Bạn đang xem bài viết Cách viết kinh nghiệm làm việc trong CV chinh phục nhà tuyển dụng tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Để có một CV thật ấn tượng, ngoài việc có đầy đủ các yếu tố cần thiết, thì không thể thiếu phần kinh nghiệm việc làm. Bởi lẽ, nhà tuyển dụng rất quan tâm đến kinh nghiệm bạn có được trong các công việc trước cũng như những kiến thức bạn đã học được. Thông qua bài viết này, mình sẽ hướng dẫn bạn cách viết kinh nghiệm việc làm thật ấn tượng chinh phục nhà tuyển dụng và những lưu ý quan trọng nhé!
I. Tìm hiểu kinh nghiệm việc làm trong CV
Hiểu đơn giản, kinh nghiệm làm việc là những công việc bạn đã từng làm có liên quan đến vị trí bạn đang ứng tuyển. Đây là một trong những yếu tố quan trọng cần phải trình bày cụ thể với nhà tuyển dụng, để họ biết được rằng bạn đã có kinh nghiệm làm việc hoặc đủ kiến thức, năng lực để đảm nhiệm các công việc tại vị trí đang ứng tuyển.
Để phần kinh nghiệm việc làm có thể phát huy hết lợi ích vốn có, bạn nên trình bày nó ở phía trên đầu của CV, hay bên dưới phần trình độ học vấn. Điều này cho thấy được năng lực của bạn thông qua những kiến thức cũng như kinh nghiệm làm việc, giúp làm nổi bật CV của bạn và tăng sức thuyết phục với nhà tuyển dụng.
>>> Mời bạn xem ngay Cách viết CV
II. Lợi ích của mục kinh nghiệm làm việc
1. Với ứng viên
– Giúp tăng độ tin cậy về năng lực làm việc của bạn với nhà tuyển dụng.
– Cho thấy mức độ phù hợp của bạn với vị trí đang ứng tuyển.
– Làm nền tảng để bạn có thể phát triển sự nghiệp trong tương lai.
2. Với nhà tuyển dụng
– Đánh giá được năng lực làm việc của ứng viên.
– Xem xét khả năng phù hợp của ứng viên với vị trí tuyển dụng để lựa chọn được những ứng viên có tiềm năng.
– Tiết kiệm thời gian trong việc đào tạo nhân sự mới.
III. Cách viết kinh nghiệm làm việc chuẩn
1. Những nội dung cần có
Nhằm giúp cho nhà tuyển dụng dễ theo dõi và nắm được những thông tin quan trọng có trong mục kinh nghiệm làm việc, bạn nên sắp xếp các nội dung theo trình tự sau:
– Tên công ty đã làm việc trước đó: Bạn nên trình bày đầy đủ tên của doanh nghiệp để nhà tuyển dụng có thể hình dung về công việc trước đó, cũng như dễ dàng xác thực thông tin khi cần. Điều này giúp cho hồ sơ của bạn trở nên đáng tin cậy và thu hút công ty tuyển dụng hơn.
– Thời gian làm việc: Việc ghi chú rõ rằng thời gian làm việc sẽ giúp cho nhà tuyển dụng xác định thời gian bạn đã gắn bó với công ty cũ. Từ đó dự đoán được khoảng thời gian bạn có thể cộng tác và làm việc với công ty ứng tuyển.
– Vị trí công việc đảm nhiệm: Ghi cụ thể vị trí, chức vụ đã đảm nhiệm để nhà tuyển dụng có thể xem xét những kinh nghiệm, kiến thức mà bạn tích lũy được liệu có thể hỗ trợ cho công việc mới hay không.
– Công việc đã thực hiện tại công ty cũ: Bạn nên trình bày theo dạng liệt kê, mô tả rõ ràng và cụ thể để nhà tuyển dụng nắm được sơ bộ năng lực cũng như kiến thức chuyên môn. Từ đó, họ có thể đánh giá chính xác hơn về trình độ của bạn.
Tìm việc làm, tuyển dụng Thương mại điện tử có thể bạn quan tâm:
– Nhân viên Phát triển kinh doanh sàn E-Com (B2B/ Brand, Big seller)
– Nhân viên Phát triển kinh doanh sàn E-Com (B2C, C2C, No-brand, Small seller)
2. Mô tả về kinh nghiệm làm việc
Nếu bạn là người có kinh nghiệm làm việc dày dặn và đã từng làm qua các công việc liên quan đến vị trí ứng tuyển hiện tại, thì việc mô tả kinh nghiệm thật sự rất cần thiết. Ngoài việc để cho nhà tuyển dụng thấy bạn có khả năng đảm nhận công việc này, mà còn giúp bạn tăng khả năng trúng tuyển.
Để phần kinh nghiệm làm việc của bạn thật ấn tượng và nổi bật, bạn cần nêu lên được các dự án đã hoàn thành, các công việc đã hỗ trợ hay các kinh nghiệm bạn có được trong quá trình làm việc. Nhấn mạnh vào những kinh nghiệm bạn đã tích lũy, học hỏi được từ những công việc đó, kèm các thành tựu, giải thưởng (nếu có) để khẳng định năng lực của bản thân với nhà tuyển dụng.
