóa vì Google sẽ không thể nhận ra đâu nhé!
– Sử dụng câu ở thể chủ động: Câu chủ động sẽ giúp bạn cá nhân hóa nhiều yếu tố hơn khi viết, bởi lẽ đây là cách tổ chức sử dụng từ ngữ rất độc đáo, riêng biệt và hùng hồn và gọn gàng. Chẳng hạn, tiêu đề “Google xoá các trang web chứa video vi phạm bản quyền ra khỏi SERP” (chủ động) sẽ thu hút hơn tiêu đề “Các trang web chứa vi phạm bản quyền bị Google xóa ra khỏi SERP” (bị động).
– Chiến thuật “Ngày xửa ngày xưa”: Tuy đây không phải là cách viết hấp dẫn nhưng về cơ bản, bạn có thể thu hút người đọc dựa trên những gì mà họ đang tìm kiếm. Ví dụ như các tiêu đề cổ điển như “Du học Pháp – Cần chuẩn bị gì?”, “Học ngoại ngữ – Học sao là đúng?”,… sẽ vừa giúp bạn định hình được chủ đề muốn đề cập, vừa định hình được nội dung mà không sợ bị lan man.
– Sử dụng font chữ Serif: Font được xem như là “linh hồn” của một bài Content, trên thực tế, đây là yếu tố quyết định giọng điệu và hầu hết nội dung, ảnh hưởng đến thời gian người đọc đọc Content. Serif là font chữ có một nét ngang mạnh ở cuối mỗi ký tự. Các nét nhỏ đặc trưng của font chữ serif giúp tạo ra sự khác biệt, cho phép người dùng nhớ đến trang của bạn lâu hơn. Bạn cũng cần lưu ý rằng không nên đặt nhiều phông chữ trong cùng một bài viết cũng như không đặt các phông chữ khác nhau cho các bài viết trên cùng một trang Web vì làm như thế rất thiếu chuyên nghiệp.
– Thoải mái sử dụng PowerWorld: Dùng Power Word là yếu tố thúc đẩy SEO Copywriting, chúng là những từ mạnh mẽ nhất mà bạn có thể sử dụng. Power Words là ngôn từ tạo ra cảm xúc mạnh mẽ và khuyến khích người đọc suy nghĩ và hành động. Vì thế, bạn có thể thêm những ngôn từ này vào tiêu đề, văn bản hoặc nút CTA để tăng thêm sức thuyết phục cho bài viết của mình.
– Yếu tố cần thiết cho một Meta Description hoàn hảo: Meta Description là một phần không thể thiếu trong Content SEO, nó sẽ là đoạn văn tóm tắt nội dung bài viết, được hiển thị trên công cụ tìm kiếm. Bạn hoàn toàn có thể chủ động chỉnh sửa thẻ Meta Description, vì vậy hãy tận dụng yếu tố này để tăng số lượng click chuột vào trang của bạn. Khi viết Meta Description, bạn hãy lưu ý các vấn đề về việc mô tả ngắn gọn nội dung bài viết, thuyết phục người đọc đọc bài viết của mình, kích thích tò mò của người đọc về nội dung của bài báo, số ký tự dao động trong khoảng từ 150 – 170 từ, nếu vượt quá số lượng trên, nội dung của Meta sẽ bị cắt bớt và không hiển thị đầy đủ.
– Sử dụng các phần mềm kiểm tra lỗi chính tả: Để tránh các vấn đề về chính tả với những bài có nội dung dài, bạn có thể sử dụng các phần mềm kiểm tra lỗi chính tả như tính năng check grammar của Microsoft Word, của Google Docs hay extension của Google Chrome như Grammarly.
VI. 6 bí kíp Content Writer không nên bỏ qua
Ngoài các mẹo về cấu trúc và chiến thuật như phần trên, các bạn Content Writer cũng có thể tham khảo thêm 6 bí kíp khác như sau:
– Sử dụng Rich Benefit heading nhằm tối ưu CTR: Tiêu đề phụ (H2) phải biểu thị đầy đủ các lợi ích cho người đọc, thu hút họ và thúc đẩy họ thực hiện các hành động kế tiếp.
– Sử dụng các câu đơn giản: Gia tăng nhiều thời gian dừng lại tại trang Web và đọc của độc giả hơn.
– Dùng Internal link: Chèn liên kết (vào từ khóa) đến các bài viết khác trên trang Web của bạn để cung cấp thêm thông tin cho người dùng, đồng thời tăng thời gian người đọc dừng lại trên trang Web của bạn.
– Xóa mã code thừa: Mã càng sạch, càng ít lỗi thì xếp hạng trang Web của bạn càng tốt.
– Dùng Word Processor: Trình xử lý văn bản có thể sắp xếp hợp lý mã code của bạn.
– Tạo In-content link: Chèn liên kết trong nội dung giúp bạn hiểu nhu cầu của độc giả, tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều hướng trang và cải thiện trải nghiệm người dùng.
Việc làm, tuyển dụng media có thể bạn quan tâm:
– Nhân viên Content sản phẩm Bách Hóa Xanh
– Nhân viên Biên Tập Hình Ảnh Media
– Nhân viên sản xuất Media
VII. Những lưu ý khi viết content cho người mới
1. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
Với thị trường rộng lớn như Marketing, bạn sẽ không dễ gì tìm được một đề tài chưa từng có ai khai thác, vì vậy, bạn cũng cần nghiên cứu thật kỹ đối thủ cạnh tranh để rút ra điểm tốt và chưa tốt, học hỏi và tham khảo để tối ưu hóa Content của mình.
