Bạn đang xem bài viết Dược tá là gì? Nên theo đuổi ngành dược tá hay dược sĩ tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Nhiều người nghĩ rằng ngành dược không có nhiều công việc đa dạng như các ngành nghề khác. Tuy nhiên, nếu tìm hiểu kỹ, bạn sẽ biết được rất nhiều vị trí, với các nhiệm vụ khác nhau trong ngành này. Một trong những vị trí cũng rất thú vị mà nhiều bạn trẻ quan tâm hiện nay đó là dược tá. Bài viết này sẽ làm rõ dược tá là gì, nhiệm vụ, yêu cầu và cơ hội nghề nghiệp của vị trí này nên hãy đọc đến cuối bài bạn nhé!
Có thể bạn chưa biết: Dược sĩ là gì
I. Dược tá là gì?
Dược tá hay dược sơ cấp, là những người làm việc tại các quầy thuốc, hỗ trợ công việc điều hành và bán thuốc cho dược sĩ, cấp thuốc ở khoa dược trong bệnh viện hoặc làm công nhân trong các xí nghiệp sản xuất thuốc, dược liệu. Vai trò của dược tá là rất quan trọng trong việc phát triển nhà thuốc, chăm sóc, tư vấn người mua thuốc và góp phần trực tiếp trong việc tạo ra những loại thuốc quan trọng cung cấp cho thị trường.
Tìm việc làm, tuyển dụng ngành dược có thể bạn quan tâm:
– Dược Sĩ Bán Thuốc An Khang
– Trưởng Ca Nhà Thuốc An Khang
– Quản Lý Nhà Thuốc An Khang
II. Trách nhiệm của dược tá
– Thiết lập và duy trì hồ sơ bệnh nhân: Các y bác sĩ có nhiệm vụ khám, chữa bệnh cho bệnh nhân còn dược tá sẽ hỗ trợ trong việc tạo, lưu trữ hồ sơ một cách đầy đủ, gọn gàng. Việc giữ hồ sơ bệnh nhân chính xác là cần thiết để giúp ngăn ngừa sự tương tác thuốc nguy hiểm tiềm ẩn. Bên cạnh đó, khi bệnh nhân quay lại mua thuốc thì dược tá sẽ sử dụng thông tin trong hồ sơ để tiếp tục chăm sóc cho phù hợp.
– Chuẩn bị các mẫu yêu cầu bồi thường bảo hiểm: Nhiều người có bảo hiểm y tế sẽ được hỗ trợ trả tiền thuốc theo toa, các dược tá của hiệu thuốc phải đáp ứng hiệu quả và chính xác với các nhà cung cấp dịch vụ bảo hiểm bên thứ ba để được thanh toán. Trong các trường hợp yêu cầu đòi bồi thường bảo hiểm, dược tá cũng chịu trách nhiệm chuẩn bị các hồ sơ, mẫu đơn yêu cầu để cung cấp cho các bên liên quan nhằm giải quyết thỏa đáng vấn đề.
– Tích trữ và kiểm kê các loại thuốc: Có hai loại thuốc là thuốc có toa và thuốc không theo toa. Dược tá sẽ có nhiệm vụ như một kiểm kho thuốc, kiểm kê, phân loại định kỳ các loại thuốc để đảm bảo không bị thất thoát và dễ tìm kiếm thuốc khi cung cấp cho người mua.
– Bảo dưỡng thiết bị và đồ tiếp liệu: Dược sĩ trong quá trình làm việc tại nhà thuốc, khoa thuốc hay xưởng sản xuất phải có trách nhiệm bảo dưỡng các thiết bị, đồ tiếp liệu đúng theo quy định. Khi bảo quản đúng cách thì các thiết bị mới sử dụng lâu và thuốc cũng đảm bảo được chất lượng.
– Quản lý sổ tiền mặt: Các dược tá trong hiệu thuốc cũng có nhiệm vụ như một thu ngân bán thuốc, kiểm kê doanh thu. Họ sẽ quản lý sổ tiền mặt, ghi chép doanh thu mỗi ngày để quản lý dòng tiền của nhà thuốc.
III. Yêu cầu của nghề dược tá
1. Kiến thức chuyên môn
Dược tá cần có kiến thức về Đông y và Tây y để vận dụng chăm sóc sức khỏe cho người dân một cách phù hợp. Họ cũng phải trau dồi kiến thức, hiểu biết về cách thức, phương pháp chăm sóc sức khỏe tại các cơ sở y tế để phục vụ cộng đồng khi cần. Ngoài ra, dược tá cần cập nhật các điều luật, chính sách hiện hành liên quan đến thực hành ngành dược, về công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe của nhân dân. Những kiến thức này giúp dược tá hoạt động một cách hiệu quả, đúng quy định trong quá trình làm việc.
