Theo Hinh Thế, bếp phải “tích gió, tụ khí” (tức là phải tránh gió để tích khí). Vì vậy, bếp cần tránh hướng gió thổi và hướng cửa trực tiếp. Bếp nên đặt ở phía sau nhà, càng xa cửa chính càng tốt vì cửa là nơi khí lưu thông, khí bị phân tán chứ không tập trung.
Lý luận Phong thủy nhấn mạnh: mỗi ngôi nhà luôn có 3 nhân tố tối quan trọng quyết định sự hưng thịnh được xem là “Dương trạch Tam yếu”. Tuy nhiên, nội hàm và các lý luận gắn liền với khái niệm “Dương trạch Tam yếu” cụ thể là gì? Các bạn cùng Phong Thủy Phùng Gia điểm qua bài viết dưới đây.
Dương Trạch Tam Yếu Là Gì?
“Dương trạch Tam yếu” (tiếng Trung 阳宅三要 /yáng zhái sān yào/) hay “Dương cơ Tam yếu” là khái niệm chỉ 3 yếu tố hạt nhân quan trọng nhất của nhà ở gồm: Môn (Cổng chính), Chủ (phòng chủ) và Táo (gian bếp).
Các nhân tố cấu thành nên “Dương trạch Tam yếu” lại đảm nhận các công năng khác nhau phục vụ cho sinh hoạt của một ngôi nhà, trong khi Môn (cổng) chủ về nơi ra vào, phòng chủ chỉ về nơi ở (nghiêng về sự nghỉ ngơi, thư giãn) thì bếp lại chủ về kho đụn, là nơi chúng ta lưu trữ, bảo quản và chế biến đồ ăn.
Mối Quan Hệ Của Dương Trạch Tam Yếu Với Nhà Ở
Xet về mặt lý luận, “Dương trạch Tam yếu” đã xuất hiện từ rất sớm trong quá trình các học phái Phong thủy đi sâu vào tính ứng dụng thực tiễn của môn khoa học này, song các kiến thức về chúng còn tách rời, tản mát và chưa thành một hệ thống chỉnh thể. Đến đời Thanh, cả ba nhân tố này đã được đề cập chi tiết, hệ thống hóa về lý luận qua cuốn sách mang tên “Dương trạch Tam yếu” của tác giả Triệu Cửu Phong.
Căn cứ theo lý luận của tác giả Triệu Cửu Phong, các nhân tố Môn (cửa chính), Chủ (phòng chủ) và Táo (gian bếp) có quan hệ mật thiết, không tách rời với nhau.
Về tương quan, mối tương tác giữa “Dương trạch Tam yếu” có thể chia làm hai cách cục lý tưởng nhất mà mỗi gia chủ mong muốn như sau:
Tam Yếu Tương Sinh
Lẽ thường, ta có thể lý luận: Môn (cổng) sẽ sinh cho Chủ (phòng chủ), Chủ sẽ sinh cho Táo (gian bếp). Tuy nhiên, nếu căn cứ vào Ngũ hành tương sinh thì hình thái này là không thể có. Chỉ cần hai trong số 3 nhân tố trên tương sinh với nhau đã là cát lợi cho gia chủ.
Tam Yếu Tỉ Hòa Hay Hài Hòa Nhau
Ta có thể hiểu tỉ hòa hay hài hòa với nhau ở đây là chỉ cần hai trong ba hành tương sinh với nhau đã đạt được “tỷ lệ vàng” trong kiến trúc Dương trạch. Thí dụ, Môn (cổng) thuộc Thủy, Thủy sinh Mộc, cụ thể phòng chủ là Mộc. Khi bếp và phòng chủ đều là Mộc thì mối quan hệ giữa cổng và bếp là mối quan hệ tương sinh (Thủy – Mộc tương sinh). Mỗi ngôi nhà hay Dương trạch đảm bảo được quan hệ tương sinh này chính là nội hàm chính yếu của “Dương trạch Tam yếu”.
Dựa vào lý luận trên, chỉ cần hai trong số ba nhân tố (của cổng, phòng chủ hay gian bếp) có quan hệ Ngũ hành tương sinh (hay Ngũ hành của một nhân tố tương sinh với Ngũ hành của hai nhân tố còn lại) sẽ được xem là cách cục lý tưởng nhất cho Dương trạch.
Vai Trò Của Dương Trạch Tam Yếu Trong Phong Thủy
“Dương trạch Tam yếu” không chỉ chiếm một vị trí nền tảng về lý luận quan trọng trong dòng chảy dài lâu của bộ môn khoa học ngày càng chiếm một vị trí được khẳng định. Vai trò của các nhân tố cấu thành nên phạm trù này là không thể phủ nhận.
Điểm chung của cả ba nhân tố cấu thành nên “Dương trạch Tam yếu” ta có thể thấy đều chủ về đón nhận Sinh khí, đảm bảo sự quân bình về thể chất, tâm thần, tinh thần nên liên hệ mật thiết tới gia vận, sự hưng thịnh cùng tài lộc của gia chủ.
Ứng với tiêu chí “Thiên – Địa – Nhân hợp nhất” (Tam Tài) của Phong thủy học, sự hài hoà của Dương trạch Tam yếu càng khăng khít sẽ được xem là cát trạch, ngược lại sẽ là hung trạch, bất lợi nhiều mặt cho chủ nhân.
Lời Kết
Hi vọng, với các thông tin đã đề cập ở trên, các Quý bạn hữu đã phần nào lý giải về “Dương trạch Tam yếu” là gì, cũng như nội hàm, mối quan hệ cùng vai trò của phạm trù này về lý luận hay phong thủy ứng dụng.