Bạn đang xem bài viết Dược sĩ hạng 3 là gì? Tiêu chuẩn, nhiệm vụ của dược sĩ hạng 3 tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Dược sĩ là một trong những ngành nghề cực quan trọng trong khối ngành sức khỏe vì yêu cầu về trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp khá nghiêm ngặt. Trong đó, dược sĩ được chia thành nhiều cấp bậc từ hạng 1 cho đến hạng 4 hoặc hơn. Cùng bài viết tìm hiểu dược sĩ hạng 3 là gì, tiêu chuẩn để trở thành dược sĩ hạng 3 cũng như vai trò và nhiệm vụ của chức danh này.
Có thể bạn chưa biết: Dược sĩ là gì
I. Dược sĩ hạng 3 là gì?
Theo thang phân chia, dược sĩ hạng 3 là dược sĩ được xếp vào cấp bậc thứ 3. Ở cấp bậc này, dược sĩ sẽ có vai trò như người xây dựng kế hoạch, thực hiện các nhiệm vụ bảo quản, cung ứng, cấp phát với thuốc, các loại nguyên liệu, vật tư y tế, nguyên liệu và hóa chất bào chế thuốc.
Tìm việc làm, tuyển dụng dược sĩ có thể bạn quan tâm:
– Dược sĩ bán thuốc An Khang
– Dược Sĩ Chuyên Môn Nhà Thuốc An Khang (có CCHN)
– Thực tập sinh ngành dược
II. Vai trò và nhiệm vụ của dược sĩ hạng 3
Dược sĩ hạng 3 sẽ thực hiện điều chế và thử thuốc, đảm bảo các công tác này được thực hiện đúng quy trình và giữ được tiêu chuẩn chất lượng. Họ tư vấn và hướng dẫn sử dụng thuốc cho bệnh nhân rồi đánh giá kết quả sử dụng thuốc theo liệu trình. Dược sĩ hạng 3 cũng sẽ thu và kiểm nghiệm các mẫu thuốc đang được lưu hành trên thị trường rồi đánh giá chất lượng; đóng vai trò là người quản lý đồng thời hướng dẫn các kỹ thuật viên sử dụng trang thiết bị và kiểm nghiệm. Rất nhiều các hoạt động cần được dược sĩ hạng ba đóng góp ý kiến để đưa ra các phương án thực hiện tối ưu các công tác liên quan đến thuốc. Ngoài ra, họ còn tham gia hội chẩn khi được cấp trên yêu cầu.
Căn cứ theo Mục 1 Điều 6 Chương II của Thông tư liên tịch số 27/2015/TTLT-BYT-BNV, dược sĩ hạng 3 cần tuân thủ các nhiệm vụ như sau:
“a) Lập kế hoạch và thực hiện việc cung ứng, bảo quản, cấp phát, sử dụng thuốc, hóa chất, nguyên liệu, vật tư y tế tiêu hao;
b) Tổ chức thực hiện pha chế thuốc (thuốc cho chuyên khoa nhi, chuyên khoa ung bướu, thuốc mắt, tai mũi họng, da liễu), thuốc thử, hóa chất sát khuẩn, bào chế thuốc đông y, thuốc từ dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền;
c) Thực hiện công tác bảo đảm chất lượng thuốc pha chế tại đơn vị;
d) Tham gia hội chẩn khi có yêu cầu;
đ) Thông tin, tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc; giám sát kê đơn và sử dụng thuốc, đánh giá việc sử dụng thuốc;
e) Theo dõi, tổng hợp, báo cáo thông tin liên quan đến tác dụng không mong muốn của thuốc;
g) Thực hiện lấy mẫu thuốc trên thị trường để kiểm tra theo dõi, đánh giá chất lượng thuốc lưu hành;
h) Quản lý, hướng dẫn sử dụng các trang thiết bị phục vụ cho kỹ thuật chuyên môn về dược, kiểm nghiệm, hóa sinh trong phạm vi được giao;
i) Tham gia xây dựng quy trình, hướng dẫn chuyên môn về công tác dược, bao gồm: kiểm nghiệm, bào chế, hóa sinh, dược liệu, cấp phát thuốc;
k) Tham gia, xây dựng tiêu chuẩn chất lượng và thẩm định phương pháp kiểm nghiệm;
l) Tham gia nghiên cứu khoa học, đào tạo, hướng dẫn về chuyên môn, kỹ thuật cho học sinh, sinh viên và cán bộ y tế;
m) Tham gia công tác chỉ đạo tuyến;
n) Chịu trách nhiệm về công tác thống kê, báo cáo.”
