Bạn đang xem bài viết Hướng dẫn lập mẫu bảng cân đối kế toán chính xác nhất tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Bảng cân đối kế toán là thứ phản ánh trực quan nhất tình hình tài chính của công ty. Vì thế, một kế toán viên cần hiểu rõ khái niệm, nội dung, nguyên tắc của bảng cân đối kế toán. Nếu như bạn chưa biết thì hãy đọc ngay bài viết này để được hướng dẫn lập mẫu bảng cân đối kế toán chính xác nhất nhé!
I. Bảng cân đối kế toán là gì?
Bảng cân đối kế toán có thể được xem như một báo cáo tài chính doanh nghiệp. Trong đó, tại thời điểm lập bảng cân đối kế toán, tất cả những tài khoản, nguồn vốn và tài sản được thể hiện một cách cụ thể. doanh nghiệp dựa vào bảng cân đối kế toán để nắm được tình hình kinh doanh và đưa ra giải pháp khắc phục. Bảng cân đối kế toán còn chia ra làm hai loại là bảng báo cáo tài chính và bảng báo cáo tài khoản.
Về kết cấu, kế toán cần lưu ý, nó sẽ gồm 2 phần chính là tài sản và nguồn vốn. Trước tiên là về tài sản, tài sản có thể là tài sản ngắn hạn hoặc tài sản dài hạn và được sắp xếp theo tính thanh khoản giảm dần. Mỗi tài khoản sẽ được quy định bằng các con số nhất định theo Thông tư 133/2016/TT-BTC. Tiếp theo, về nguồn vốn sẽ gồm có nợ (ngắn hạn và dài hạn) và vốn của chủ sở hữu.
Báo cáo tài chính đóng một vai trò quan trọng trong doanh nghiệp. Nó phản ánh toàn bộ tài sản hiện thời thuộc quyền quản lý và sử dụng của công ty. Bạn có thể đánh giá được quy mô vốn và mức độ phân bổ sử dụng vốn của doanh nghiệp. Về mặt pháp lý, các chủ nợ sẽ biết được doanh nghiệp này cần có trách nhiệm pháp lý như thế nào với các khoản nợ và có rủi ro cao không. Đây cũng là cơ sở để các nhà đầu tư xem xét việc rót vốn cho doanh nghiệp.
Tìm việc làm, tuyển dụng kế toán có thể bạn quan tâm:
– Nhân viên Tính chiết khấu và Quản lý công nợ
– Nhân viên Kế Toán Chi Nhánh TGDĐ
– Nhân viên Kế Toán Nghiệp Vụ
II. Hướng dẫn lập bảng cân đối kế toán
1. Nguyên tắc lập và trình bày bảng cân đối kế toán
Nguyên tắc lập bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp đáp ứng giả định hoạt động liên tục:
Trước hết, bảng cân đối kế toán phải trình bày theo đúng kết cấu theo quy định tại Chuẩn mực kế toán “Trình bày báo cáo tài chính”. Tiếp theo, các tài khoản tài sản và nợ phải được chia ra cụ thể thành ngắn hạn và dài hạn để dễ dàng theo dõi.
Trong đó, doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường trong vòng 12 tháng thì sẽ áp dụng theo nguyên tắc: tài sản và nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong vòng không quá 12 tháng tới kể từ thời điểm báo cáo được xếp vào loại ngắn hạn; còn trên 12 tháng sẽ được xếp vào loại dài hạn.
Đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh lớn hơn 12 tháng thì tài sản và nợ phải trả được thanh toán ngay trong một chu kỳ kinh doanh sẽ được xếp vào loại ngắn hạn và nhiều hơn một chu kỳ kinh doanh sẽ là dài hạn.
Nguyên tắc lập bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp không đáp ứng giả định hoạt động liên tục:
Nguyên tắc này tương tự với doanh nghiệp đáp ứng giả định hoạt động liên tục nhưng sẽ có một số điểm khác biệt như sau:
– Các điều khoản không căn cứ vào thời gian để chia ra thành ngắn hạn hay dài hạn. Không trình bày các chỉ tiêu dự phòng do toàn bộ tài sản, nợ phải trả đã được đánh giá lại theo giá trị thuần có thể thực hiện được, giá trị có thể thu hồi hoặc giá trị hợp lý.
– Một số chỉ tiêu có phương pháp lập khác với Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp đang hoạt động liên tục như sau:
+ 121 – “Chứng khoán kinh doanh”: chỉ tiêu này phản ánh giá trị ghi sổ của chứng khoán kinh doanh sau khi đã đánh giá lại. Doanh nghiệp không phải trình bày chỉ tiêu “Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh” do số dự phòng giảm giá được ghi giảm trực tiếp vào giá trị ghi sổ của chứng khoán kinh doanh.
