Bạn đang xem bài viết Chỉ số EQ là gì? Phân biệt IQ và EQ? Dấu hiệu người có EQ cao tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Nhiều chuyên gia cho rằng chỉ số EQ đóng vai trò quan trọng hơn cả chỉ số IQ trong sự thành công của mỗi người. Những người có EQ cao thường được yêu mến và tin tưởng vì họ có những phẩm chất rất đáng quý. Vậy nếu bạn muốn hiểu rõ chỉ số EQ là gì và biết cách nhận biết người có EQ cao thì hãy đọc hết bài viết này nhé!
I. Tổng quan về chỉ số EQ
1. Định nghĩa
EQ là viết tắt của từ Emotional intelligence, trong tiếng Việt có nghĩa là “trí tuệ cảm xúc” hoặc “chỉ số thông minh cảm xúc”. Chỉ số này thể hiện khả năng hiểu, sử dụng và quản lý cảm xúc của bản thân theo hướng tích cực để giảm bớt căng thẳng, giao tiếp hiệu quả, đồng cảm với người khác và vượt qua thử thách, xung đột.
Ngoài ra, EQ còn giúp bạn xây dựng các mối quan hệ bền chặt hơn với những người xung quanh. Cũng như là “công cụ” hữu ích giúp bạn biến ý định thành hành động và đưa ra quyết định sáng suốt về những vấn đề quan trọng trong cuộc sống.
Wayne Payne là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ Trí tuệ xúc cảm (TTXC) trong luận văn tiến sĩ của anh: “Nghiên cứu về xúc cảm: Phát triển trí tuệ xúc cảm” vào năm 1985. Tuy nhiên, thuật ngữ gần tương tự đã xuất hiện trước đó Leuner (1966). Greenspan (1989) cũng đồng thời đề xuất mô hình TTXC này năm 1985, nối tiếp bởi Salovey và Mayer (1990), và Goleman (1995).
2. Nghiên cứu và luận điểm về học thuyết EQ
Có rất nhiều tranh luận về định nghĩa của trí tuệ cảm xúc khi xem xét thuật ngữ và cả các hoạt động. Tiên phong là Salovey và Mayer (1990) đã định nghĩa trí tuệ cảm xúc là “khả năng giám sát cảm giác và xúc cảm của một người nào đó và những người khác, phân biệt giữa họ và sử dụng thông tin này để dẫn dắt suy nghĩ và hành động của người đó”.
3. Ý nghĩa của chỉ số EQ
So với chỉ số IQ, EQ là chỉ số cảm xúc, dùng để đo lường tính sáng tạo, trí tưởng tượng phong phú của con người. Giữa IQ và EQ, có thể nói EQ quan trọng hơn rất nhiều. Theo nghiên cứu, chỉ số này chiếm khoảng 80% sự thành công trong cuộc sống, học tập và làm việc của con người. Đây cũng là yếu tố quyết định sự hạnh phúc của một người.
Sáng tạo là tố chất quan trọng trong công việc, đây cũng là thứ không có nhà tuyển dụng nào có thể nhìn rõ được ở ứng viên bằng mắt thường. Vì thế, khi bài test EQ ra đời, nhiều công ty đã áp dụng nó trong khâu tuyển dụng. Chỉ số EQ giúp cho con người nhận ra được đâu là thế mạnh, đâu là điểm yếu của mình để khắc phục.
Bên cạnh đó thông qua việc nghiên cứu về chỉ số này còn có thể giúp ích để xây dựng các phương pháp kích thích EQ, phát triển sức sáng tạo của con người. Ngoài khả năng sáng tạo, EQ còn đánh giá mức độ làm chủ kiểm soát cảm xúc của từng người. Việc làm chủ được cảm xúc sẽ giúp ích không ít trong công việc cũng như học tập.
Tuyển dụng, Việc làm Chăm sóc khách hàng có thể bạn quan tâm:
– Cộng tác viên Tổng Đài Bảo Hành Điện Máy Xanh
– Cộng tác viên Tổng Đài Bảo Hành Hãng
– Nhân viên Tổng Đài Chăm Sóc Khách Hàng
II. Sự khác nhau giữa IQ và EQ
IQ và EQ đều là những chỉ số rất quan trọng, có ý nghĩa đối với sự thành công và phát triển của con người. Tuy nhiên mỗi chỉ số sẽ thể hiện các khía cạnh và đặc điểm khác nhau mà chúng ta có thể phân biệt được.
