Vì sao lươn được gọi là “nhân sâm động vật”?
Trong khi thịt lợn, thịt bò nổi tiếng giàu đạm, dễ chế biến và tiêu thụ hàng ngày thì có một “động vật” thường bị lãng quên. Đó chính là con lươn – một loài động vật không chân, thân nhẵn.
Tuy nhiên, lươn lại có nguồn dinh dưỡng rất dồi dào, rất bổ dưỡng. Trong 100g thịt lươn có chứa 18,7g chất đạm, 0,9g chất béo, 39g canxi, 1,6mg sắt…
Thịt lươn có nguồn dinh dưỡng rất dồi dào và rất bổ dưỡng.
Trong Đông y, thịt lươn có tên là Thiên ngư. Chúng vừa là món ăn ngon, vừa là vị thuốc tốt nên được nhiều người ví là “bổ hơn cả nhân sâm”. Thịt lươn vị ngọt, tính ấm, có tác dụng bổ gan, tỳ, thận. Loại thực phẩm này có thể dùng làm nguyên liệu chế biến nhiều loại “thực phẩm chức năng”, hỗ trợ điều trị trẻ em biếng ăn, suy kiệt, mất máu sau khi ốm nặng – sinh đẻ, bổ tỳ vị, bổ gan lợi mật, thanh nhiệt thấp, bổ huyết. hỗ trợ thần kinh, trí não…
Thậm chí, người Nhật còn tôn vinh lươn là “nhân sâm dưới nước”, “nhân sâm động vật”. Thịt này cũng được sử dụng trong chế độ ăn kiêng của các đô vật sumo ở Nhật Bản.
Tác dụng của thịt lươn và cách chế biến thịt lươn
Lương y Bùi Đắc Sáng (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội) hướng dẫn cách chế biến thịt lươn thành các món ăn, bài thuốc như sau:
– Chữa thiếu máu, mệt mỏi: Thịt lươn 10g thái nhỏ, nước gừng 10-20ml, gạo tẻ vừa đủ, nấu thành cháo. Ăn trong ngày.
– Hồi phục suy nhược thần kinh: Thịt lươn 250g, thái nhỏ, hấp cách thủy với Hoài sơn, bách bộ, mỗi thứ 30g và nước vừa đủ. Ăn trong ngày. Dùng 5-7 ngày để thấy hiệu quả.
– Sinh lực nam giới: Lươn hầm hạt sen, hà thủ ô, nấm mèo hoặc nấm linh chi. Có thể thêm lá lốt để ăn kèm.
Trong Đông y, thịt lươn có tên là Thiên ngư. Chúng vừa là món ăn ngon, vừa là vị thuốc tốt nên được nhiều người ví là “bổ hơn cả nhân sâm”.
– Chữa phụ nữ rong kinh: Chuẩn bị lượng thịt lươn, cà rốt, hành tây, mộc nhĩ, bún tàu, rau răm, mùi tàu, hành ngò, gia vị vừa đủ xào ăn giúp bổ máu, hoạt huyết. kinh khủng.
– Chữa yếu sinh lý nam giới: Cho lươn vào xào với hành, gừng, ngô, rượu, đậy vung hầm một lát, mở vung, thêm 700ml nước lạnh. Sau khi đun sôi, sử dụng lửa nhỏ để đun trong 30 phút, cho đến khi thịt mềm. Cho bột năng vào chảo đảo đều đến khi thịt hơi sệt lại thì cho thêm dầu ăn. Đổ ra bát, món ăn có tác dụng cường dương, chữa yếu sinh lý.
– Bồi bổ sức khỏe cho người bị tiểu đường: Dùng 200g thịt lươn, 10g huyền sâm, 10g bách hợp, thêm gừng và gia vị vừa đủ, ninh nhỏ lửa, nấu thành canh, ăn với cơm.
Cẩn thận khi ăn thịt lươn
– Làm cho bệnh gút nặng hơn
Cũng vì hàm lượng dinh dưỡng cao nên lươn không thể ăn bừa bãi. Người bệnh gút cần kiêng ăn để tránh chuyển hóa đạm thành axit uric trong máu khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
– Nhiễm ký sinh trùng
Lươn là loài động vật thủy sinh sống ở ruộng, ao, sông, đầm, khe đá. Vì là loài ăn tạp nên hệ tiêu hóa và thịt của lươn có thể bị nhiễm vi khuẩn và ký sinh trùng. Để đảm bảo không bị nhiễm ký sinh trùng khi ăn lươn, các chuyên gia khuyến cáo nên dùng nước vo gạo, rượu hoặc nước cốt chanh để rửa lươn cho đến khi không còn nhớt. Sau đó, lươn được rửa sạch bằng nước, bỏ ruột và chế biến bằng cách ninh hoặc hấp cách thủy cho chín kỹ trước khi ăn.
– Dị ứng với lươn
Thịt lươn là nguồn cung cấp chất đạm cho cơ thể, đặc biệt chứa nhiều axit amin histidin. Tuy nhiên, khi lươn chết, histidine có thể biến đổi thành histamin – một hoạt chất phổ biến gây ra các triệu chứng sưng và ngứa của phản ứng dị ứng. Vì vậy, cả trẻ em và người lớn đều có thể bị dị ứng với thịt lươn.
Các triệu chứng dị ứng lươn có thể bao gồm cảm giác ngứa ngáy khắp cơ thể, nổi mụn đỏ nhỏ trên da hoặc phát ban lớn, mắt có thể đỏ, sưng và chảy nước. Thậm chí sưng môi, phù mắt và khó thở, suy hô hấp…
Để phòng ngừa dị ứng với thịt lươn, cha mẹ nên cho trẻ ăn một lượng nhỏ lươn trước, sau đó tăng dần lượng lên. Nên chọn lươn tươi để ăn, không nên ăn lươn đã chết.
xem thêm