Bạn đang xem bài viết Cách xem cấu hình máy tính tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Trong thời đại công nghệ hiện nay, máy tính là một thiết bị không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Tuy nhiên, có rất nhiều người không biết cách xem cấu hình máy tính của mình. Cấu hình máy tính là thông tin giúp chúng ta đánh giá được hiệu suất và khả năng của máy tính. Vì vậy, việc biết cách kiểm tra cấu hình máy tính là rất cần thiết để có thể nâng cao hiệu suất và sử dụng máy tính một cách hiệu quả hơn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu và hướng dẫn cách xem cấu hình máy tính đơn giản nhất. Hãy cùng theo dõi để có thể làm chủ công nghệ và sử dụng máy tính một cách thông minh hơn nhé!
Nếu bạn là người dùng máy tính phổ thông thì việc nắm thông tin về cấu hình máy khá quan trọng và là những kiến thức cơ bản mà chúng ta cần biết để hiểu về hiệu năng của chiếc máy và khả năng chạy được các ứng dụng trên máy tính.
Mục lục nội dung
Trong bài viết dưới đây, Thcshoanghiep.edu.vn.vn cung cấp cho bạn đọc những cách cơ bản để xem cấu hình máy tính. Mời bạn cùng tham khảo.
1. Kiểm tra hệ thống với Computer Properties
Đầu tiên, bạn hãy click chuột phải vào My Computer/ Computer/ This PC và chọn Properties.
Tại đây, bạn có thể xem các thông tin cơ bản của máy tính như Hệ điều hành (Windows Edition), CPU (Processor), Ram, trạng thái kích hoạt máy tính…
2. Sử dụng lệnh dxdiag
Lệnh dxdiag là một trong những phương pháp kiểm tra cấu hình máy tính “cơ bản” nhất và đầy đủ nhất. Để kiểm tra cấu hình máy bằng lệnh này thì bạn phải mở hộp thoại Run với phím tắt Windows + R. Tiếp theo bạn nhập lệnh dxdiag và ấn OK.
Sau đó, hộp thoại DirectX Diagnostic Tool sẽ hiển thị cho bạn các thông tin cơ bản về máy tính như CPU, RAM, hệ điều hành ở phần System.
Còn ở phần Display sẽ hiển thị cho bạn thông số về card màn hình (GPU) đang sử dụng trên máy tính.
3. Sử dụng lệnh msinfo32
So với lệnh dxdiag thì lệnh này giúp cho người dùng xem được nhiều thông tin chuyên sâu hơn về phần cứng trong hệ điều hành. Ngoài ra, bạn còn có thể xem trạng thái của cách tiện ích trên CPU như Hyper-V, Virtualization…cùng với một số thông tin chuyên sâu khác nữa.
Đầu tiên, bạn hãy công cụ Run với tổ hợp phím Windows + R. Tiếp theo, bạn nhập lệnh msinfo32 và ấn OK.
Sau khi hộp thoại System Information hiện lên thì bạn có thể xem thông tin chi tiết của các thành phần ở bên phải màn hình. Còn bên góc trái màn hình là nơi bạn duyệt các danh mục phần cứng, phần mềm máy tính để xem.
4. Sử dụng phần mềm CPU-Z
Trước tiên, hãy hãy truy cập trang chủ của CPU-Z để tải về và cài đặt.
Link: https://www.cpuid.com/softwares/cpu-z.html
Sau khi bạn mở CPU – Z lên thì chúng ta có thể xem thông số về máy tính của mình một cách đầy đủ và trực quan. Đầu tiên là thông số về CPU như số nhân (Cores), số luồng (Thread), xung nhịp (Clocks)….
– Phần Cache chứa những thông số về bộ nhớ đệm trên CPU như L1, L2,L3cache.