Cụ thể thì IQ là chỉ số thông minh về trí óc, thể hiện khả năng suy nghĩ, tư duy logic, trí nhớ tốt và tiếp thu nhanh. Người có chỉ số IQ cao thường tự tin trong cuộc sống, tập trung nhiều vào công việc, lối suy nghĩ riêng và có xu hướng thích ở một mình. Các nhà nghiên cứu khoa học, tiến sĩ, bác sĩ, lập trình viên, kỹ sư,… thường là những người có IQ cao.
Còn EQ là chỉ số thông minh về cảm xúc, thể hiện khả năng nhận định, quản lý, kiềm chế cảm xúc cá nhân và người khác. Người có chỉ số EQ cao thường lạc quan, chịu được áp lực cao, sống tình cảm, biết thấu hiểu và giúp đỡ mọi người xung quanh nên được nhiều người yêu mến. Các nhà tâm lý học, nhà văn, HR, triết học gia,… thường là những người có EQ cao.
III. Những yếu tố đánh giá chỉ số EQ
1. Self-awareness – Tự nhận thức
Tự nhận thức, hay khả năng nhận biết và hiểu được cảm xúc của chính bản thân, là một kỹ năng quan trọng của trí tuệ cảm xúc. Người có khả năng tự nhận thức thường dễ nhận ra điểm mạnh và hạn chế của chính họ, cởi mở với thông tin và kinh nghiệm mới học hỏi từ người khác.
Ngoài ra, họ cũng nhận thức được ảnh hưởng của hành động, tâm trạng và cảm xúc của mình đối với người khác. Để trở nên tự nhận thức, bạn phải có khả năng theo dõi cảm xúc của bản thân, nhận ra các phản ứng cảm xúc khác nhau và sau đó xác định chính xác từng cảm xúc cụ thể.
2. Self-regulation – Tự điều chỉnh
Tự điều chỉnh là khả năng kiềm chế và thể hiện cảm xúc một cách thích hợp, đúng thời điểm. Những người có kỹ năng tự điều chỉnh có xu hướng linh hoạt, thích ứng tốt với sự thay đổi. Họ giỏi quản lý xung đột và giải tỏa các tình huống căng thẳng hoặc khó khăn.
Bên cạnh đó, những người có kỹ năng tự điều chỉnh mạnh mẽ thường có sự tận tâm cao, luôn biết suy nghĩ về cách họ ảnh hưởng đến người khác và chịu trách nhiệm về hành động của mình.
3. Motivation – Động lực
Động lực bên trong là một kỹ năng trí tuệ cảm xúc quan trọng khác. Những người có EQ cao thường không được thúc đẩy bởi phần thưởng bên ngoài như danh tiếng, tiền bạc, sự công nhận và ca ngợi.
Thay vào đó, họ có một niềm đam mê để thực hiện các nhu cầu và mục tiêu bên trong của chính mình. Họ tìm kiếm phần thưởng bên trong, chính là sự trải nghiệm khi theo đuổi những thử thách khó và vượt qua nó. Những người có động lực bên trong thường có xu hướng chủ động hành động, họ đặt mục tiêu, có nhu cầu thành tích cao, luôn tìm cách để làm tốt hơn trong mọi việc.
4. Empathy – Sự đồng cảm
Sự đồng cảm hay khả năng hiểu được cảm xúc của người khác là yếu tố quyết định đối với trí tuệ cảm xúc. Nó liên quan đến khả năng nhận ra trạng thái cảm xúc của người khác cách phản hồi của bạn với cảm xúc của họ. Ví dụ như, khi thấy ai đó đang cảm thấy buồn hoặc tuyệt vọng, bạn sẽ đối xử với họ bằng sự quan tâm và chăm sóc đặc biệt hơn, hoặc cố gắng vực dậy tinh thần của người đó bằng nhiều cách tích cực.
