Trước đây, Nam Cực không có người ở vì khí hậu khắc nghiệt và vị trí biệt lập, mãi đến năm 1820, con người mới được đặt chân đến và mang theo công nghệ để nghiên cứu.
Những người đến và sống ở Nam Cực một thời gian được chia thành hai nhóm: các nhà khoa học sống tại trạm nghiên cứu và khách du lịch. Nam Cực là thiên đường cho những người yêu động vật hoang dã khi có rất nhiều loài chim cánh cụt hoàng đế, hải cẩu báo, cá voi sát thủ, cá voi xanh… sinh sống.
Ảnh: Internet
Không có nơi nào trên thế giới mà cứ nửa mét lại thấy một đàn chim cánh cụt như ở đây. Ngoài ra, ở Nam Cực còn có những điều vô cùng đặc biệt:
Xung quanh có màu trắng và không mùi
Nếu ở sa mạc bốn bề đều là cát thì ở Nam Cực bốn bề đều phủ một màu trắng xóa, rất khó xác định phương hướng. Bên cạnh đó, nhiều điểm ở Nam Cực nằm ở độ cao 3000m so với mực nước biển nên không khí loãng, lượng oxy thấp. Hầu hết mọi người sẽ không thể ngửi thấy bất cứ thứ gì ở đây.
Ảnh: Internet
Vi khuẩn cũng “khó sống” vì lạnh
Nhiệt độ trung bình của Nam Cực là -50 độ C, thấp nhất là -80 độ C. Điều kiện như vậy làm cho nhiều loài vi khuẩn không thể sống.
Nhiệt độ lạnh nhất được ghi nhận là -97,7 độ C, tức gần -100 độ C. Các nhà khoa học và kỹ sư ở Nam Cực phải mặc nhiều lớp quần áo, giày chuyên dụng, găng tay và kính, thậm chí còn phải đeo khẩu trang để làm ấm không khí mới có thể thở được. Bởi nếu không cẩn thận, hít thở không khí quá lạnh có thể khiến phổi bị tắc nghẽn.
Ảnh: Internet
Không phân biệt được ngày đêm
Ở Nam Cực, vào mùa đông, mặt trời không mọc trên đường chân trời, vì vậy cuộc sống hoàn toàn chìm trong bóng tối trong bốn tháng. Ngược lại, vào mùa hè, mặt trời không lặn dưới đường chân trời, khắp nơi ở Nam Cực luôn tràn ngập ánh sáng.
Nam Cực thực sự là một vùng đất xinh đẹp.
Chính vì thế khi đến đây, nhịp sinh học của con người bị rối loạn, khiến con người khó ăn, khó ngủ. Thông thường, sau khoảng thời gian 4 tháng đen tối, vào ngày đầu tiên khi mùa hè trở lại, mọi người thường hào hứng dậy sớm để ngắm bình minh và cảm thấy sảng khoái, phấn chấn hơn.