Bạn đang xem bài viết CMO là gì? Những yếu tố cần có để trở thành CMO tài năng tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Các doanh nghiệp ngày nay luôn cần một người có đủ kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm về Marketing để lập kế hoạch và điều hành các hoạt động Marketing. Và vị trí đó chính có tên gọi là CMO – Giám đốc Marketing. Vậy CMO là gì, và vai trò trong doanh nghiệp như thế nào? Hãy cùng mình tìm hiểu về vị trí này thông qua bài viết sau đây nhé!
I. CMO là gì?
1. Định nghĩa CMO là gì?
CMO – Chief Marketing Officer, hay còn gọi là Giám đốc tiếp thị, Giám đốc Marketing là một trong những vị trí giám đốc của doanh nghiệp, tổ chức. Họ chịu trách nhiệm cho tất cả các hoạt động tiếp thị của doanh nghiệp bao gồm: quản trị thương hiệu, truyền thông tiếp thị (quảng cáo, khuyến mại, quan hệ công chúng,…), nghiên cứu thị trường, tiếp thị sản phẩm, quản lý kênh phân phối, định giá,… CMO có nhiệm vụ trình bày và báo cáo tất cả các hoạt động Marketing cho giám đốc hoặc tổng giám đốc điều hành của doanh nghiệp.
2. Vai trò của CMO trong doanh nghiệp
Trong thị trường cạnh tranh gay gắt như ngày nay, các công ty và doanh nghiệp lớn đầu tư rất mạnh cho Marketing nhằm tạo sự khác biệt so với đối thủ. Các chiến lược Marketing Mix không còn đơn giản là thực hiện những chương trình quảng cáo, khuyến mãi mà cần phải tích hợp đa kênh, đa phương tiện.
Vì vậy, doanh nghiệp cần một CMO có đầy đủ kiến thức về Marketing hiện đại, sự sáng tạo, thông minh để tạo ra những chiến dịch Marketing thành công, đem lại kết quả vượt trội cho doanh nghiệp.
3. Sự khác nhau giữa CMO và CCO
Chief Customer Officer hay còn được viết tắt là CCO. Đây là chức vụ giám đốc kinh doanh của một doanh nghiệp và có tầm quan trọng chỉ đứng sau mỗi Giám đốc điều hành (CEO). Chức vụ này có trách nhiệm điều hành mọi hoạt động tiêu thụ sản phẩm, vận hành guồng máy liên quan đến khách hàng theo chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
Khác với CMO, CCO hoạt động dựa trên nền tảng từ những hoạt động của CMO như: tiếp cận, định vị thương hiệu, tiếp thị sản phẩm… Cùng với đó, nhiệm vụ chính của CCO chủ yếu tập trung vào khách hàng, cung cấp và tiêu thụ sản phẩm/ dịch vụ.
II. Nhiệm vụ của vị trí CMO đối với doanh nghiệp
1. Xây dựng và quản trị thương hiệu của doanh nghiệp
Thương hiệu là một yếu tố quan trọng mà doanh nghiệp cần chú trọng vì nó không chỉ là một cái tên mà còn thể hiện nét đặc trưng của doanh nghiệp. Vì vậy CMO có nhiệm vụ phải xây dựng chỗ đứng cho thương hiệu doanh nghiệp trên thị trường và đặc biệt là trong tâm trí khách hàng. Bên cạnh đó, phải đảm bảo mọi chương trình, hoạt động, nội dung phải có sự đồng nhất, phù hợp với đặc điểm thương hiệu.
2. Nắm bắt các xu hướng Marketing mới
Trên thế giới, hoạt động Marketing đã và đang phát triển rất mạnh mẽ nhờ có những ứng dụng của công nghệ. Tuy nhiên, một số xu hướng Marketing mới đôi khi lại được cập nhật khá chậm tại Việt Nam.
Do đó, CMO phải biết tìm hiểu, học hỏi và nắm bắt các xu hướng đó thật nhanh chóng để cập nhật cho các chiến dịch Marketing của doanh nghiệp. Ngoài ra, họ cũng nên nắm bắt các “trend” trên kênh Social Media như Facebook, Tik Tok, Instagram,… để áp dụng cho các chiến dịch truyền thông nhằm thu hút được sự quan tâm của nhiều người.
