Mới đây, một đoạn video ghi lại cảnh “nữ shipper gục đầu khóc vì bị cướp xe giao đồ ăn lúc nửa đêm” đã thu hút sự chú ý của đông đảo cư dân mạng Trung Quốc.
Đồng thời, một bài đăng đã lan truyền trên mạng xã hội như sau:
“Tiểu Liên, một cô gái trẻ 20 tuổi đến từ Vân Nam, đang là sinh viên đại học, vì điều kiện gia đình khó khăn nên cô đã đi làm shipper vào dịp nghỉ hè để kiếm thêm chút tiền trang trải cuộc sống…
Đêm đó, khi đang giao đồ ăn, chiếc xe điện đã bị đánh cắp. Cô gái vùng vẫy rồi úp mặt vào cột đèn đường gào khóc thảm thiết. Cô hét lên: Trộm xe còn chưa đủ, lấy cả hộp đồ ăn còn vài món chưa giao!”.
Clip cô gái tên Tiểu Liên trong vai shipper trộm xe điện lúc nửa đêm.
Nhiều cư dân mạng đồng cảm với cô gái: “Tên trộm xe của cô gái ác quá. Mong công an vào cuộc giúp”.
Tuy nhiên, thông tin được cảnh sát Côn Minh công bố ngay sau đó đã khiến cư dân mạng bất ngờ.
Theo đó, qua quá trình điều tra, cơ quan công an xác minh đây là video dàn dựng, không phải người thật. Hiện đương sự đang phối hợp với công an địa phương làm rõ vụ việc.
Điều này cũng đồng nghĩa với việc các “nữ chủ hàng” có thể phải đối mặt với các hình phạt theo quy định của pháp luật.
Sau khi màn dàn dựng của “Tiểu Liên” bị phanh phui, cư dân mạng Trung Quốc đã liên tục đưa tin về loạt video tương tự với chủ đề “nữ shipper bị trộm xe điện rồi gục xuống đường khóc bên cột đèn”.
Hàng loạt video tương tự với chủ đề “nữ shipper bị cướp xe điện rồi gục xuống đường khóc bên cột đèn”.
Được biết, việc dàn dựng video để tạo ra những thông điệp xấu không còn là điều mới lạ trên các trang mạng xã hội Trung Quốc. Trước đó, vụ án “cô gái ở Hồ Nam bị kẻ lạ mặt dụ uống rượu trong nhà hàng” đã bị cảnh sát xử lý. Nữ blogger đã bị bắt và kênh tài khoản đăng clip đã bị xóa.
Vụ “nữ blogger Hồ Nam bị kẻ lạ mặt dàn cảnh mời uống rượu trong nhà hàng”.
Chưa hết, còn có một trường hợp “bình dân” hơn. Đó là clip “nam blogger tặng bà lão 3.000 tệ để quay clip rồi nhận lại 2.800 tệ”.
Sự việc này diễn ra tại một vùng quê nghèo trên núi Đại Lương (Tứ Xuyên, Trung Quốc). Nam blogger này tìm đến nhà cụ bà sống cùng đứa cháu mồ côi để thực hiện nội dung “giải cứu người nghèo”. Trong clip, nam blogger này đã đưa cho bà lão 3.000 NDT (gần 10 triệu đồng). Trong quá trình này, nhiều người trong nhóm của nam blogger đã đứng sau máy quay nhắc nhở bà lão nên nói gì và làm gì. Nhưng ngay khi máy ngừng quay, nam blogger đã nhận lại 2.800 tệ (hơn 9,2 triệu đồng), bà lão được nhân 200 tệ (gần 800.000 đồng) coi như tiền công.
Chùm ảnh vụ “nam blogger quyên tiền trá hình để câu tương tác”.
Vụ việc đã được công an địa phương xử lý. Nhóm nam blogger nhận hình phạt thích đáng vì chiêu trò dàn dựng, lợi dụng sự đồng cảm của cư dân mạng để thu hút tương tác.
Trước tình trạng những trường hợp dàn dựng clip nhằm mục đích “câu like” này, cảnh sát Trung Quốc đã lên tiếng nhắc nhở: “Mạng xã hội không phải là ngoại lệ của pháp luật. Việc cố tình tạo ra tình huống để gây hoang mang dư luận và đưa thông điệp tiêu cực sẽ phải bị trừng trị thích đáng theo pháp luật, yêu cầu người dùng mạng lên tiếng, sáng tạo nội dung có căn cứ, không lan truyền những thông tin không rõ ràng có hại cho xã hội.
Nguồn: Sohu