Đồng cảm cũng cho phép bạn hiểu các động lực thường ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hội, đặc biệt là trong môi trường làm việc. Bởi vì đó là kim chỉ nam hướng dẫn bạn cách giao tiếp, ứng xử khéo léo với những người khác nhau mà bạn có thể sẽ gặp hàng ngày.
5. Social skills – Kỹ năng xã hội
Có kỹ năng xã hội hay tương tác tốt với người khác cũng là một khía cạnh quan trọng khác của trí tuệ cảm xúc. Có kỹ năng xã hội mạnh mẽ giúp bạn xây dựng mối quan hệ tốt với mọi người, phát triển sự hiểu biết mạnh mẽ hơn về bản thân và người khác. Kỹ năng xã hội quan trọng bao gồm các kỹ năng mềm như lắng nghe tích cực, kỹ năng giao tiếp bằng lời nói hay ngôn ngữ hình thể, kỹ năng lãnh đạo và khả năng thuyết phục.
IV. Vai trò của chỉ số EQ trong cuộc sống
Chúng ta có thể nhận thấy rằng chỉ số EQ thật sự có tác động rất lớn trong cuộc sống của mỗi người. Trong môi trường làm việc hay học tập, chắc chắn chúng ta luôn gặp những căng thẳng, mệt mỏi với công việc hoặc các mối quan hệ xung quanh. Tuy nhiên người có trí tuệ cảm xúc cao sẽ quản lý được cảm xúc của mình, biết tự động viên bản thân và dễ dàng bỏ qua cho người khác.
Điều này không chỉ góp phần nâng cao sức khỏe tinh thần mà còn cả sức khỏe thể chất, giúp chúng ta nhanh chóng lấy lại tinh thần, sống thoải mái, dễ chịu và giảm được nguy cơ mắc một số bệnh như tăng huyết áp, đau tim, lão hóa, trầm cảm. Bên cạnh đó, người có chỉ số EQ cao thường giao tiếp hiệu quả, dễ cảm thông chia sẻ, thấu hiểu nên các mối quan hệ xung quanh rất bền chặt và chất lượng.
V. Các dấu hiệu của người có EQ cao
– Bạn nghiền ngẫm về những cảm xúc: Có nghĩa là bạn có khả năng nhận ra cảm xúc của bản thân, của người khác và nhận biết được sự tác động của chúng. Ngoài ra, bạn có sự quan tâm, tò mò đặc biệt về cảm xúc của mọi người, luôn tự đặt cho mình những câu hỏi về cảm xúc con người trong những hoàn cảnh khác nhau.
– Bạn biết khi nào thì nên tạm dừng: Việc tạm dừng có nghĩa là trước khi nói hay hành động, bạn biết dừng lại để suy nghĩ mà không thực hiện dựa trên cảm xúc. Điều này giúp bạn tránh khỏi những tình huống lúng túng hay quyết định quá nhanh, thiếu suy nghĩ.
– Bạn nỗ lực để kiểm soát suy nghĩ của mình: Suy nghĩ của con người là vô tận, tất nhiên có suy nghĩ tích cực và suy nghĩ tiêu cực. Người có EQ cao thường cố gắng và thành công trong việc kiểm soát suy nghĩ, chống lại việc có thể làm “nô lệ” cho những cảm xúc tiêu cực.
– Bạn hưởng lợi từ những lời chỉ trích: Tất nhiên không ai thích mình bị chỉ trích, trách mắng, tuy nhiên người có EQ cao sẽ cho đó là cơ hội để nhìn nhận lại bản thân. Họ thường không phản ứng gay gắt lại mà sẽ đặt ra câu hỏi “Làm thế nào để mình trở nên tốt hơn?”.
– Bạn thể hiện tính xác thực: Tính xác thực ở đây là việc bạn chia sẻ, nói những gì mình nghĩ theo các nguyên tắc, giá trị của bản thân và điều bạn tin là đúng đắn. Người có EQ cao không phải chia sẻ điều này với tất cả mọi người nhưng họ cũng chỉ mở lòng với những người họ cho là đủ thân thiết và quan trọng đối với họ.
