Bạn đang xem bài viết Hồ sơ xin việc tài xế lái xe gồm những giấy tờ gì? Các lưu ý khi viết tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Do nhu cầu đi lại của người dân tăng cao nên công việc tài xế lái xe trở nên hấp dẫn với nhiều người lao động. Để có thể tham gia thị trường này, ngay từ bước chuẩn bị hồ sơ xin việc, ứng viên đã phải có sự cẩn trọng và chỉn chu. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp giúp bạn những giấy tờ được yêu cầu trong bộ hồ sơ xin việc tài xế lái xe và các lưu ý khi viết. Hãy cùng theo dõi nhé!
I. Hồ sơ xin việc tài xế lái xe là gì?
Hiểu một cách đơn giản, hồ sơ xin việc là bộ tài liệu mà ứng viên dùng để nộp vào tổ chức, công ty trong quá trình tìm việc làm bao gồm sơ yếu lý lịch, đơn xin việc, CV xin việc, giấy khám sức khỏe,… Thông qua hồ sơ xin việc, nhà tuyển dụng sẽ nắm bắt được những thông tin quan trọng. Từ đó, đánh giá được mức độ phù hợp của ứng viên với vị trí đang tuyển dụng.
Cũng giống với hồ sơ xin việc thông thường, hồ sơ xin việc lái xe chính là một tập hợp những tài liệu cá nhân của người xin việc lái xe. Trong đó, hồ sơ sẽ bao gồm sơ yếu lý lịch, CV xin việc, bản sao bằng lái xe, giấy khám sức khỏe,… Đây cũng là một phương thức đánh giá mức độ phù hợp của bạn với công việc lái xe.
Tìm việc làm, Tuyển tài xế có thể bạn quan tâm:
– Nhân viên Tài xế giao nhận nông sản 4KFarm
II. Hồ sơ xin việc tài xế lái xe gồm những gì?
1. Sơ yếu lý lịch có xác nhận của địa phương
Việc có sơ yếu lý lịch được địa phương xác nhận trong hồ sơ xin việc lái xe là cực kỳ quan trọng. Do đặc thù công việc lái xe là thường xuyên phải tiếp xúc với nhiều người, dễ nhạy cảm về mặt pháp luật, pháp lý cho nên nhà tuyển dụng luôn mong muốn tìm được những nhân viên có lý lịch rõ ràng, trong sạch. Bởi vậy, khi kê khai lý lịch, ứng viên cần ghi thông tin một cách trung thực và chính xác. Để gia tăng sự đảm bảo, lá đơn cũng cần có sự xác nhận của địa phương.
2. Giấy xác nhận nhân sự có chứng nhận của công an xã, phường
Theo cách hiểu đơn giản nhất, đây là giấy xác nhận quyền dân sự của người tham gia ứng tuyển không có tiền án, tiền sự. Vì công việc liên quan tới sự an toàn của người khác nên việc có giấy xác nhận nhân sự là điều cần thiết. Để có thể hoàn thành thủ tục xin giấy một cách thuận lợi, đúng quy định, bạn nên làm theo các hướng dẫn của cơ quan công an phường, xã nơi mà mình sinh sống.
3. Giấy khám sức khỏe dành cho lái xe
Để có thể đáp ứng được cường độ làm việc, tài xế lái xe cần đảm bảo một thể trạng sức khỏe tốt. Bởi vậy, lái xe cần chuẩn bị giấy khám sức khỏe đạt yêu cầu trong hồ sơ xin việc của mình.
Mẫu giấy khám sức khỏe nhân viên lái xe thường là mẫu A3 một mặt hoặc A4 hai mặt. Mỗi doanh nghiệp sẽ có những yêu cầu về hình thức mẫu giấy khám sức khỏe khác nhau nên bạn cần dựa vào thông tin tuyển dụng để có sự lựa chọn phù hợp.
Bên cạnh đó, nhìn chung, giấy khám sức khỏe của ngành lái xe phải đạt tiêu chuẩn như:
– Có dòng thông tin xác nhận “Đủ sức khỏe lái xe hạng…”( hạng được ghi theo bằng lái).
– Dấu xác nhận đạt yêu cầu phải là dấu tròn, đỏ, còn nếu là dấu vuông thì không được công nhận.