3. Phân tích và nghiên cứu thị trường
Một CMO cũng phải tiến hành phân tích thị trường Marketing từ môi trường vĩ mô như công nghệ, kinh tế, xã hội, chính trị,… đến môi trường vi mô gồm khách hàng, đối thủ, nhà cung cấp.
Qua những dữ liệu, thông tin đã được phân tích, CMO sẽ có cơ sở để lập nên các kế hoạch Marketing và đưa ra quyết định sát suốt, phù hợp với tình hình thị trường hiện tại. Bước nghiên cứu và phân tích rất quan trọng giúp giảm thiểu tối đa những rủi ro khi thực thi kế hoạch trong tương lai.
4. Xây dựng chiến lược truyền thông Marketing
Truyền thông Marketing liên quan đến việc quản lý cách thức công ty truyền đạt thông tin quan trọng đến khách hàng mục tiêu. CMO có nhiệm vụ đảm bảo rằng thông điệp đưa ra phải rõ ràng và nhất quán, nhắm đúng vào thị trường mong muốn. Bên cạnh đó, họ phải tìm ra các công cụ truyền thông hiệu quả nhất cho kế hoạch. Các công cụ truyền thông tiếp thị có thể bao gồm quảng cáo, tiếp thị trực tiếp và các sự kiện được tài trợ,…
5. Triển khai chiến lược truyền thông Marketing đa kênh (IMC plan)
Chiến lược truyền thông Marketing đa kênh (IMC plan) hiện nay đang được rất nhiều doanh nghiệp lớn áp dụng và nó đem lại hiệu quả vô cùng lớn. Lý do là vì nó kết hợp tất cả các hình thức truyền thông lại với nhau để đem tới một thông điệp nhất quán. Khiến cho khách hàng mục tiêu có nhiều cơ hội tiếp cận được thông điệp của công ty.
Giám đốc Marketing cần phải tìm hiểu kỹ tất cả các hình thức truyền thông từ online đến offline và sáng tạo một thông điệp hay, độc đáo, đúng insight của khách hàng mục tiêu.
6. Quản trị chiến lược sản phẩm
Quản trị chiến lược sản phẩm liên quan đến việc phát triển sản phẩm mới và tiếp thị sản phẩm. Đây là hai vai trò bổ sung cho nhau nhằm tối đa hóa doanh thu và thị phần.
Phát triển sản phẩm bao gồm việc xây dựng các sản phẩm mới, nghiên cứu tính khả thi của các sản phẩm được đề xuất và xác định nhu cầu của khách hàng. Tiếp thị sản phẩm bao gồm việc tung ra các sản phẩm mới, tạo ra các chương trình khuyến mãi và nhắn tin, theo dõi sự cạnh tranh và nhận phản hồi của khách hàng.
7. Đánh giá hiệu quả hoạt động Marketing của doanh nghiệp
Sau khi thực hiện một chiến dịch Marketing thì doanh nghiệp cần biết nó có hiệu quả và đạt được các mục tiêu đã đề ra hay chưa. Vì vậy, CMO ngoài việc giám sát, triển khai hoạt động thì còn phải đo lường, đánh giá hiệu quả cho mỗi chiến dịch marketing được triển khai. Bên cạnh đó, xây dựng bộ hệ thống các tiêu chí đánh giá quan trọng, khách quan. Việc này sẽ giúp CMO có những cơ sở quan trọng để có sự điều chỉnh, thay đổi chiến lược cho phù hợp và để báo cáo kết quả cho cấp trên.
8. Đưa ra những thay đổi và giám sát
CMO là người chịu trách nhiệm chính cho tất cả hoạt động Marketing, do đó họ phải giám sát công việc của tất cả bộ phận từ truyền thông, SEO, design, PR,… Bên cạnh đó, các kế hoạch và chiến dịch Marketing không phải lúc nào cũng diễn ra một cách suôn sẻ như dự định ban đầu. Mà trong khi triển khai sẽ có nhiều sự tác động chủ quan và khách quan như nhân viên, đối tác, tình hình xã hội, dịch bệnh… Nên CMO còn phải theo dõi sát sao tình hình, nhìn nhận được các mối nguy cơ để đưa ra quyết định thay đổi cho kế hoạch một cách nhanh chóng, hiệu quả.