– Bạn thể hiện sự đồng cảm với người khác: Người có EQ cao thường luôn dễ đồng cảm với người khác. Họ đặt mình vào vị trí và tình thế của người khác để thật sự thấu hiểu suy nghĩ, khó khăn hay niềm vui người khác cảm thấy được. Điều này giúp họ có được các mối quan hệ sâu sắc, chất lượng.
– Bạn biết cách khen ngợi người khác: Ai cũng thích được khen ngợi, đặc biệt là từ những người có EQ cao. Lý do là người có EQ cao thường thật sự tập trung vào những điều tốt đẹp của người khác, muốn họ cảm thấy tin tưởng ở bản thân, giúp họ có thêm động lực để trở nên tốt hơn.
– Bạn đưa ra những lời nhận xét hữu ích: Người có EQ cao không đưa ra lời nhận xét mang tính chê bai, hạ thấp người khác. Nhưng họ sử dụng những từ ngữ mang tính gây dựng, dù chỉ rõ lỗi sai và vấn đề của người khác nhưng nó rất thiết thực và hữu ích, không khiến người khác mất lòng.
– Bạn nói lời xin lỗi khi cần: Người có EQ cao thường dễ nhận thức được lỗi sai của bản thân và mạnh mẽ nói ra lời xin lỗi với người khác. Đôi khi họ cũng xin lỗi mặc dù không làm sai, nhưng đó là vì họ tôn trọng và muốn giữ gìn mối quan hệ với người khác.
– Bạn tha thứ và quên đi: Mặc dù người khác có làm những điều tồi tệ khiến bạn buồn thì bạn vẫn có thể tha thứ và quên đi. Mặc dù vẫn đau lòng hoặc buồn giận nhưng điều đó không kéo dài lâu, bạn nhanh chóng quên đi và tiếp tục hướng về phía trước.
– Bạn giữ đúng cam kết, lời hứa: Người có EQ cao vì thường nghĩ đến cảm xúc của người khác nên thường có trách nhiệm với lời nói của mình. Họ có thói quen giữ lời hứa và cam kết của mình cả việc nhỏ và việc lớn. Điều này giúp bạn trở thành một người đáng tin cậy trong mắt người khác.
– Bạn giúp đỡ người khác: Người có chỉ số EQ cao dễ cảm thấy đồng cảm, thương cảm. Do đó họ luôn sẵn lòng giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn. Họ cho rằng điều đó là lẽ bình thường, là nghĩa vụ của bản thân và cảm thấy vui khi được giúp đỡ người khác.
– Bạn bảo vệ bản thân khỏi cảm xúc tiêu cực: Người có EQ cao có thể điều khiển được suy nghĩ của bản thân và nhận thức được cảm xúc nào có hại cho bản thân. Họ sẽ cố gắng để điều hướng suy nghĩ của mình khỏi sự tiêu cực. Thay vào đó, tìm những điều tích cực trong mọi vấn đề để luôn vững vàng, không bị cảm xúc tiêu cực nhấn chìm.
– Bạn biết rõ điểm mạnh và điểm yếu của mình: Bạn có sự thành thật với bản thân và nhận biết được điều gì mình có thể làm tốt để phát huy và điều nào còn hạn chế để cố gắng cải thiện. Nhờ đó, bạn sẽ có sự tiến bộ một cách toàn diện theo thời gian.
– Bạn luôn tự động viên mình: Một dấu hiệu nữa chứng tỏ bạn là một người có EQ cao đó là luôn biết cách tự động viên bản thân. Trong những sự khó khăn, nghịch cảnh, bạn không suy nghĩ tiêu cực hay muốn bỏ cuộc. Thay vào đó, bạn ý thức được rằng cần phải cố gắng hơn nữa và những điều bạn gặp sẽ giúp bạn mạnh mẽ hơn trong cuộc sống.
V. Một số câu hỏi phổ biến về chỉ số EQ
– Chỉ số EQ hay chỉ số IQ quan trọng hơn?
Theo nghiên cứu, chỉ số này chiếm khoảng 80% sự thành công trong cuộc sống, học tập và làm việc của con người. Đây cũng là yếu tố quyết định sự hạnh phúc của một người. Vì thế, giữa IQ và EQ thì EQ được xem là quan trọng hơn.
