Bạn đang xem bài viết Case Study là gì? Các bước triển khai Case Study hoàn chỉnh tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Chắc có thể bạn đã từng nghe qua cụm từ Case Study khi còn ngồi trên ghế nhà trường hay kể cả khi đã đi làm. Và trong lĩnh vực Marketing, cụm từ này được sử dụng như thế nào. Hãy cùng mình tìm hiểu Case Study là gì và các bước triển khai Case Study hoàn chỉnh qua bài viết này nhé!
I. Case Study là gì?
Case Study là phương pháp nghiên cứu ứng dụng chuyên sâu lý thuyết cho một trường hợp, sự kiện đã xảy ra và có thật giúp mọi người hiểu, hình dung rõ hơn nội dung đang học. Trong một Case Study, gần như mọi khía cạnh của chủ đề đều được phân tích và đưa ra ví dụ minh chứng một cách rõ ràng, dễ hiểu.
Case study có thể được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau bao gồm tâm lý học, y học, giáo dục, nhân chủng học, khoa học chính trị và công tác xã hội.
II. Ý nghĩa của Case Study
1. Tăng tính thực tiễn
Ở các trường học hay công ty, việc đào tạo và cập nhật kiến thức là vô cùng quan trọng. Hoạt động này được diễn ra liên tục, thường xuyên.
Tuy nhiên, lý thuyết chuyên ngành thường rất nhiều và khó hiểu, người học sẽ rất khó để tiếp thu. Vì vậy, các Case Study sẽ giúp tăng tính thực tiễn, đưa ra các ví dụ dễ hiểu, sát thực tế giúp người nghe, người đọc cảm thấy dễ hiểu hơn.
2. Tăng sự hứng thú khi học
Khi được học lý thuyết kèm với các Case Study cụ thể, người học sẽ cảm thấy thú vị, hào hứng hơn. Bởi vì, đó là các trường hợp đã xảy ra trong thực tế ở quá khứ hoặc hiện tại. Nó sinh động và dễ hiểu hơn là học lý thuyết một cách khô khan.
3. Nâng cao kỹ năng làm việc nhóm
Phân tích Case Study theo nhóm là một hoạt động thường thấy trong khi học tập tại các trường đại học. Trong quá trình cùng nhau phân tích, nêu ý kiến, phản biện, bạn sẽ nâng cao kỹ năng làm việc nhóm và phát triển kỹ năng mềm như giao tiếp, đàm phán, thuyết phục người khác.
4. Có cơ hội áp dụng thực tế
Case Study đưa ra là những trường hợp đã được áp dụng, xảy ra trong thực tế giúp cho người học liên kết một cách chặt chẽ giữa lý thuyết với thực tiễn. Dựa vào những đúc kết đó, bạn có thể áp dụng dễ dàng hơn cho trường hợp đang gặp ở hiện tại.
III. Các dạng Case Study thường gặp
Case Study được sử dụng phần lớn trong lĩnh vực kinh doanh, tại trường đại học hoặc trong doanh nghiệp. Đó là cách rất tốt để sinh viên hay nhân viên học hỏi kinh nghiệm, bí quyết từ những thành công hay thất bại của các trường hợp đã xảy ra trên thị trường. Nhìn chung, sẽ có 2 dạng Case Study thường gặp đó là Strategy và Operations.
1. Strategy – Chiến lược kinh doanh
Là dạng Case Study về chiến lược, đường hướng kinh doanh đã gặt hái được kết quả vượt bậc. Hoặc cũng có thể là trường hợp thất bại nhưng lại rút ra được bài học quý báu.
Các chiến lược kinh doanh trong dạng Case Study này thường là thâm nhập thị trường mới, phân tích ngành, sáp nhập và mua lại, chiến lược giá, chiến lược tăng trưởng, chiến lược khởi nghiệp, chiến lược kinh doanh của đối thủ,…
2. Operations – Hoạt động kinh doanh
Là dạng Case Study về cách điều phối hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp một cách hiệu quả, năng suất và mang lại lợi ích kinh tế cao. Các Case Study thường gặp về Operations là bài toán tăng doanh số, giảm thiểu chi phí, cải thiện kết quả kinh doanh sau thuế, cải tổ hay tái cấu trúc doanh nghiệp.