III. Tiêu chuẩn để trở thành dược sĩ hạng 3
1. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của dược sĩ hạng 3
Căn cứ theo Mục 2 Điều 6 Chương II của Thông tư liên tịch số 27/2015/TTLT-BYT-BNV, dược sĩ hạng 3 cần đạt được các tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng như sau:
“a) Tốt nghiệp đại học dược trở lên;
b) Có trình độ ngoại ngữ tương đương bậc 2 (A2) trở lên theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với vị trí việc làm có yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc;
c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.”
2. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của dược sĩ hạng 3
Căn cứ theo Mục 3 Điều 6 Chương II của Thông tư liên tịch số 27/2015/TTLT-BYT-BNV, dược sĩ hạng 3 cần đạt được các tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ như sau:
“a) Hiểu biết quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân;
b) Có kỹ năng tổ chức và thực hành tốt trong các lĩnh vực kiểm nghiệm, tồn trữ, phân phối và tư vấn sử dụng đối với nguyên liệu làm thuốc, các dạng thuốc, mỹ phẩm;
c) Có kỹ năng thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quy định, pháp luật về dược;
d) Xây dựng và triển khai kế hoạch về công tác dược trong các cơ sở y tế, cộng đồng và trong các chương trình y tế quốc gia;
đ) Thông tin thuốc và tham gia giáo dục cộng đồng về thuốc.
e) Viên chức thăng hạng từ chức danh dược hạng IV lên chức danh dược sĩ phải có thời gian giữ chức danh dược hạng IV tối thiểu là 02 năm đối với trình độ dược cao đẳng hoặc 03 năm đối với trình độ dược trung cấp.”
3. Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp của dược sĩ hạng 3
– Tận tụy với nghề: Luôn đề cao tinh thần tận tụy, hết mình chăm lo cho sức khỏe con người, luôn ghi nhớ đây là một sự nghiệp cao cả.
– Có trách nhiệm, kỷ luật tốt: Vì là nghề gắn liền với sức khỏe con người nên người dược sĩ luôn cần có trách nhiệm, kỷ luật cao để hạn chế sai sót ở mức tối đa.
– Thực hiện đúng các quy tắc ứng xử: Am hiểu, có ý thức và thực hiện đúng các quy tắc ứng xử mà ngành Y quy định, đề ra nhằm đảm bảo tính chuyên nghiệp của nghề.
– Thấu hiểu và đồng cảm với người bệnh: Lắng nghe và hiểu tâm lý người bệnh để có thể đưa ra lộ trình điều trị chuẩn xác.
– Không ngừng nâng cao trình độ: Luôn nỗ lực học hỏi, nâng cao trình độ để đạt được kết quả tốt nhất khi hành nghề.
– Cân bằng giữa y học cổ truyền và hiện đại: Để tìm ra phương pháp điều trị tối ưu nhất, dược sĩ hạng 3 cần biết cách kết hợp hợp lý giữa y học hiện đại và y học cổ truyền.
– Trung thực, đoàn kết, tôn trọng và hợp tác tốt: Tôn trọng đồng nghiệp và luôn đoàn kết trong công việc và nhiệm vụ nhằm đem lại hiệu quả tốt nhất.
IV. Quy định thăng hạng trong ngành Dược sĩ
1. Quy định chung về việc thăng hạng
Để được bổ nhiệm vào vị trí dược sĩ hạng III, viên chức thăng hạng từ chức danh dược hạng IV lên chức danh dược sĩ hạng 3 phải có thời gian giữ chức danh dược sĩ hạng IV tối thiểu là 02 năm đối với trình độ dược cao đẳng hoặc 03 năm đối với trình độ dược trung cấp.
Theo Thông tư liên tịch số 27 quy định mã số và phân hạng chức danh nghề nghiệp dược sĩ thành 04 hạng, bao gồm: dược sĩ cao cấp (hạng I), dược sĩ chính (hạng II), dược sĩ hạng III, dược sĩ hạng IV. Để có thể thăng hạng chức năng nghề nghiệp dược, viên chức cần tuân thủ các quy định chung như sau:
– Viên chức thăng hạng từ chức danh dược sĩ chính lên chức danh dược sĩ cao cấp phải có thời gian giữ chức danh dược sĩ chính hoặc tương đương tối thiểu là 06 năm. Trong đó thời gian gần nhất giữ chức danh dược sĩ chính tối tiểu là 02 năm.
– Viên chức thăng hạng từ chức danh dược sĩ lên chức danh dược sĩ chính phải có thời gian giữ chức danh dược sĩ hoặc tương đương tối thiểu là 09 năm. Trong đó thời gian gần nhất giữ chức danh dược sĩ tối thiểu là 02 năm.