Bạn nên lựa chọn những kinh nghiệm làm việc phù hợp với yêu cầu công việc bạn đang ứng tuyển và mô tả ngắn gọn và cụ thể chúng. Với việc mô tả ngắn gọn, bạn vừa có thể thu hút được sự chú ý của nhà tuyển dụng, tạo sự nổi bật so với những ứng viên khác, vừa thể hiện được những ưu điểm của bạn trong công việc. Tuy nhiên, những nội dung bạn đề cập đến phải đúng với sự thật để có được lòng tin từ nhà tuyển dụng.
IV. Cách viết cho sinh viên mới ra trường, chưa có kinh nghiệm
Đối với những sinh viên mới ra trường hay những người chưa có kinh nghiệm sẽ thường lúng túng khi không có nhiều công việc để liệt kê. Tuy nhiên bạn hãy yên tâm, vì còn rất nhiều cách để thể hiện được kinh nghiệm, năng lực của bản thân, cũng như thu hút nhà tuyển dụng.
– Với những sinh viên mới ra trường, chắc hẳn rằng, bạn vừa trải qua đợt thực tập trước khi tốt nghiệp. Vì vậy, bạn có thể liệt kê những công việc đã làm trong quá trình thực tập cũng như kết quả đánh giá và các bài học rút ra được từ đợt thực tập để trình bày vào phần kinh nghiệm làm việc. Bạn cũng có thể liệt kê những việc làm có liên quan đến vị trí bạn đang ứng tuyển để nhà tuyển dụng thấy được tiềm năng phát triển ở bạn.
– Riêng với những ứng viên chưa có kinh nghiệm, có thể là những người chưa từng làm ở vị trí này. Bạn có thể liệt kê những điểm nổi bật trong các công việc trước đây có tính chất liên quan để đề cập trong kinh nghiệm làm việc. Cho nhà tuyển dụng thấy được sự năng động trong công việc, khả năng tiếp thu nhanh và những ưu điểm của bạn trong công việc.
V. Những lưu ý quan trọng
1. Sắp xếp thứ tự theo thời gian ngược
Nếu bạn đã làm từ 2 công việc trở lên thì nên sắp xếp để trình bày theo thời gian ngược trở về trước. Bằng cách đề cập đến các công việc đã làm gần đây trước, sau đó mới đề cập đến những công việc cũ hơn. Ngoài việc để nhà tuyển dụng thấy được sự sắp xếp có khoa học, còn để họ biết được vị trí đảm nhận gần đây nhất của bạn và những kinh nghiệm, kỹ năng mới được bổ sung gần đây.
2. Phải phù hợp với yêu cầu tuyển dụng
Đối với những kinh nghiệm làm việc phù hợp với yêu cầu công việc của nhà tuyển dụng đề ra, giúp bạn tăng mức độ phù hợp với vị trí ứng tuyển, cho nhà tuyển dụng nhìn nhận rõ hơn về những kinh nghiệm đã có của bạn. Ngoài ra, khẳng định được rằng bạn có khả năng đảm nhận vị trí công việc này.
3. Cung cấp những con số cụ thể
Những con số cụ thể, có thể hiểu là nói đến khoảng thời gian bạn đã làm việc ở công ty cũ, hay những thành tích, giải thưởng bạn đạt được trước đây. Ngoài việc minh chứng cho thấy năng lực của bạn, còn giúp nhà tuyển dụng có được đánh giá chính xác về khả năng làm việc, hay sự chuyên nghiệp và tinh thần cầu tiến trong công việc của bạn.
4. Tránh viết dài dòng, lan man
Bạn nên trình bày ngắn gọn, rõ ràng, đảm bảo đủ ý cần thiết để nhà tuyển dụng nắm được những ý chính mà mình muốn truyền đạt. Ngoài việc giúp nhà tuyển dụng dễ hiểu, còn giúp bạn gây được thiện cảm tốt, thu hút sự chú ý và dễ dàng chinh phục nhà tuyển dụng.
5. Trung thực với những thông tin cung cấp
Với những kinh nghiệm làm việc, bạn nên trình bày đúng với thực tế và luôn trung thực với những thông tin cung cấp. Khi thể hiện chân thật, bạn sẽ dễ lấy được thiện cảm từ nhà tuyển dụng.
Nếu bạn đang cố gắng viết những điều không thật hay viết quá lên để thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng. Điều đó có thể sẽ là gánh nặng cho bạn khi làm việc tại công ty. Trường hợp xấu hơn nếu nhà tuyển dụng phát hiện, có thể bạn sẽ mất quyền tham gia ứng tuyển và bị đánh giá là không đáng tin cậy. Việc này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển của bạn trong tương lai.
Xem thêm:
>> Cách viết mục tính cách trong CV giúp thu hút nhà tuyển dụng
>> 22 kỹ năng cần có trong CV giúp bạn chinh phục nhà tuyển dụng
>> Cách viết CV xin thực tập cho các ngành chuyên nghiệp, tạo ấn tượng mạnh
Bạn vừa tìm hiểu qua cách viết kinh nghiệm làm việc và những lưu ý quan trọng khi viết giúp chinh phục được nhà tuyển dụng. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin thú vị và hữu ích. Đừng quên chia sẻ cho mọi người cùng biết nhé!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cách viết kinh nghiệm làm việc trong CV chinh phục nhà tuyển dụng tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.