Tin tuyển dụng có thể bạn quan tâm – việc làm Nhân sự:
– Nhân viên tuyển dụng
– Nhân viên đào tạo
– Nhân viên Employer Branding
IV. Ưu điểm và hạn chế của phương pháp Case Study
1. Ưu điểm
Phương pháp Case Study có các ưu điểm nổi bật so với các phương pháp nghiên cứu khác. Chẳng hạn như là tính áp dụng cao, dễ hiểu, dễ liên tưởng và mang lại sự hứng thú cho người học.
Qua việc phân tích Case Study, người học cũng hiểu rõ hơn về phần lý thuyết mà không cảm thấy khô khan, nhàm chán. Ngoài ra, Case Study cũng phản ánh đúng thực tế, những tình huống thực sự có thể xảy ra trong quá khứ lẫn cả hiện tại. Điều này giúp người học dễ dàng tiếp cận, đánh giá và rút ra bài học cho chính mình.
2. Hạn chế
Tuy có nhiều ưu điểm nhưng phương pháp Case Study cũng có các hạn chế mà chúng ta cần xem xét. Thứ nhất là kết quả nghiên cứu này ở dạng dữ liệu định tính, gồm rất nhiều chữ, gây khó khăn cho những ai có khả năng đọc kém.
Thứ hai là phương pháp này không có tính khái quát cao mà chỉ đi sâu vào một số tình huống cụ thể nên chưa áp dụng được tổng thể lý thuyết. Cuối cùng là Case Study thường không xây dựng một quy trình rõ ràng cho người học nên đôi khi khó nắm bắt nội dung.
V. Cách tìm kiếm Case Study dễ dàng
– Bước 1: Xác định lĩnh vực bạn muốn nghiên cứu, tìm hiểu. Đó có thể là một môn học ở trường hay lĩnh vực mà bạn đang cần học hỏi để mở rộng hiểu biết của bản thân, phục vụ cho công việc và sự nghiệp.
– Bước 2: Xác định chính xác phần mà bạn muốn đi sâu. Ví dụ đang tìm hiểu lĩnh vực Marketing và phần bạn muốn đi sâu là Digital Marketing, hoặc là công cụ SEO, SEM, Content Marketing,… Xác định càng chi tiết thì bạn sẽ tìm được Case Study sát với phần lý thuyết hay kiến thức mà mình muốn học hỏi.
– Bước 3: Sử dụng các công cụ tìm kiếm như Google, Google Scholar để tìm kiếm các chủ đề bạn đã xác định cần tìm hiểu, nghiên cứu và thêm từ “case study”. Đặc biệt, Google Scholar sẽ hiển thị các bài viết mang tính học thuật, rất phù hợp với mục đích nghiên cứu, học tập.
– Bước 4: Tạo file lưu trữ các link case study phù hợp và hữu ích đối với bạn. Đồng thời, bạn cũng phải ghi chú các ý quan trọng cho mỗi Case Study để thuận tiện cho việc tìm kiếm và theo dõi.
Lưu ý: Để nghiên cứu và phân tích hiệu quả Case Study, bạn nên tiến hành thảo luận nhóm để thu thập được nhiều góc nhìn khác nhau, đào sâu hơn vấn đề được nhắc đến. Bên cạnh đó, làm dấu nổi các ý quan trọng khi đọc Case Study có thể giúp bạn dễ tổng hợp thông tin phân tích hơn.
Việc làm, tuyển dụng nhân viên pháp chế có thể bạn quan tâm:
– Nhân viên Admin Pháp Chế/Luật (phòng Phát triển Mặt Bằng)
VI. Các bước viết và triển khai Case Study
1. Xác định đối tượng mục tiêu
Đầu tiên, bạn phải xác định Case Study sẽ viết về ai và dành cho ai. Nếu viết về chính công ty, bạn cần xin phép cấp trên để lấy số liệu, không được tự tiện dùng dữ liệu khi chưa cho phép. Nếu bạn viết về khách hàng thì cần xem xét câu chuyện, trường hợp của họ có đem lại nhiều bài học hay không và sau đó là liên hệ với đại diện khách hàng.