III. KPI công việc của CMO
Để lo lường hiệu quả cho các chiến dịch Marketing, CMO cần đưa ra bộ KPI phù hợp với đặc điểm, tính chất và mục tiêu của chiến dịch đó.
1. Marketing ROI
– Định nghĩa: ROI là viết tắt của Return On Investment, có nghĩa là lợi tức đầu tư của doanh nghiệp. Chỉ số này trong Marketing được dùng để tính hiệu quả và giá trị nhận được từ một khoản đầu tư cho hoạt động Marketing của doanh nghiệp. Nó giúp doanh nghiệp biết được liệu mình đang đầu tư hiệu quả hay không bằng cách so sánh giữa lợi tức đầu tư với chi phí đầu tư.
– Công thức tính:ROI = (Lợi nhuận ròng/Chi phí đầu tư Marketing) x 100.
2. CPA
– Định nghĩa: CPA là viết tắt của Cost Per Action, là chi phí phải chi trả cho mỗi hành động bất kỳ để có thể chuyển đổi khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng mang lại doanh thu.
– Công thức tính:CPA = (Chi phí/ Số lượng chuyển đổi) x 100.
3. CPL
– Định nghĩa: CPL là viết tắt của Cost Per Lead, có nghĩa là chi phí cho mỗi khách hàng tiềm năng. Hiểu đơn giản hơn thì CPL được coi như dạng định giá cho quảng cáo trực tuyến. Các nhà quảng cáo sẽ chi trả tiền cho mỗi hành động đặc biệt mà khách hàng thực hiện với mục tiêu là làm lợi cho chính nhà quảng cáo
– Công thức tính:CPL = (Chi phí/Số lượng khách hàng tiềm năng) x 100.
4. CLV
– Định nghĩa: CLV là viết tắt của Customer Lifetime Value, có nghĩa là giá trị vòng đời khách hàng. CLV là chỉ số giúp xác định tổng giá trị kinh tế mà khách hàng mang đến cho doanh nghiệp, trong toàn bộ thời gian mà họ là khách hàng của doanh nghiệp. Điều này giúp đánh giá xem liệu các chiến lược Marketing của doanh nghiệp có mang lại hiệu quả dài hạn hay không.
– Công thức tính:CLV = (T x AOV) x AGM x ALT
Trong đó:
– T là số giao dịch trung bình hàng tháng.
– AOV là giá trị trung bình các đơn hàng.
– ALT là tuổi trung bình của khách hàng (tính theo tháng).
– AGM là tỷ suất lợi nhuận trung bình.
4. Một số chỉ số khác
– Traffic: Là chỉ số đo lường lưu lượng truy cập của một website trong một khoảng thời gian nhất định. Đây là chỉ số quan trọng trong SEO Marketing mà CMO cần lưu ý đặt ra cho nhân viên theo dõi.
– Visit: Là số lượt truy cập website, mỗi visit được xem là một hành động truy cập vào website trong một khoảng thời gian nhất định. Khoảng thời gian thường được tính cho một visit là 30 phút.
– Các chỉ số về mức độ nhận diện thương hiệu (số lượng thích trang, theo dõi trang trên các kênh social, lượng mention, lượng engage, lượng reach,…).
IV. Những tố chất cần có của một CMO
1. Kiến thức:
– Hiểu biết về lĩnh vực kinh doanh: Để xây dựng được các chiến dịch Marketing đem lại hiệu quả lợi nhuận và đáp ứng đúng mục tiêu kinh doanh thì CMO cần có sự hiểu biết sâu về lĩnh vực kinh doanh. Các kiến thức cơ bản về Marketing, tài chính, quản trị kinh doanh, luật kinh doanh,… sẽ giúp ích rất nhiều cho CMO trong con đường phát triển toàn diện.
– Hiểu biết về lĩnh vực Marketing: Là một CMO, các kiến thức kinh doanh khác bạn có thể biết không sâu lắm nhưng cần phải nắm chắc chắn nền tảng về Marketing. Không chỉ là tìm hiểu về các hình thức Marketing, các xu hướng Marketing tại Việt Nam và thế giới. Mà CMO cần phải nắm rõ bản chất của Marketing cũng như mục tiêu quan trọng nhất của Marketing đó là đem giá trị đến cho khách hàng và đem về lợi nhuận cho doanh nghiệp.