Bạn có thể nhìn ra một khía cạnh chưa được khai thác tốt, chưa đem lại một sự bùng nổ đến với khách hàng cũng như các writer khác. Ngoài ra, bạn cũng có thể thu hút người đọc bằng cách tạo ra cách tiếp cận một vấn đề nào đó dưới một khía cạnh và góc nhìn khác, tạo ra một quan điểm mới mẻ hơn.
2. Bài viết Content dành cho đối tượng nào?
Điều tối quan trọng khi làm Content là xác định khách hàng mục tiêu, xác định đối tượng bạn đang hướng đến. Việc xác định này sẽ giúp bạn định hình chính xác định hướng của bài viết, đề ra những luận điểm chính và dễ dàng gây được sự chú ý với người đọc. Như vậy, bạn luôn phải quan tâm đến các yếu tố cơ bản của một người là độ tuổi, giới tính, mối quan tâm, sở thích,…
3. Lập danh sách hệ thống từ khóa quan trọng
Một trong những yếu tố quyết định sự thành công của một Content hay là từ khóa, việc sử dụng hiệu quả từ khóa sẽ giúp bạn tăng độ click chuột vào trang Web của doanh nghiệp. Vì vậy, bạn hãy luôn tập hợp và chọn lọc các từ khóa có liên quan đến chủ đề đang triển khai để có thể đạt được các yêu cầu về tối ưu SEO.
4. Sắp xếp bố cục, hệ thống rõ ràng trước khi viết
Hãy luôn rèn cho mình thói quen phác thảo sơ lược về các ý tưởng và nội dung bạn sẽ triển khai trong bài viết của mình, chú ý ghi lại những ý tưởng sáng tạo nảy ra trong đầu bạn. Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý lồng ghép các chi tiết quan trọng cũng như nội dung chính vào bài viết và tổ chức thành một hệ thống rõ ràng, mạch lạc và trực quan.
5. Lưu ý chất lượng và độ dài bài Content
Yếu tố quyết định thứ hạng của Google đến từ nội dung chất lượng. Các thuật toán quy mô lớn đã được dành ra để phân tích và giải thích chất lượng nội dung của bài viết online. Cách viết Content thu hút là không cần lo lắng về số lượng từ và mật độ từ khoá, hãy luôn chú ý viết nội dung có giá trị.
Trên thực tế, người đọc thường sẽ không đọc kỹ hết toàn bộ bài viết, vậy nên bạn cần lưu ý cô đọng nội dung, khai triển gãy gọn vì kỹ năng đọc lướt ngày nay thật sự rất tốt. Bạn hãy luôn ghi nhớ câu “chất lượng hơn số lượng” bạn nhé!
6. Cần có điểm nhấn, nét đặc sắc riêng
Ngoài việc chú ý về chất lượng của Content, bạn cũng cần định hình cho mình một phong cách riêng biệt mà không bị lẫn vào ai. Nếu bạn càng dứt khoát và mạnh mẽ trong việc khẳng định chất riêng, bạn sẽ càng có được tiếng nói vững chãi trên thị trường Marketing. Thậm chí, sự bứt phá sẽ dễ dàng đến từ những Content ngắn gọn từ một câu đặc sắc trong bài hơn là những Content dài. Vì vậy, bạn hãy luôn không ngừng sáng tạo và đừng để bài viết trở nên nhạt nhòa nhé!
7. Kiểm tra chỉn chu trước khi đăng tải
Đa phần, bạn thường sẽ “xuất khẩu thành thơ” trong lúc đang có mạch cảm xúc, đây được gọi là viết theo bản năng, vì vậy bạn sẽ khó có thể kiểm soát được ngôn từ và câu chữ trong khi hứng viết được đẩy cao. Để tránh những lỗi không mong muốn, bạn hãy luôn kiểm tra lại thật kỹ tất cả mọi thứ trước khi đăng tải bài viết.
8. Đọc thêm và thực hành luyện tập
Khi học ngoại ngữ, bạn luôn phải vượt qua các bài kiểm tra kỹ năng nghe – nói – đọc – viết vì đây là các kỹ năng có mối liên hệ mật thiết với nhau. Nếu bạn muốn trau dồi kỹ năng nói, bạn cần phải nghe nhiều và nếu bạn muốn viết tốt, kiến thức và nguồn vào của bạn cũng phải đa dạng và phong phú.
Hãy luôn không ngừng đọc để nâng cao kỹ năng, kiến thức cũng như các hiểu biết của bản thân; đồng thời kết hợp với việc luyện viết mỗi ngày để nâng cao tay nghề, đưa ra nhiều sự tổ chức và lựa chọn ngôn từ chất lượng hơn.
Xem thêm:
– Content là gì? Cấu trúc bài viết và nghệ thuật xây dựng Content
– Content Marketing là gì? Cách viết bài Content Marketing thu hút
– Cách viết content tuyển dụng hay, hài hước và thu hút nhất
Hy vọng bài viết đã đem đến cho bạn những thông tin tổng quan về cách viết Content thu hút, đột phá. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, đừng quên để lại bình luận bên dưới và chia sẻ cho những người xung quanh nếu bạn thấy nội dung bổ ích. Hẹn gặp lại ở những bài viết tiếp theo.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cách viết Content thu hút, đột phá dành cho nhân viên Marketing tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.