– Phần Mainboard sẽ đem lại cho bạn thông tin về loại mainboard bạn đang sử dụng như mã mainboard, Chipset, tên hãng…
– Về phần Memory thì chúng ta có thể xem các thông số chung về bộ nhớ RAM trên máy tính như loại RAM (Type), dung lượng RAM thực (Size), xung nhịp RAM (DRAM Frequency) và nhiều thông số khác nữa.
– Phần SPD sẽ đi chi tiết về thông số từng thanh RAM trên máy tính của bạn. Như hình dưới là chi tiết thanh RAM đầu tiên (Slot #1) trên máy tính của mình.
Và thông số thanh RAM thứ 2 (Slot #2) trên máy tính:
– Đối với mục Graphics thì chúng ta có thể xem thông tin về card đồ họa trên máy tính (GPU) như mã GPU (Name), tên hãng sản xuất (Board Manuf.), dung lượng bộ nhớ GPU (Memory), xung nhịp (Clocks).
– Còn mục Bench với mục đích kiểm tra hiệu năng đơn luồng (CPU Single Thread), Đa luồng (CPU Multi Thread) trên chiếc CPU của bạn với các bài test sẵn. Bạn có thể so sánh hiệu năng với một số mẫu CPU tiêu biểu khác trong mục Reference. Ngoài ra, chúng ta có thể test hiệu năng CPU “nặng đô” hơn với tính năng Stress CPU.
5. Sử dụng phần mềm Piriform Speccy
Trước tiên, bạn cần tải về và cài đặt ứng dụng Piriform Speccy tại https://www.ccleaner.com/speccy/download/standard
Sau khi cài đặt thì bạn hãy mở phần mềm lên. Trên mục Summary sẽ liệt kê những thông số cơ bản của phần cứng máy tính của bạn như Hệ điều hành, CPU, RAM, mainboard, GPU, Ổ cứng. Ngoài ra, bạn còn có thể kiểm tra mức nhiệt độ của các thành phần CPU, Mainboard, ổ cứng trên máy tính rất tiện lợi nữa.
Với những cách kiểm tra máy tính trên bài viết thì chúng ta có thể nắm những thông tin về phần cứng trên máy tính để sử dụng các phần mềm, games phù hợp với cấu hình máy hoặc lên các phương án nâng cấp phần cứng trong tương lai.
Như vậy, việc xem cấu hình máy tính là một công việc rất quan trọng để đảm bảo máy tính hoạt động ổn định và hiệu quả. Để xem cấu hình, người dùng chỉ cần thực hiện một vài thao tác đơn giản trên hệ điều hành hoặc sử dụng các phần mềm hỗ trợ. Việc nắm vững các thông số cấu hình sẽ giúp người dùng có thể tùy chỉnh và nâng cấp phần cứng để đáp ứng nhu cầu sử dụng của mình. Ngoài ra, việc kiểm tra cấu hình cũng giúp người dùng phát hiện lỗi và sửa chữa kịp thời để bảo vệ máy tính tránh khỏi các nguy cơ sự cố không mong muốn. Vì vậy, hãy quan tâm và thường xuyên cập nhật thông tin về cấu hình máy tính để sử dụng máy tính một cách hiệu quả và bền vững hơn.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Cách xem cấu hình máy tính tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.
Nguồn Bài Viết: http://thuthuatphanmem.vn/cach-xem-cau-hinh-may-tinh/
Từ Khoá Tìm Kiếm Liên Quan:
1. Công cụ kiểm tra cấu hình máy tính
2. Xem thông tin cấu hình máy tính
3. Tìm hiểu cấu hình máy tính
4. Kiểm tra cấu hình máy tính Windows 10
5. Cách xem cấu hình laptop
6. Các thông số cấu hình máy tính cần biết
7. Kiểm tra cấu hình máy tính bằng Run
8. Hướng dẫn xem cấu hình RAM máy tính
9. Công cụ System Information để xem thông tin cấu hình máy tính
10. Xác định cấu hình máy tính trên các hệ điều hành khác nhau.