– Hiểu biết về công nghệ và kỹ thuật số: Công nghệ thông tin ngày càng phát triển mạnh mẽ, có thể nói hiện nay là thời đại bùng nổ của kỹ thuật số. Công nghệ kỹ thuật số hay nói gần gũi hơn là các thiết bị di động đã trở nên vô cùng gần gũi và quan trọng đối với người dùng. Vì vậy, để theo kịp thời đại và đem lại sự đột phá trong các chiến dịch thì CMO cần phải luôn trau dồi kiến thức về công nghệ.
2. Kỹ năng:
– Kỹ năng giao tiếp: Là một CMO bạn phải làm việc với rất nhiều đối tượng khác nhau từ CEO, các phòng ban liên quan, cấp dưới đến đối tác, khách hàng. Vì vậy, kỹ năng giao tiếp là rất quan trọng để bạn có thể truyền đạt thông tin, ý tưởng của mình một cách tốt nhất và phù hợp nhất cho từng đối tượng.
– Kỹ năng tạo dựng các mối quan hệ: CMO là một nhân sự cấp cao của doanh nghiệp nên họ phải làm việc chung với những đối tác truyền thông, các tổ chức báo chí, các bên liên quan. Do đó, họ cần phải xây dựng mối quan hệ tốt với nhiều người để việc hợp tác được vui vẻ, đem lại sự hài lòng cho cả hai bên.
– Tư duy phân tích, xử lý tình huống: Những tình huống bất ngờ luôn xảy ra trong quá trình làm việc cũng như thực thi chiến dịch Marketing. Là một người chịu trách nhiệm chính, CMO phải có óc tư duy phân tích, xử lý tình huống tốt để bàn hướng giải quyết vấn đề với cấp trên và triển khai lại cho cấp dưới hành động.
– Kỹ năng ra quyết định: CMO thường phải duyệt các ý tưởng, kế hoạch, quyết định chọn ra các đề xuất tốt nhất từ nhân viên. Đôi khi các quyết định đó mang tính quyết định cho sự thành công của toàn kế hoạch Marketing trong tương lai. Do đó, kỹ năng quyết định là vô cùng quan trọng đối với CMO. Đòi hỏi họ phải có tầm nhìn xa, sự nhạy bén, sáng suốt để đưa ra các quyết định đúng đắn.
– Tư duy sáng tạo , bứt phá: Để tạo sự khác biệt với các đối thủ trên thị trường thì kế hoạch Marketing đưa ra phải thật sự độc đáo, không theo lối cũ của bất kỳ chiến dịch nào trước đây. Do đó, CMO phải là một người có sự sáng tạo, đưa ra các ý tưởng bức phá để có thể thu hút khách hàng và khiến họ bất ngờ trước sự sáng tạo có 1 0 2 của chiến dịch.
– Kỹ năng phản biện: Đặc thù của ngành Marketing là phải làm việc nhóm, họp và thảo luận rất nhiều nhằm đóng góp ý tưởng cho kế hoạch. Là một người đứng đầu, CMO cần có tư duy phản biện, góp ý từ nhiều góc độ khác nhau cho các ý tưởng nếu thấy nó có vấn đề. Đó là một kỹ năng quan trọng giúp cho cả phòng ban Marketing đi đúng hướng, tìm được các ý tưởng tốt nhất.
– Kỹ năng sắp xếp công việc: Khối lượng công việc của một CMO phải nói là rất nhiều vì phải quản lý, giám sát chung toàn bộ công việc của các bộ phận Marketing, làm việc với nhiều bên khác nhau. Vì vậy, CMO cần có kỹ năng sắp xếp và ưu tiên công việc quan trọng để đảm bảo mọi việc được hoàn thành đúng tiến độ.
3. Thái độ:
– Đam mê với ngành: Bất kể ngành nào cũng có những khó khăn và thách thức riêng, trong đó có Marketing. Với tính chất luôn đổi mới, cập nhật liên tục, Marketer nói chung và CMO nói riêng phải có niềm đam mê với Marketing để luôn sẵn sàng “lăn xả”, làm việc hết mình để mang lại kết quả tốt nhất cho doanh nghiệp.
