Chất béo MCT (Medium chain triglycerides) là chất béo dễ hấp thu, cung cấp năng lượng cho cơ thể, phát triển trí não. Dầu dừa và sữa công thức là các nguồn bổ sung MCT hiệu quả.
Medium-chain triglycerides là gì?
MCT là acid béo chuỗi carbon trung bình trở thành nguồn cung cấp calo và axit béo thiết yếu cho các tình trạng y tế khác nhau liên quan đến suy dinh dưỡng và kém hấp thu. Nguồn thực phẩm phong phú để chiết xuất MCT thương mại bao gồm dầu hạt cọ và dầu dừa
Một thử nghiệm lâm sàng cho thấy MCT hấp thu nhanh có hiệu quả về tạo năng lượng tốt hơn so với chất béo chuỗi dài, nhưng lại không bằng nhóm bột đường.
MCT mang lại lợi ích gì cho sức khỏe?
Đối với người lớn
Như các loại chất béo khác, MCT là nguồn cung năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên, nhờ dễ dàng hấp thu nên MCT cung cấp nguồn năng lượng cho cơ thể nhanh chóng và hiệu quả hơn so với các loại chất béo khác.
Đối với MCT, tuy vẫn được tích trữ trong cơ thể dưới dạng mỡ nhưng rất ít. MCT không tích lũy ở gan, hạn chế được tình trạng tích lũy mỡ dưới da, gây béo phì. Ngoài ra, MCT còn có tác dụng hỗ trợ, giúp hệ tiêu hóa hấp thu thức ăn hiệu quả hơn.
Đối với trẻ em
MCT cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ, nhất là đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nhờ đặc tính nhanh hấp thu của mình, MCT rất có lợi đối với trẻ biếng ăn, trẻ bị tình trạng giảm hấp thu chất béo, chậm tiêu hóa, trẻ mắc bệnh tá tràng… Thêm vào đó, MCT còn tốt cho hệ tiêu hóa non nớt của trẻ.
MCT cung cấp năng lượng cho các cơ quan trong cơ thể, trong đó có não bộ.
Nguồn thực phẩm bổ sung MCT
Trong dầu dừa có đến hơn 60% MCT, đây được xem là thực phẩm tiêu biểu giàu MCT. Ngoài dầu dừa, MCT còn có nhiều trong dầu hạt cọ, sữa dê và các sản phẩm từ sữa.
Sữa bột là thực phẩm giúp cơ thể bổ sung đầy đủ lượng MCT cần thiết. Đặc biệt, hàm lượng MCT được cung cấp nhiều hơn trong các loại sữa dành riêng cho người gầy, trẻ cần tăng cân.
Chọn mua các sản phẩm tại Bách Hóa Xanh:
Cần lưu ý gì để bổ sung MCT đạt hiệu quả cao?
-
Một số thông tin cho rằng, dùng chất béo MCT sẽ không gây béo phì, thực tế không phải vậy. Do MCT ít tích lũy mỡ thừa hơn các chất béo khác, nên nếu không kết hợp việc ăn uống và tập thể dục, cơ thể vẫn có nguy cơ mắc bệnh béo phì.
-
Khi dùng dầu dừa để bổ sung MCT, cần lưu ý không nên quá lạm dụng. Dùng quá nhiều dầu dừa sẽ gây đầy bụng, khó tiêu.
-
Sữa mẹ chứa rất ít MCT, không cung cấp đủ cho nhu cầu của trẻ. Vì vậy, nên cho trẻ sử dụng thêm sữa bột công thức để cung cấp đầy đủ MCT và các chất béo cần thiết khác cho trẻ.
Đạm Whey và chất béo MCT
Đạm Whey
Đạm whey hay còn gọi là “protein ban ngày” là một trong hai loại đạm có trong sữa. Đặc biệt là chuyển hóa thành các acid amin nhanh chóng, nên được hệ tiêu hóa hấp thụ thẳng vào máu và đi tới các bộ phận trong cơ thể, cung cấp cho các tế bào nguyên liệu để tổng hợp protein.
Vì thế, giúp phục hồi sức khỏe nhanh chóng sau thời gian dài hoạt động, vui chơi cũng như cơ thể được thúc đẩy tăng trưởng tốt hơn.
Chất béo MCT
Chất béo MCT dễ dàng hấp thu nhanh qua đường ruột nên có ích cho trẻ em bị tình trạng giảm hấp thu chất béo, chậm tiêu hóa, biếng ăn, bệnh gan mật, bệnh dạ dày tá tràng,….
Bạn sẽ quan tâm:
-
Mangan hay Manganesia là gì?
-
Chất khoáng là gì và vai trò của nó với cơ thể?
-
Khoáng chất Kali (K) là gì?
MCT là chất béo có lợi và được khuyến khích nên bổ sung cho cơ thể. MCT cung cấp năng lượng cho cơ thể, đặc biệt dễ hấp thu với hệ tiêu hóa còn non nớt của các bé.
Nguồn: Trang WebMD
Kinh nghiệm hay Thcshoanghiep.edu.vn