– Viên chức thăng hạng từ chức danh dược hạng IV lên chức danh dược sĩ phải có thời gian giữ chức danh dược sĩ hạng IV tối thiểu là 02 năm đối với trình độ dược cao đẳng hoặc 03 năm đối với trình độ dược trung cấp.
Theo mục VII Công văn 4203/BYT-TCCB, để có thể xác định việc thăng hạng, viên chức trúng tuyển trong kỳ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y tế phải dự thi đủ các bài thi của các môn thi, trừ những môn được miễn thi theo quy định của pháp luật; có số điểm mỗi bài thi đạt từ 50 điểm trở lên, các bài thi được chấm theo thang điểm 100. Không bảo lưu kết quả trong kỳ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y tế năm 2019.
2. Xét tuyển dược sĩ hạng IV lên hạng III
Do ngành Dược hạng IV được xếp vào viên chức nên việc thăng hạng được điều chỉnh tại Thông tư 29/2017/TT-BYT, cụ thể tại khoản 3 điều 3 quy định như sau:
“Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ hạng IV lên hạng III
a) Có đủ tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y tế hạng III;
b) Có trình độ đại học trở lên chuyên ngành phù hợp với tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp xét thăng hạng;
c) Đang giữ chức danh nghề nghiệp hạng IV, có khả năng đảm nhiệm hoặc đang làm việc ở vị trí công việc phù hợp với chức danh nghề nghiệp xét thăng hạng.”
Ngoài ra, để được thăng hạng, bạn còn phải đảm bảo tiêu chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt phải có thời gian giữ chức danh dược hạng IV tối thiểu là 02 năm đối với trình độ dược cao đẳng hoặc 03 năm đối với trình độ dược trung cấp.
3. Thi tuyển dược sĩ hạng III lên hạng II
– Đối tượng dự thi
Theo Công văn 4203/BYT-TCCB, viên chức đăng ký dự thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ dược sĩ hạng 3 lên dược sĩ chính (hạng II) phải là viên chức đang giữ chức danh nghề nghiệp dược sĩ hạng 3, đang làm việc tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập, có đủ tiêu chuẩn, điều kiện và có khả năng đảm nhận hoặc đang làm việc ở vị trí công tác phù hợp với chức trách, nhiệm vụ của chức danh nghề nghiệp dược sĩ chính hạng 2 quy định tại Điều 5 Thông tư liên tịch số 27/2015/TTLT-BYT-BNV.
– Tiêu chuẩn, điều kiện dự thi
Căn cứ vào Điều 5 mục 2 trong Thông tư liên tịch 27/2015/TTLT-BYT-BNV, cần lưu ý những điều sau để có thể dự thi thăng hạng từ dược sĩ hạng 3 lên dược sĩ hạng 2:
“- Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Tốt nghiệp dược sĩ chuyên khoa cấp I hoặc thạc sĩ dược học trở lên;
b) Có trình độ ngoại ngữ tương đương bậc 3 (B1) trở lên theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với vị trí việc làm có yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc;
c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin;
d) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh dược sĩ chính theo quy định của pháp luật.
– Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Hiểu biết quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; nắm được định hướng phát triển chuyên môn, kỹ thuật chuyên ngành trong nước và trên thế giới;
b) Có kỹ năng tổ chức và thực hành tốt trong các lĩnh vực kiểm nghiệm, tồn trữ, phân phối và tư vấn sử dụng đối với nguyên liệu làm thuốc, các dạng thuốc, mỹ phẩm;
c) Có kỹ năng đánh giá, kiểm tra việc thực hiện các quy định, pháp luật về dược;
d) Chủ nhiệm hoặc thư ký hoặc tham gia chính (50% thời gian trở lên) đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở trở lên hoặc sáng kiến/phát minh khoa học/sáng kiến cải tiến kỹ thuật chuyên ngành đã được nghiệm thu đạt;
đ) Viên chức thăng hạng từ chức danh dược sĩ lên chức danh dược sĩ chính phải có thời gian giữ chức danh dược sĩ hoặc tương đương tối thiểu là 09 năm, trong đó có thời gian gần nhất giữ chức danh dược sĩ tối thiểu là 02 năm.”
– Nội dung, hình thức và thời gian thi
Căn cứ vào mục IV Công văn số 4203/BYT-TCCB, nội dung và hình thức của kỳ thi thăng hạng viên chức từ hạng III lên hạng II được quy định như sau:
“a) Môn thi kiến thức chung.
– Hình thức thi: Tự luận. Thời gian thi: 180 phút.