2. Nhận sự đồng ý của khách hàng
Nếu đã xác định viết Case Study về khách hàng, bạn cần viết email hoặc gặp trực tiếp để xin sự đồng ý từ họ. Đồng thời nêu rõ những cam kết, lợi ích mà khách hàng có thể nhận được thông qua việc triển khai Case Study rộng rãi.
3. Xây dựng và gửi bảng câu hỏi sơ bộ cho khách
Bạn cần dựa vào mục đích của Case Study để xây dựng sườn bảng câu hỏi sơ bộ. Điều này nhằm đào sâu những vấn đề khách hàng đã gặp phải và cách đối phó, phương pháp hiệu quả để vượt qua khó khăn đó. Sau đó, bạn cần gửi trước cho khách hàng để họ có thời gian suy nghĩ và chuẩn bị câu trả lời.
4. Đặt lịch phỏng vấn
Bạn nên liên hệ sớm để khách hàng có thời gian sắp xếp, chuẩn bị cho buổi phỏng vấn. Sau khi xác định ngày gặp thì bạn cần lựa chọn hình thức phỏng vấn phù hợp. Tốt nhất, bạn nên gặp mặt trực tiếp để dễ trao đổi với khách hàng các nội dung quan trọng. Bên cạnh đó bạn cũng có thể lựa chọn phỏng vấn online qua Zoom, Google Meet hoặc qua điện thoại nếu không thuận tiện gặp trực tiếp.
5. Hoàn thiện Case Study
Trong quá trình phỏng vấn người cung cấp thông tin, bạn cần phải ghi chép hoặc ghi âm một cách cẩn thận. Sau đó, tổng hợp tất cả dữ liệu từ nghiên cứu tại bàn và phỏng vấn để lọc ra các thông tin cần thiết, hữu ích nhất cho Case Study.
Các phần cần có trong một Case Study là: mở đầu, tóm tắt, giới thiệu đối tượng trong case. Ở phần chính, bạn cần nêu rõ vấn đề, quá trình giải quyết vấn đề, kết quả cuối cùng và câu hỏi thảo luận.
6. Quảng bá cho Case Study
Sau khi hoàn thành Case Study, bạn cần gửi cho cấp trên và khách hàng duyệt qua. Tiếp đến là lên kế hoạch quảng bá Case Study của mình, chia sẻ trên các nền tảng khác nhau. Bạn có thể xây dựng một trang web quản lý tất cả Case Study và Testimonial, Email Campaign hoặc tạo chiến dịch trên mạng xã hội.
VII. Cách vận dụng Case Study trong chiến lược Marketing
1. Lập trang Case Study riêng biệt
Nếu sở hữu một kho dữ liệu Case Study hữu ích, bạn có thể lập nên một trang web riêng để trình bày những nghiên cứu của mình. Website này có thể tăng độ nhận diện thương hiệu của bạn, hay của công ty.
Bên cạnh đó, điều này cũng giúp mọi người có thể tham khảo cách xử lý hiệu quả nếu gặp những trường hợp, tình huống tương tự. Bạn nên đầu tư một chút về giao diện, cách bố trí dễ xem, dễ truy cập, đặt tiêu đề dễ nhớ và gợi mở để người truy cập có thể dễ dàng tìm thấy.
2. Trình bày Case Study lên trang chủ
Nếu công ty của bạn đã có một website chính thức, bạn có thể tận dụng cung cấp cho khách hàng các case study ngay tại trang chủ của web. Có thể coi đó là bằng chứng để khách hàng tìm hiểu và tin tưởng doanh nghiệp hơn.
Có một số cách bạn có thể đặt các Case Study kinh doanh lên trang chủ như báo giá/lời chứng thực của khách hàng, các nút Call-to-action (CTA) để xem case cụ thể.
3. Triển khai CTA trượt/pop-up
Nếu bạn muốn làm nổi bật các Case Study quan trọng, thu hút được sự quan tâm thì có thể thử nghiệm các loại CTA trượt hay pop-up tại trang chủ, trên các bài viết và dẫn link (URL) đến trang Case Study. Bạn không cần làm các cửa sổ hiển thị lớn chính giữa màn hình, mà có thể đặt ở vị trí tinh tế hơn để không khiến khách hàng khó chịu mà vẫn đủ lôi kéo được sự chú ý.