+ Các chỉ tiêu liên quan đến các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh, liên kết, góp vốn đầu tư vào đơn vị khác phản ánh theo giá trị ghi sổ sau khi đã đánh giá lại các khoản đầu tư trên. Doanh nghiệp không phải trình bày chỉ tiêu “Dự phòng đầu tư tài chính dài hạn” do số dự phòng được ghi giảm trực tiếp vào giá trị ghi sổ của các khoản đầu tư.
2. Cơ sở lập bảng cân đối kế toán
Doanh nghiệp khi lập bảng cân đối kế toán phải dựa vào: sổ kế toán tổng hợp, thẻ kế toán chi tiết hoặc bảng tổng hợp chi tiết, tài liệu kế toán năm trước liền kề, số liệu kế toán đầu kỳ, số liệu kế toán cuối kỳ. Và một điều đặc biệt quan trọng, tổng tài sản và tổng nguồn vốn luôn luôn bằng nhau.
3. Cách lập bảng cân đối kế toán
Khi lập bảng cân đối kế toán, kế toán viên phải vô vùng cẩn thận và làm theo quy trình sau:
Bước 1: Kiểm tra tính đúng đắn của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Bước 2: Chốt sổ kế toán và tiến hành đối chiếu số liệu với các tài liệu có liên quan.
Bước 3: Thực hiện bút toán kết chuyển trung gian. Khóa hoàn toàn sổ kế toán.
Bước 4: Lập bảng cân đối số phát sinh và bảng cân đối kế toán.
Bước 5: Kiểm tra lại xem tài sản và nguồn vốn có bằng nhau hay không, số liệu đã đúng chưa và tiến hành đưa lên cấp trên phê duyệt.
4. Mẫu bảng cân đối kế toán
Tham khảo mẫu bảng cân đối kế toán 1
Tham khảo mẫu bảng cân đối kế toán 2
III. Những lưu ý khi lập bảng cân đối kế toán
Về hình thức:
Trước hết là về đơn vị tính, phải sử dụng thống nhất trong doanh nghiệp. Đơn vị tính phải để là Việt Nam đồng chứ không phải nghìn đồng. Điều này phải chú ý để tránh sai sót. Tiếp theo là chữ ký, một bảng cân đối kế toán phải đầy đủ thông tin chữ ký của người lập, kế toán trưởng, giám đốc (CEO) thì mới hợp lệ. Về thời gian lập, thông thường sẽ là ngày kết thúc quý hoặc kết thúc năm tài chính. Và bắt buộc phải đề cập đến thời gian lập vì mỗi lúc khác nhau, nguồn vốn và tài sản có thể biến đổi.
Về nội dung:
Một số doanh nghiệp cho số liệu của những khoản đầu tư trên 3 tháng vào chỉ tiêu “tiền và khoản tương đương tiền” dẫn đến chỉ tiêu này tăng vọt. Kế toán viên phải theo dõi và ghi riêng các khoản đầu tư trên 3 tháng vào chỉ tiêu “đầu tư tài chính ngắn hạn”.
Tiếp theo là sai sót trong việc ghi nhận lãi, lỗ trong chứng khoán. Bởi vì doanh nghiệp có các khoản đầu tư vào chứng khoán nhưng không theo dõi cẩn thận và dẫn đến việc kê khai không đầy đủ số liệu.
Và trong việc ghi nhận tỷ giá ngoại tệ, một số doanh nghiệp vẫn ghi nhận tỷ giá ngoại tệ theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 10, nhưng hiện nay việc ghi nhận tỷ giá không được thực hiện theo thông tư này nữa mà phải thực hiện theo Thông tư 201/2009/TT-BTC.
Xem thêm:
– Kế toán doanh nghiệp: mô tả công việc và cơ hội nghề nghiệp hiện nay
– 7 nguyên tắc kế toán cơ bản và quan trọng cần nắm vững
– Học kế toán có khó không? Cần chuẩn bị gì khi bắt đầu học
Hy vọng bài viết này mang lại cho bạn những hướng dẫn lập mẫu bảng cân đối kế toán hữu ích. Cảm ơn bạn đã theo dõi, nếu thấy hay hãy để lại bình luận và chia sẻ cho bạn bè, người thân cùng đọc. Hẹn gặp lại bạn ở những bài viết tiếp theo.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Hướng dẫn lập mẫu bảng cân đối kế toán chính xác nhất tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.