– Giữ “một cái đầu lạnh và một trái tim nóng”: Khi trở thành CMO, bạn phải giữ được chính kiến riêng của mình, không được dễ dàng bị tác động bởi ý kiến của người khác và các yếu tố xung quanh. Bên cạnh đó, khi làm trong lĩnh vực Marketing, bạn cần có sự cảm nhận nghệ thuật sâu sắc và sự thấu cảm suy nghĩ của khách hàng thì chiến dịch Marketing mới có thể chạm đến trái tim của nhiều người.
– Dũng cảm để bứt phá: Nếu không có ai đó dám bước ra khỏi vùng an toàn, bỏ qua những lối đi cũ thì sẽ không có một chiến dịch độc đáo nào có thể triển khai. Nếu là một CMO thì người dám bứt phá đó nên là bạn. Vì bạn sẽ có đủ quyền hành để thuyết phục và thực thi các ý tưởng mới lạ đó.
V. Chứng chỉ, bằng cấp nên có nếu muốn trở thành CMO
1. Bằng đại học
Tuy không phải tất cả CMO trên thế giới đều có bằng đại học nhưng có thể cho nó là yêu cầu cơ bản nhất để bạn có cơ hội trở thành CMO. Bạn có thể theo học tại các trường đào tạo kinh tế tại Việt Nam hoặc nước ngoài để lấy được tấm bằng đại học chuyên ngành Marketing. Đó sẽ là một bệ phóng đầu tiên giúp bạn thực hiện được ước mơ trở thành CMO của mình trong tương lai
2. Bằng MBA
MBA (hay Master of Business Administration) – bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh, đây là loại bằng cấp được quốc tế công nhận trong lĩnh vực đào tạo kỹ năng kinh doanh và quản lý. Bằng thạc sĩ MBA không chỉ có giá trị trong thế giới kinh doanh mà còn có ích cho những ai đang theo đuổi sự nghiệp lãnh đạo, trong mọi lĩnh vực, ngành nghề, ngay cả trong chính trị.
Hầu hết các chương trình MBA đều có những môn học cốt lõi như kế toán, marketing, kinh tế học, quản trị,… Nếu có được tấm bằng này thì cơ hội thăng tiến và trở thành CMO của bạn sẽ càng cao hơn những người khác.
VI. Mức lương và cơ hội thăng tiến của vị trí CMO
Vì là một vị trí cấp cao, có nhiều đóng góp cho sự thành công và phát triển của doanh nghiệp nên mức lương được trả cho vị trí CMO khá cao so với mặt bằng chung. Theo một thống kê thì mức lương của CMO thấp nhất là 10 triệu đồng/tháng và cao nhất là 120 triệu đồng/tháng tùy theo quy mô doanh nghiệp cũng như năng lực và mức độ đóng góp của CMO cho doanh nghiệp. Có thể thấy rằng mức lương này là rất xứng đáng với một vị trí quan trọng như CMO.
Nếu mới ra trường, bạn có thể bắt đầu là một thực tập sinh Marketing. Sau thời gian thực tập thì trở thành nhân viên chính thức Marketing Executive. Qua một quá trình thì bạn có thể trở thành Team Leader một bộ phận Marketing, trưởng phòng Marketing và cuối cùng là giám đốc Marketing CMO.
VII. Một số chức danh giám đốc thường gặp khác
– CEO: Là tên viết tắt của Chief Executive Officer, là vị trí Giám đốc điều hành hoặc tổng giám đốc điều hành (tùy công ty). Đây là người có chức vụ điều hành cao nhất trong một tập đoàn, công ty và giữ trách nhiệm quan trọng, thực hiện điều hành toàn bộ mọi hoạt động theo những chiến lược và chính sách của hội đồng quản trị.
– CFO: Là tên viết tắt của Chief Financial Officer, là vị trí Giám đốc tài chính phụ trách quản lý tài chính doanh nghiệp. Họ sẽ thực hiện một số nhiệm vụ như: nghiên cứu, phân tích, xây dựng các kế hoạch tài chính, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, cảnh báo nguy cơ tài chính đối với doanh nghiệp thông qua phân tích tài chính để đưa ra các dự báo đáng tin cậy.
– CPO: Là tên viết tắt của Chief Product Officer, là vị trí Giám đốc sản xuất, chịu trách nhiệm quản lý tất cả các lao động trực tiếp, các phòng ban liên quan cho hoạt động sản xuất diễn ra đúng kế hoạch dựa trên năng lực sản xuất hiện tại của công ty và các đối tác trong chuỗi cung ứng. Mục tiêu của CPO là đáp ứng đúng yêu cầu về chất lượng sản phẩm đúng theo yêu cầu sản xuất.
