Ngày càng có nhiều điện thoại được trang bị camera kép cùng các công nghệ chụp ảnh vô cùng tiên tiến. Vậy camera kép trên điện thoại là gì và nó hoạt động như thế nào? Hãy cùng Điện máy Xanh tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Xem ngay các mẫu điện thoại đang giảm giá SỐC
Camera kép trên điện thoại là gì?
Camera kép (Dual Camera) là một hệ thống bao gồm 2 thấu kính, thấu kính thứ nhất đóng vai trò chụp lại hình ảnh của đối tượng, thấu kính thứ 2 có tác dụng xây dựng hiệu ứng cho ảnh được chụp như: ảnh góc rộng (có trên Samsung Galaxy Note 9), xóa phông (trên OPPO F11), chụp ảnh trắng đen (trên Huawei P9)…
Các chế độ chụp ảnh trên camera kép smartphone hiện nay
Tính đến hiện nay, camera phụ trên smartphone có thể liệt kê bao gồm: ống kính tele, ống kính góc rộng/siêu rộng, cảm biến chiều sâu và cảm biến trắng đen.
Ống kính góc rộng/siêu rộng (wide/ultrawide)
Nhờ ống kính phụ góc rộng, chiếc smartphone có thể hỗ trợ bạn chụp được các bức ảnh với góc lên đến 120°~123°.
Với các bạn yêu thích du lịch hoặc có sở thích chụp góc rộng thì camera phụ này là một trợ thủ đắc lực giúp bạn đứng ở vị trí gần sát nhưng vẫn bắt được toàn bộ phong cảnh như chùa chiềng, nhà thờ,…
Tuy nhiên cũng giống như các dòng máy ảnh chuyên nghiệp DSLR thì ống kính góc rộng hay siêu rộng trên smartphone vẫn có nhược điểm là bị méo ở các góc ảnh. Camera càng rộng thì độ méo này càng nhìn rõ.
Một số smartphone nổi tiếng hiện nay có chế độ này bao gồm: Samsung Galaxy S10, Galaxy S10+, Samsung Galaxy A7 2018, Galaxy A9 2018,…
Ống kính tele (telephoto)
Ống kính tele giúp bạn có thể linh hoạt giữa việc chụp góc thường trên camera chính hoặc chụp cận cảnh với ống tele.
Ngoài ra một công dụng khác của ống kính tele là có thể zoom tới chủ thể cần chụp nếu khoảng cách khá xa, điều này khá tiện ích trong việc chụp chân dung cho các bạn thích chụp ảnh lấy cả nền phía sau và người.
Hiện nay điện thoại hỗ trợ ống kính tele đã rất phổ biến, có thể kể đến như: iPhone Xs Max (ống tele 12 MP, có chống rung quang học OIS và zoom quang học 2X), Samsung Galaxy Note 8 (tele 12 MP, OIS, zoom 2X), Huawei P30 Pro (độ phân giải 8 MP, zoom 5X, OIS) hay Huawei P30 (ống tele 8 MP, zoom 3X, OIS),…
Cảm biến chiều sâu (depth sensor)
Cảm biến chiều sâu hỗ trợ cho việc chụp xoá phông, máy có thể nhận diện được chủ thể cần chụp, sau đó là xoá phông vùng nền xung quanh để làm nổi bật hơn chủ thể.
Tính năng camera này rất tiện trong việc chụp selfie, chụp ảnh chân dung hay chụp ảnh đồ vật, món ăn, khi mà phong cảnh xung quanh không đẹp, nhiều tạp thể, khiến bạn muốn làm mờ đi không thể thấy được.
Tuỳ vào chất lượng camera, mỗi smartphone sẽ cho ra khả năng xoá phông khác nhau: Có máy xoá phông chuẩn, không bị lem vào vật thể, tuy nhiên với các smartphone rẻ tiền hơn thì xoá phông sẽ có chút lỗi.
Cảm biến trắng đen (monochrome)
Nếu việc chụp các bức ảnh đủ màu sắc đã khiến bạn nhàn chám, và bạn muốn trở về một điều gì đó hoài niệm hay cổ xưa thì khả năng chụp trắng đen trên smartphone sẽ giúp bạn điều này.
Tuy nhiên hiện nay tính năng monochrome này chỉ mới bắt đầu phát triển, dòng điện thoại Nokia 9 PureView sở hữu đến 5 camera là một trong những smartphone đi đầu công nghệ.
Hy vọng bài viết giúp ích cho bạn trong việc hiểu hơn về các công nghệ camera kép trên thị trường hiện nay. Nếu có thắc mắc thì đừng ngại chia sẽ với Thcshoanghiep.edu.vn nhé!
Siêu thị Thcshoanghiep.edu.vn