– Một lưu ý quan trọng khác là thời hạn của giấy khám sức khỏe không được vượt quá 6 tháng, kể từ ngày khám.
4. Đơn xin việc
Đơn xin việc là một phần không thể thiếu của hồ sơ xin việc tài xế lái xe. Đơn có thể in theo mẫu hoặc viết tay, tùy theo sự lựa chọn của bạn. Thế nhưng đơn xin việc nhất định phải có bố cục ba phần rõ ràng: mở, thân và kết đơn.
Ngay từ phần mở bài bạn nên sử dụng kính ngữ với nhà tuyển dụng, bổ sung đầy đủ những thông tin cá nhân được yêu cầu. Một mẹo cho bạn là hãy thể hiện những mong muốn, khát khao chân thực nhất về công việc ở phần thân bài. Bởi nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao những yếu tố cốt lõi, tạo nên sự khác biệt cho đơn xin việc như vậy. Ở phần cuối đơn, bạn hãy để lại một lời cảm ơn chân thành và mong muốn được phản hồi về cuộc phỏng vấn sắp tới.
Hãy cố gắng trình bày lá đơn một cách khoa học và chỉn chu. Có như vậy, bạn mới gây được ấn tượng ban đầu với nhà tuyển dụng.
5. CV xin việc lái xe
Mặc dù công việc tài xế lái xe không yêu cầu trình độ học vấn cao nhưng với bộ hồ sơ có kèm theo CV xin việc, bạn sẽ gia tăng được cơ hội việc làm cho mình. Bởi lẽ, nhà tuyển dụng sẽ thấy bạn là một ứng viên tiềm năng, biết sử dụng công nghệ, có khả năng thẩm mỹ,…
CV xin việc lái xe cũng cần đáp ứng đủ các thông tin của CV xin việc thông thường, bao gồm: học vấn, kinh nghiệm, mục tiêu nghề nghiệp, sở thích,… Bạn nên giới hạn độ dài CV của mình vào khoảng 1 – 1,5 trang A4. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo một vài mẫu CV có sẵn trên các nền tảng làm CV online hiện nay. Mách bạn một mẹo, CV nên được in dưới dạng PDF để bố cục trình bày vẫn giữ nguyên được hình thức ban đầu nhé!
6. Bản sao công chứng bằng lái xe
Với ngành tài xế, việc sở hữu bằng lái xe phù hợp với vị trí tuyển dụng là một tiêu chí tiên quyết. Bằng lái xe sẽ giúp bạn chứng minh được mức độ phù hợp của bạn với nhà tuyển dụng. Tương tự như sơ yếu lý lịch, bạn nên đến chính quyền để công chứng bản sao bằng lái xe trước khi nộp nhằm gia tăng tính minh bạch, rõ ràng cho hồ sơ. Nhà tuyển dụng sẽ không chấp nhận một bản sao bằng lái xe không có công chứng. Bởi lẽ, với sự phát triển của công nghệ, mọi hoạt động chỉnh sửa giấy tờ đều có thể diễn ra.
7. Bản sao công chứng sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân và các bằng cấp liên quan
Tùy vào đơn vị tuyển dụng yêu cầu, mục này có thể có hoặc không. Ở những doanh nghiệp khắt khe, họ vẫn sẽ yêu cầu bạn nộp bản sao công chứng các giấy tờ khác có liên quan. Bởi tính chất, đặc thù công việc tài xế lái xe là có ảnh hưởng tới sự an toàn của khách hàng nên nhà tuyển dụng muốn xác thực thông tin ứng viên một cách tường minh nhất có thể.
III. Một số lưu ý khi viết hồ sơ xin việc lái xe
Công việc lái xe không yêu cầu trình độ học vấn cao nhưng để gia tăng mức độ cạnh tranh, hồ sơ của bạn phải thực sự gây được ấn tượng. Dưới đây là một số lưu ý giúp bạn ghi điểm khi chuẩn bị hồ sơ xin việc nhân viên lái xe. Ngoài ra, bạn cũng có thể liên hệ trực tiếp với phòng nhân sự của công ty dự định ứng tuyển để được hỗ trợ những thông tin cần thiết.
