1 Chảo mất lớp chống dính có nên dùng tiếp không?
Hầu hết các chảo chống dính đều được nhà sản xuất sử dụng 1 loại keo tổng hợp để chất chống dính dễ dàng kết dính với bề mặt kim loại của chảo. Sau thời gian sử dụng nếu lớp chống dính bị trầy xước hay phồng rộp, bong tróc, thì lớp keo kết dính sẽ có khả năng phân hủy vào tạo ra những chất độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng.
Vậy chảo mất lớp chống dính có nên dùng tiếp không? Câu trả lời là không nên tiếp tục dùng vì sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại đối với sức khỏe gia đình.
2 Khi nào cần thay chảo chống dính?
Sau thời gian sử dụng, chất lượng chảo chống dính sẽ bị hao mòn và không còn tốt như mới, dễ sinh ra nhiều chất độc hại. Trường hợp bạn dùng sản phẩm cao cấp có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng vẫn có thể dùng tiếp nếu mặt chảo chỉ bị trầy xước nhẹ. Tuy nhiên cần hạn chế dùng chảo bị trầy xước hoặc bong tróc nặng.
Bạn chỉ nên thay mới chảo chống dính trong trường hợp chảo đã bị hư hại nhiều, khi chiên xào bị dính hoặc cháy khét khiến món ăn không còn hấp dẫn như trước.
Lưu ý nên chọn mua những sản phẩm chất lượng để duy trì thời gian sử dụng lâu dài, hiện nay Điện máy XANH đang kinh doanh đa dạng mẫu chống dính cao cấp mà giá vô cùng ưu đãi, hãy ghé ngay các cửa hàng gần nhất để sắm cho mình chảo ưng ý nhất nhé.
3 Một số lưu ý khi sử dụng chảo chống dính
Để duy trì độ bền, chất lượng như mới của chảo đồng thời hạn chế nhiều rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
- Nhiều gia đình trước khi nấu thường hong khô chảo bằng cách để chảo trống, cách làm này sẽ giúp chảo đạt nóng nhanh nhưng làm tăng nguy cơ thải ra các khí độc từ teflon. Do đó, trước khi nấu hãy lau khô và cho thêm chất lỏng chẳng hạn như dầu hoặc thức ăn bất kỳ lên chảo.
- Khi nấu ăn hạn chế nấu ở nhiệt độ cao như nướng bởi điều này đồng nghĩa cho teflon có thể phân hủy dễ dàng.
- Hãy đảm bảo quạt thông gió và cửa sổ được mở hoàn toàn để đẩy tất cả khói khi nấu ăn ra ngoài.
- Tuyệt đối không dùng các vật nhọn bằng kim loại để xào, nấu thức ăn thay vào đó bạn nên dùng dụng cụ có chất liệu từ gỗ, silicon để duy trì độ bền cho chảo.
- Lớp phủ chảo chống dính khá mỏng nên khi vệ sinh cần chú ý sử dụng các miếng bọt mềm để tẩy rửa, hạn chế miếng chùi rửa bằng kim loại.
- Khi thấy chảo cũ đã bị trầy xước quá nhiều bạn nên thay chảo mới để giảm thiểu tình trạng các mảnh vỡ nhỏ từ lớp chống dính rơi vào thức ăn.
4 Cách phục hồi lớp chống dính
Phục hồi lớp chống dính bằng sữa tươi là một trong những cách vô cùng hiệu quả lại tiết kiệm tối đa chi phí. Trong sữa có chứa một dạng Protein là Casein, khi ở nhiệt độ cao chất này sẽ kết nối lại với nhau tạo thành một lớp phủ trên bề mặt chảo. Nhờ đó phục hồi khả năng chống dính nhanh chóng.
Lưu ý: Cách chỉ áp dụng với chảo bị bong tróc sơn chống dính ở mức độ nhẹ và vừa phải. Không đạt hiệu quả rõ rệt với chảo bị bong tróc quá nhiều.
Bước 1: Đầu tiên bạn cho lượng sữa vừa đủ để lấp đầy hết phần lòng chảo (sữa tươi không đường hoặc có đường đều được).
Bước 2: Tiếp theo bạn bật bếp và đun sôi sữa trong chảo trong khoảng 5 phút ở nhiệt độ vừa, không nên dùng lửa quá lớn khiến sữa bị tràn ra ngoài gây mất vệ sinh.
Bước 3: Sau khi đun sôi xong, bạn tắt bếp và đổ hết lượng sữa còn lại đi rồi vệ sinh sạch sẽ để chảo không còn bám mùi sữa.
Bước 4: Để kiểm tra lớp chống dính đã được phục hồi chưa bạn hãy cho quả trứng vào chiên thử. Nếu trứng được lật dễ dàng không bị dính vào chảo bạn có thể an tâm dùng tiếp mà không lo ảnh hưởng đến sức khỏe.