4. Viết bài đăng về các Case Study
Nếu bạn có khả năng viết thì đầu tư cho một bài blog thật hay về Case Study cũng là một cách rất tuyệt vời để thu hút độc giả. Hãy xác định chính xác đối tượng mà case study đang hướng tới, nội dung bạn muốn truyền tải và chú ý sử dụng từ ngữ đơn giản, ví dụ cụ thể.
Bên cạnh đó cũng nên đặt tiêu đề độc đáo, tạo điểm nhấn, chú ý đến những khó khăn của khách hàng và tư vấn họ về cách để vượt qua. Bài viết có thể dài nhưng văn phong nên thú vị, pha chút hài hước thì mới thu hút được nhiều người đọc.
5. Tạo video
Xem video, đặc biệt là video ngắn đang là xu hướng trên mọi nền tảng trực tuyến. Khách hàng thường sẽ thích xem video và nghe hơn là đọc bài viết dài đằng đẵng.
Vì thế nên việc đầu tư một video hoàn chỉnh để miêu tả về Case Study của bạn trên Youtube hay Facebook sẽ là một ý tưởng tuyệt vời. Giúp cho nội dung Case Study sẽ dễ dàng truyền tải đến nhiều hơn. Để video được thành công, bạn nên đầu tư chất lượng hình ảnh, bố cục sắp xếp phân đoạn để ý tưởng của mình được thể hiện rõ ràng.
6. Chia sẻ Case Study lên mạng xã hội
Mạng xã hội là một kênh rất phù hợp để bạn chia sẻ các Case Study của chính mình, vì nó có độ lan tỏa rất nhanh và có thể liên kết đa kênh. Bạn có thể chia sẻ và gắn thẻ khách hàng vào bài đăng, đầu tư content thật thu hút, ảnh thumbnail đẹp và liên quan đến chủ đề case study. Cũng như gắn link dẫn tới trang web của Case Study ở cuối bài.
Các mạng xã hội phù hợp cho việc chia sẻ Case Study hiện nay là Facebook, Twitter, LinkedIn,… Bạn có thể tận dụng các hội nhóm có khả năng quan tâm đến chủ đề Case Study để chia sẻ cho các thành viên khác.
7. Sử dụng Case Study trong Email Marketing
Nếu bạn đã có sẵn danh sách phân đoạn theo ngành, ví dụ như bảo hiểm, tín dụng,… thì có thể tận dụng Email Marketing. Việc gửi thư một cách cá nhân sẽ giúp bạn nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng ở hiện tại và tương lai, thuyết phục họ bằng các Case Study thành công từ nhóm khách hàng cũ. Đối với hình thức này bạn nên lưu ý tiêu đề email, văn phong, lỗi chính tả để thể hiện sự chuyên nghiệp.
8. Đào tạo nhân viên sale bằng Case Study
Không có cách đào tạo nào thực tế hơn bằng các case study hay các tình huống kinh doanh mà các nhân viên khác đã thành công trong quá khứ. Tùy từng vị trí mà bạn có thể lựa chọn các case study phù hợp với nội dung đào tạo cho nhân viên.
Tuy nhiên, hình thức này đặc biệt thích hợp cho nhân viên sale. Khi có sẵn những bài học và kịch bản sale cụ thể về từng tình huống, từng giai đoạn thì cuộc nói chuyện sẽ dễ dàng hơn cho nhân viên sale, giúp họ dễ thuyết phục khách hàng và chốt sale nhanh hơn.
Xem thêm:
– Kỹ năng lập kế hoạch: Vai trò, phương pháp, quy trình lập kế hoạch
– Kỹ năng giải quyết vấn đề – Vai trò và phương pháp rèn luyện hiệu quả
– Marketing là gì?
Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp học tập và nghiên cứu Case Study. Nếu chưa từng áp dụng phương pháp này, bạn có thể thử ngay từ giờ nhé! Chúc bạn thành công!
Nguồn tham khảo: https://en.wikipedia.org/wiki/Case_study
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Case Study là gì? Các bước triển khai Case Study hoàn chỉnh tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.