– Đơn xin việc: Thông thường, mẫu đơn xin việc thường có sẵn trong các bộ hồ sơ, ứng viên chỉ cần dán ảnh, điền thông tin và xin dấu xác nhận của địa phương. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp yêu cầu ứng viên phải viết tay đơn xin việc. Bạn cần đọc kỹ yêu cầu tuyển dụng để lựa chọn hình thức viết đơn phù hợp.
– Bằng cấp: Là một công việc không yêu cầu bằng cấp cao nhưng khi bạn có các bằng cấp có liên quan, bạn sẽ ghi được ấn tượng với nhà tuyển dụng. Đặc biệt với vị trí tài xế công nghệ, việc sở hữu một loại bằng cấp chứng minh việc khả năng tiếp cận công nghệ nhanh chóng chính là điểm cộng lớn cho bạn. Ngoài ra, tài xế lái xe còn phải giao tiếp với khách hàng, tạo cho khách hàng cảm giác thoải mái, gần gũi. Thế nên, việc có bằng cấp sẽ thấy bạn là người đáng tin cậy, có thể tạo nhiều chủ để trò chuyện cho khách hàng.
IV. Một số lưu ý khi chuẩn bị hồ sơ xin việc lái xe
Để có thể vượt qua vòng đơn một cách thuận lợi, ứng viên cần chỉn chu mọi bước chuẩn bị hồ sơ xin việc. Chỉ cần nhìn cách sắp xếp hồ sơ, nhà tuyển dụng đã có thể phần nào đánh giá tác phong, thái độ và tính chuyên nghiệp của bạn. Dưới đây là một vài lưu ý giúp hồ sơ của bạn trở nên ấn tượng hơn:
– Ảnh thẻ: Sẽ có ba vị trí cần dán ảnh thẻ trong hộ hồ sơ xin việc lái xe. Mỗi vị trí cần dán ảnh đã được in khung sẵn, bạn chỉ cần thực hiện theo. Ở vị trí bìa hồ sơ góc bên trái trên cùng, bạn sẽ cần dán cỡ ảnh 4×6. Vị trí thứ hai và thứ ba ở góc bên trái trên cùng của sơ yếu lý lịch và đơn xin việc sẽ cần phải dán cỡ ảnh 3×4. Ảnh hồ sơ của bạn cần rõ ràng, sắc nét, thể hiện được sự nghiêm túc.
– Thông tin bìa hồ sơ xin việc: Để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, ngay từ thông tin ở bìa hồ sơ, bạn đã phải thể hiện sự chỉn chu: chữ viết rõ ràng, thông tin được điền với bố cục cân đối, gọn gàng. Để tăng phần nghiêm túc và trang trọng, bạn nên sử dụng kiểu chữ in hoa cỡ lớn cho những đề mục tại bìa. Một số bộ hồ sơ in sẵn có những ô thể hiện thành phần bao gồm bên trong, bạn chỉ cần tích vào những ô đó. Cũng có những loại hồ sơ không in sẵn, bạn hãy chủ động điền vào dấu ba chấm đã được đặt sẵn nhé!
– Các thành phần bên trong hồ sơ xin việc: Cách bạn sắp xếp thành phần bên trong hồ sơ cũng là một dấu hiệu để nhà tuyển dụng đánh giá bạn có phải là người cẩn thận, chu toàn hay không. Thông thường, đơn xin việc sẽ được đặt lên trước, tiếp đó là CV xin việc rồi đến các giấy tờ liên quan được yêu cầu như: sơ yếu lý lịch, giấy khám sức khỏe, bản sao bằng lái xe,… Hãy tránh để các giấy tờ bị nhăn và có nếp gấp nhé!
Xem thêm:
– Tham khảo mức lương tài xế hiện nay và cách cải thiện mức lương
– Nghề lái xe và mức lương tài xế container hiện nay
– Công việc tài xế là gì? Mô tả công việc tài xế và mức lương hiện tại
Hy vọng bài viết đã mang lại cho bạn những thông tin hữu ích về những giấy tờ cần có trong bộ hồ sơ xin việc tài xế lái xe và một vài lưu ý khi viết hồ sơ. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết và hẹn gặp lại ở những bài viết tiếp theo!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Hồ sơ xin việc tài xế lái xe gồm những giấy tờ gì? Các lưu ý khi viết tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.