– CCO: Là tên viết tắt của Chief Customer Officer, là vị trí Giám đốc kinh doanh, chỉ đứng sau Giám đốc Điều hành (CEO). Nếu CEO đóng vai trò là người điều phối hoạt động của các phòng ban trong tổ chức thì CCO là người điều hành toàn bộ các hoạt động tiêu thụ sản phẩm/dịch vụ giúp cho nguồn lực của doanh nghiệp ngày càng gia tăng và phát triển.
– CHRO: Vị trí Giám đốc nhân sự hay còn gọi là CHRO (Chief Human Resources Officer) là người quản lý và lập ra kế hoạch và chiến lược phát triển nguồn nhân sự cho công ty. Để nguồn nhân lực trong công ty trở thành nguồn tài nguyên quý báu và ngày càng lớn mạnh trong doanh nghiệp, giám đốc nhân sự phải có trách nhiệm huấn luyện và phát huy tối đa năng lực sáng tạo cũng như kỹ năng cần thiết cho công việc.
VIII. Một số câu hỏi phỏng vấn vị trí CMO
1. Bạn sẽ làm gì nếu ý tưởng của bạn bị giám đốc công ty từ chối?
Trong trường hợp này, bạn cần giữ bình tĩnh và thể hiện được khả năng thuyết phục của bản thân. Hãy lắng nghe nguyên nhân phản đối sau đó từ tốn đưa ra những phân tích, cân nhắc chính xác, hợp lý về những đề xuất ý tưởng tiếp thị. Cho thấy được những đóng góp của mình đều vì mục tiêu chung của doanh nghiệp.
2. Hãy nêu một chiến lược Marketing thất bại mà bạn đã đảm nhận và cách bạn vượt qua nó là gì?
Câu hỏi này nhằm xác định được những sai lầm mà ứng viên đã gặp phải trước đây cũng như biết được họ đã giải quyết và rút kinh nghiệm ra sao. Trong trường hợp này, bạn hãy sử dụng kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề từ những thất bại đó. Việc nghiên cứu chưa chính xác, mục tiêu không cụ thể hoặc giao tiếp không hiệu quả là một trong những nguyên nhân thất bại phổ biến của một chiến dịch.
3. Điều gì làm bạn muốn theo dõi sự nghiệp Marketing?
Với câu hỏi này, các bạn hãy đưa ra những câu chuyện về việc bạn bắt đầu với ngành nghề này ra sao hay điều gì khiến bạn trở nên yêu thích và theo đuổi sự nghiệp marketing. Bạn có thể ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng nếu cho thấy được thái độ hứng khởi, nhiệt huyết và niềm yêu thích đối với công việc này. Ngoài ra, ứng viên cũng có thể cho nhà tuyển dụng biết được họ đã được đào tạo và học được những gì từ bước đầu tiếp xúc với ngành nghề này.
4. Kỹ năng nào mà bạn nghĩ cần thiết nhất cho một giám đốc Marketing?
Để đảm nhiệm vai trò giám đốc marketing, ứng viên phải chứng minh được với người phỏng vấn rằng bạn hiểu những kỹ năng và khả năng mà họ đang tìm kiếm. Bạn có thể đề cập tới kỹ năng phân tích và đánh giá thị trường, phát triển thương hiệu tích cực, sáng tạo và khả năng quản lý.
Xem thêm:
– Tổng hợp các chức danh CEO, CFO, CMO, CLO, CCO, COO, CPO, CHRO, CIO
– Quản trị khách sạn là gì? Cơ hội việc làm và trường đào tạo
– IMC là gì? Những lợi ích, khó khăn và 5 công cụ khi sử dụng IMC
Mong rằng qua bài viết này, bạn sẽ có cái nhìn rõ hơn và sâu sắc hơn về vị trí CMO. Nếu thấy bài viết hay và bổ ích thì đừng quên chia sẻ cho nhiều người hơn nhé!
Nguồn tham khảo: https://en.wikipedia.org/wiki/Chief_marketing_officer
Cảm ơn bạn đã xem bài viết CMO là gì? Những yếu tố cần có để trở thành CMO tài năng tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.