– Chỉ số EQ có phải do gen di truyền?
Các nhà khoa học tại Đại học Cambridge, Viện Pasteur, Đại học Paris Diderot và 23andMe đa tiến hành cuộc kiểm tra EQ với 46.861 người, đã cho ra kết luận rằng: “Trẻ có chỉ số EQ cao hay thấp một phần là do được thừa hưởng từ bố mẹ. Điều này có nghĩa, chỉ số EQ của trẻ không chỉ hình thành trong quá trình được bố mẹ nuôi dạy mà còn do gen di truyền”.
Hay với chỉ số IQ, các cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng những cặp anh chị em ruột sống cùng nhà với nhau sẽ có IQ tương đối giống nhau hơn so với anh chị em sống chung trong gia đình ba mẹ nuôi.
Như vậy, chỉ số EQ và IQ đều chịu ảnh hưởng từ gen di truyền của bố mẹ.
– Những yếu tố nào có thể ảnh hưởng tới chỉ số EQ?
Như đã nói, EQ và IQ chịu ảnh hưởng từ gen di truyền của bố mẹ. Bên cạnh đó, trong quá trình sinh ra và lớn lên, môi trường sống, trường học, bạn bè, các mối quan hệ xã hội cũng tác động đến EQ và IQ.
VII. Cách cải thiện và phát triển chỉ số EQ
Nếu bạn cảm thấy trí tuệ cảm xúc của mình chưa cao và cần sự cải tiến thì bạn có thể cố gắng luyện tập mỗi ngày bằng một số phương pháp. Tuy nhiên điều quan trọng là chính bạn phải thật sự muốn thay đổi và nỗ lực thật nhiều. Sau đây là 2 cách khá đơn giản để cải thiện và phát triển chỉ số EQ.
1. Ghi chép lại hành trình của mình
Đây là phương pháp bạn tự mình đánh giá hành vi, thái độ của chính bản thân và những người bạn tiếp xúc trong một ngày. Cách này đơn giản là nhớ và ghi chép toàn bộ những suy nghĩ về hoạt động, thái độ, cảm xúc của bản thân và người khác.
Sau đó, một lần nữa đọc kỹ lại để phân tích, đánh giá bản thân. Bạn có thể đặt một số câu hỏi như:
– Mình đã làm tốt ở điểm nào?
– Điều gì mình làm khiến người khác khó chịu?
– Người khác có được khích lệ bởi lời nói và hành vi của mình không?
– Mình đã nỗ lực như thế nào trong ngày qua?
2. Phương pháp đánh giá 360 độ
Đối với phương pháp này, bạn chủ động tiếp nhận phản hồi, đánh giá từ người thân quen hoặc người bạn đã làm việc, học tập chung. Đồng thời, bạn cũng phải tự đánh giá về các khía cạnh cảm xúc của bản thân. Qua quá trình này, bạn có thể biết được người khác nghĩ gì về mình, nhận biết điểm mạnh và điểm yếu của bản thân, biết cách điều chỉnh hành vi và cảm xúc cho phù hợp. Điều đó giúp bạn cải thiện hiệu quả nơi làm việc, giảm căng thẳng và gắn kết các mối quan hệ của mình hơn.
Xem thêm:
– Storytelling là gì? Nguyên tắc xây dựng Content Storytelling thu hút
– Case Study là gì? Các bước triển khai Case Study hoàn chỉnh
– SEO Content là gì? Cách xây dựng và tối ưu SEO Content hiệu quả
Hy vọng thông qua bài viết, bạn đã có thêm thông tin để tự đánh giá về chỉ số EQ của bản thân cũng như mọi người xung quanh. Bên cạnh đó, đừng quên rằng trí thông minh về cảm xúc vẫn có thể luyện tập được nếu bạn thật sự muốn cải thiện nhé!
Nguồn tham khảo: https://vi.wikipedia.org/wiki/Trí_tuệ_xúc_cảm
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Chỉ số EQ là gì? Phân biệt IQ và EQ? Dấu hiệu người có EQ cao tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.