2. Kỹ năng mềm
Vì dược tá làm việc thường xuyên với bệnh nhân, người mua thuốc nên cần phải rèn luyện những kỹ năng mềm cần thiết. Đầu tiên là kỹ năng giao tiếp để hướng dẫn bệnh nhân sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả một cách dễ hiểu nhất. Dược tá cũng phải có sự nhanh nhẹn, biết quản lý, sắp xếp công việc hiệu quả để hỗ trợ dược sĩ điều hành nhà thuốc. Trong những trường hợp đòi bồi thường, các vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động, dược tá cần có kỹ năng giải quyết vấn đề tốt để đảm bảo không xảy ra những sự tranh cãi không hay với người mua, sử dụng thuốc.
3. Thái độ, đạo đức nghề nghiệp
Là người làm trong ngành dược, liên quan đến sức khỏe của con người nên dược tá phải có sự tận tụy trong việc chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân, hết lòng phục vụ người bệnh. Họ phải có sự tôn trọng và chân thành khi hợp tác với đồng nghiệp, biết gìn giữ và phát huy truyền thống tốt đẹp của ngành. Dược tá cũng nên có thái độ ham học hỏi, khiêm tốn, luôn biết trau dồi thêm các kỹ năng, kiến thức để ngày càng nâng cao trình độ trong ngành.
IV. Cơ hội nghề nghiệp dược tá
1. Mức lương dược tá
So với các vị trí khác trong ngành như bác sĩ, dược sĩ thì dược tá có mức lương khá khiêm tốn hơn. Lý do là vì công việc của họ không yêu cầu quá nhiều kiến thức và kỹ năng chuyên môn. Vì vậy, nếu bạn mong muốn nhận được mức lương cao trong ngành dược thì nên đầu tư sớm cho bản thân để trở thành dược sĩ. Tuy nhiên, nếu chăm chỉ, cố gắng học và làm việc tốt thì dược tá chắc chắn cũng sẽ có nhiều cơ hội phát triển với mức lương ngày càng tăng cao.
2. Môi trường làm việc dược tá
Các dược tá sau khi tốt nghiệp sẽ được tuyển dụng vào các cơ sở y tế như trạm y tế phường xã, phòng khám đa khoa khu vực, khoa dược bệnh viện, nhân viên y tế tại các khu chế xuất, khu công nghiệp hay các cơ quan, trường học. Hoặc họ cũng có thể làm việc tại nhà máy sản xuất dược phẩm, cơ sở sản xuất, kinh doanh dược của Nhà Nước và tư nhân. Môi trường làm việc của dược tá là các khu vực sạch sẽ, thoáng, sáng sủa để bảo quản thuốc tốt. Về thời gian làm việc thì phụ tá thường làm việc cùng giờ với dược sĩ, đôi khi gồm cả buổi tối, đêm, cuối tuần hoặc ngày lễ vì một số hiệu thuốc và bệnh viện phải mở cửa 24/24. Tuy nhiên, các dược tá thường làm việc thay đổi ca khác nhau nên có thể sắp xếp thời gian cho phù hợp.
3. Cơ hội việc làm dược tá
Như đã nói ở trên, các dược tá sẽ có rất nhiều sự lựa chọn về nơi làm việc tại cơ sở y tế hoặc cơ sở sản xuất. Nếu có nguyện vọng và đủ tiêu chuẩn thì họ có thể dự thi các bậc đào tạo dược sĩ cao hơn như trung cấp, cao đẳng, đại học theo quy chế tuyển sinh của Bộ y tế, Bộ Giáo dục và đào tạo. Khi đã có đầy đủ kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm làm việc, họ hoàn toàn có thể trở thành dược sĩ để mở nhà thuốc riêng hoặc làm việc tại các bệnh viện, trung tâm y tế nổi tiếng với mức thu nhập cao.
Xem thêm:
– Ngành y sĩ là gì? Cơ hội làm việc và yêu cầu đối với người y sĩ tín nhiệm
– Học Dược, Sẽ làm gì ở Tập Đoàn Bán lẻ Thế Giới Di Động?
– GPP là gì? Nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP trong ngành Dược
Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn các vấn đề liên quan đến nghề dược tá để có sự chuẩn bị tốt cho bản thân khi định hướng nghề nghiệp. Nếu thấy bài viết này hay và bổ ích thì đừng quên chia sẻ và để lại bình luận bên dưới nhé!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Dược tá là gì? Nên theo đuổi ngành dược tá hay dược sĩ tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.