– Nội dung thi: kiểm tra kiến thức, năng lực hiểu biết của viên chức về định hướng chiến lược phát triển của ngành và hiểu biết về pháp luật chuyên ngành phù hợp với tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp hạng II (với 60% nội dung thi) và hiểu biết pháp luật viên chức (với 40% nội dung thi).
b) Môn thi chuyên môn, nghiệp vụ
– Hình thức thi: trắc nghiệm hoặc thực hành do Hội đồng thi quyết định.
– Thời gian thi: trắc nghiệm 45 phút hoặc thực hành 30 phút.
– Nội dung thi: kiểm tra và đánh giá trình độ, năng lực, đề xuất giải pháp giải quyết các vấn đề đang đặt ra trong thực tiễn gắn với tiêu chuẩn về trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp hạng II.
c) Môn thi ngoại ngữ
– Hình thức thi: viết.
– Thời gian thi: 90 phút.
– Nội dung thi: kiểm tra các kỹ năng: đọc hiểu, viết ở trình độ bậc 3 theo quy định của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp hạng II.
d) Môn thi tin học
– Hình thức thi: trắc nghiệm hoặc thực hành trên máy vi tính.
– Thời gian thi: 45 phút.
– Nội dung thi: kiểm tra hiểu biết về hệ điều hành Windows, sử dụng các ứng dụng của Microsoft Office, sử dụng Internet.”
4. Thi tuyển dược sĩ hạng II lên hạng I
– Đối tượng dự thi
Theo Công văn 4203/BYT-TCCB, viên chức đăng ký dự thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ dược sĩ hạng 2 lên dược sĩ hạng 1 phải là viên chức đang giữ chức danh nghề nghiệp dược sĩ hạng 2, đang làm việc tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập, có đủ tiêu chuẩn, điều kiện và có khả năng đảm nhận hoặc đang làm việc ở vị trí công tác phù hợp với chức trách, nhiệm vụ của chức danh nghề nghiệp dược sĩ hạng 1 quy định tại Điều 4 Thông tư liên tịch số 27/2015/TTLT-BYT-BNV.
– Tiêu chuẩn điều kiện dự thi
Căn cứ vào Điều 4 mục 2 trong Thông tư liên tịch 27/2015/TTLT-BYT-BNV, cần lưu ý những điều sau để có thể dự thi thăng hạng từ dược sĩ hạng 2 lên dược sĩ hạng 1:
“- Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Tốt nghiệp dược sĩ chuyên khoa cấp II hoặc tiến sĩ dược học;
b) Có trình độ ngoại ngữ tương đương bậc 4 (B2) trở lên theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin;
d) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh dược sĩ cao cấp theo quy định của pháp luật.
– Tiêu chuẩn năng lực, chuyên môn nghiệp vụ:
a) Hiểu biết quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; nắm được định hướng phát triển chuyên môn, kỹ thuật chuyên ngành trong nước và trên thế giới;
b) Có khả năng tổ chức và thực hành tốt trong lĩnh vực kiểm nghiệm, tồn trữ, phân phối và tư vấn sử dụng đối với nguyên liệu làm thuốc, các dạng thuốc, mỹ phẩm;
c) Có khả năng xây dựng, triển khai kế hoạch và giám sát, đánh giá về công tác dược trong các cơ sở y tế, cộng đồng và các chương trình y tế quốc gia phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới;
d) Có khả năng tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quy định, pháp luật về dược;
đ) Chủ nhiệm hoặc thư ký hoặc người tham gia chính (50% thời gian trở lên) đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ hoặc tương đương trở lên hoặc sáng chế/phát minh khoa học chuyên ngành đã được nghiệm thu đạt;
g) Viên chức thăng hạng từ chức danh dược sĩ chính lên chức danh dược sĩ cao cấp phải có thời gian giữ chức danh dược sĩ chính hoặc tương đương tối thiểu là 06 năm, trong đó có thời gian gần nhất giữ chức danh dược sĩ chính tối thiểu là 02 năm.”
Xem thêm:
– Điều kiện và thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề dược mới nhất
– Mục tiêu nghề nghiệp dược sĩ – cách viết CV và phỏng vấn thu hút
– Học Dược, Sẽ làm gì ở Tập Đoàn Bán lẻ Thế Giới Di Động?
Hy vọng bài viết đã đem đến cho bạn những thông tin tổng quan về dược sĩ hạng 3. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, đừng quên để lại bình luận bên dưới và chia sẻ cho những người xung quanh nếu bạn thấy nội dung bổ ích. Hẹn gặp lại ở những bài viết tiếp theo.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Dược sĩ hạng 3 là gì? Tiêu chuẩn, nhiệm vụ của dược sĩ hạng 3 tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.