3 trường hợp thẻ BHYT hết giá trị sử dụng
Khoản 4 Điều 16 Luật BHYT 2008 sửa đổi bổ sung 2014 quy định rõ, thẻ BHYT không có giá trị sử dụng trong các trường hợp sau:
3 trường hợp thẻ BHYT hết giá trị sử dụng
a) Thẻ hết hạn sử dụng;
b) Thẻ bị sửa chữa, tẩy xóa;
c) Người có tên trên thẻ không tiếp tục tham gia BHYT.
Như vậy, nếu người có thẻ BHYT sửa chữa, tẩy xóa thông tin trên thẻ hoặc không tiếp tục tham gia, đổi thẻ BHYT thì thẻ này sẽ không có giá trị sử dụng.
Theo đó, khi đi khám chữa bệnh, người bệnh sẽ không được Quỹ BHYT hỗ trợ mà phải tự chi trả toàn bộ chi phí. Trước đây, hành vi tẩy xóa, sửa chữa thẻ BHYT có thể bị phạt tới 2 triệu đồng theo khoản 1 Điều 65 Nghị định 176/2013/NĐ-CP. Tuy nhiên, hiện nay, theo Nghị định 117/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/11/2020, hành vi này không còn bị xử phạt nhưng người bệnh sẽ không được hưởng quyền lợi BHYT.
Vì vậy, để được thanh toán chi phí khám chữa bệnh theo mức hưởng, người dân phải tham gia BHYT và gia hạn thẻ nếu thẻ hết hạn. Trường hợp sửa nhầm, tẩy xóa thông tin trên thẻ thì phải làm thủ tục đổi thẻ tại cơ quan BHXH.
Đổi thẻ BHYT còn giá trị sử dụng để khám chữa bệnh
Căn cứ quy định tại Điều 19 Luật BHYT, các trường hợp đổi thẻ BHYT bao gồm:
- Bị rách, hỏng hoặc hư hỏng;
- Thay đổi nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu;
- Thông tin trong thẻ không chính xác.
Như vậy, thẻ BHYT không có giá trị sử dụng do bị rách, nát, hư hỏng, không nhìn rõ các thông tin ghi trên thẻ nhưng vẫn còn thời hạn sử dụng thì được đổi thẻ BHYT. Sau khi đổi thẻ BHYT mới, người tham gia dễ dàng đi KCB BHYT và hưởng chính sách BHYT theo quy định.
Lưu ý khi đổi thẻ BHYT, người tham gia BHYT cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đổi thẻ BHYT gồm:
- Đơn đề nghị đổi thẻ của người tham gia BHYT;
- Cần đổi thẻ bảo hiểm y tế.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, tổ chức bảo hiểm y tế phải đổi thẻ cho người tham gia bảo hiểm y tế. Trong thời gian chờ đổi thẻ, chủ thẻ vẫn được hưởng các quyền lợi của người tham gia BHYT.