Bạn đang xem bài viết Hướng dẫn nuôi chim cảnh sinh sản làm giàu tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Nuôi chim cảnh sinh sản không chỉ mang lại niềm đam mê và thú vui cho người chơi mà còn là một công việc mang lại nguồn thu nhập ổn định. Tuy nhiên, việc nuôi chim cảnh sinh sản không hề dễ dàng, đòi hỏi người chơi phải có kiến thức và kỹ năng chuyên môn. Vì vậy, trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về cách nuôi chim cảnh sinh sản để có thể làm giàu từ sở thích này. Hãy cùng đọc và tìm hiểu nhé!
Nuôi chim cảnh là một thú vui tao nhã của nhiều người hiện nay, không chỉ dừng lại ở khía cạnh nuôi chim để giải trí, nhiều người còn có thể làm giàu từ hình thức nuôi loài này, đây là một nghề được đánh giá là vô cùng tiềm năng và có thể phát triển rất tốt nếu được đầu tư kĩ lưỡng về các khâu chuẩn bị. Dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn hai mô hình nuôi chim cảnh làm giàu từ hai loại chim: trĩ và chào mào.
Mô hình nuôi chim cảnh sinh sản làm giàu
Cách nuôi chim trĩ làm giàu
– Chim trĩ được đánh giá là một giống chim mang lại hiệu quả nền kinh tế cao nhất trong tất cả các loại gia cầm, với hai thị trường tiêu thụ hiệu quả: cung cấp thương phẩm và con giống cho các trang trại.
– Một câu chuyện có thật từ nhân vật đã thành công với mô hình làm giàu bằng hình thức nuôi chim trĩ đó là anh Tuấn ngụ tại thành phố Cần Thơ bắt đầu với mô hình này vào năm 2015.
– Với các thông tin thông thường từ loài chim này bạn có thể áp dụng một số “tuyệt chiêu” này để tăng cao hiệu quả kinh tế:
+ Chuồng chim được xây dựng một cách thoáng mát và được rào lại bằng lưới B40, trên nên lợp mái tôn để hạn chế việc chim bay ra ngoài, nên đầu tư các hệ thống ống cấp nước sạch cho chim uống và máng ăn luôn được sạch sẽ hạn chế vi khuẩn gây bệnh. Mỗi tháng nên vệ sinh chuồng trại 2 lần, và nên sử dụng các chế phẩm vi sinh để “xứ lí” phân chim. Một yếu tố khác cũng quyết định đến hiệu quả kinh tế rất cao đó chính là vấn đề giao phối, bảo quản trứng và ấp trứng. Tỉ lệ ghép đôi để có thành công cao nhất với tỉ lệ là 1 trống 3 mái và được diễn ra trong một chuồng có diện tích 1.5 m2, được chia sẻ đây chính là tỉ lệ đẹp nhất để dẫn đến việc thành công 100%.
+ Khi trứng bắt đầu nở và nuôi được từ độ 3-4 tháng tuổi thì có thể xuất bán thịt và độ tuổi từ 6-7 tháng có thể cho sinh sản. Đặc điểm của loài này chỉ sinh sản theo mùa, được chia thành 2 đợt như sau: đợt đầu từ tháng 3-4, đợt hai là từ tháng 9-10. Mỗi đợt như thế chim mái có thể đẻ được số trứng lên đến 80 trứng, thế nhưng số trứng còn tùy thuộc vào kĩ thuật nuôi của chủ nữa và kể cả cách chăm sóc chúng.
+ Kĩ thuật để chim có thể đạt tỉ lệ nở cao nhất, các bạn nên dùng một ống nhiệt kế để bên dưới lườn trứng của con mái đang ấp, chỉ nên để thời gian là 15 phút thôi, sau đó cài đặt nhiệt độ của lò ấp bằng với nhiệt kế đã đo được.
+ Về thức ăn của chim trĩ chủ yếu là gạo, lúa, cám, thức ăn chế biến sẵn và có thể bổ sung thêm các loại rau xanh. Biện pháp cho ăn một cách hợp lí nhất là trong tháng đầu tiên và tháng thứ 2 là cám công nghiệp dành cho gà con. Thường xuyên kiểm tra chuồng trại nếu thấy chim trĩ ở gần bóng đèn tản ra hai bên thì chim bị nóng, cần phải kéo bóng đèn lên, nếu thời tiết lạnh quá thì hạ đèn xuống.
– Với cách tính cụ thể như sau: nếu bạn nuôi 100 con chim bố mẹ, và mục đích để bán giống. Gía chim trĩ được 1 tuổi là 35.000/con, chim được 1 tháng tuổi là 100.000/con, chim xanh bán kiểng là 1.2 triệu/cặp, chim đỏ là 1.5 triệu/cặp. Trừ tất cả các chi phí thì mỗi năm có thể thu về 200.000 triệu.
Chim chào mào nuôi làm giàu
– Chim chào mào là loài chim được ưa chuộng và nuôi rất nhiều, chim có giọng hót hay sống khỏe phù hợp với khí hậu nước ta. Chim chào mào trong tự nhiên đang bị thu hẹp môi trường sống vì vậy khả năng sinh sản giảm dần. Nhiều người nuôi tự cho chúng sinh sản tại nhà giúp duy trì nòi giống của chim chào mào.
– Chim chào mào có vẻ ngoài rất đặc trưng đó là mào đen rất nổi bật, má trắng, lưng màu nâu, bụng màu trắng, cái đuôi màu trắng có đầu dài. Con đực và cái bộ lông đều hệt như nhau trong khi với chim non là màu nhạt hơn hẳn. Chim chào mào trong tự nhiên thích ăn trái cây, một số loại côn trùng.
– Thời điểm sinh nở của Chào mào bắt đầu mùa xuân chủ yếu thời điểm tháng 1 và tháng 2. Đặc tính của chim chào mào là chung thủy, khi ghép đôi thì sống bên nhau gắn bó. Chào mào hay làm tổ ở cây có tán rộng, không cần rậm rạp, trung bình có độ cao từ 3m – 5m.
– Tổ của chim chào mào chủ yếu làm từ cọng cỏ, lá dừa… Chim mái đẻ từ 2 ->5 trứng và ấp trong khoảng nửa tháng thì bắt đầu nở. Chim bố mẹ đều thực hiện nhiệm vụ kiếm mồi nuôi con, thường chim con ăn các loại thức ăn như sâu, côn trùng,…
– Để chuẩn bị cho quá trình sinh sản của chim chào mào tại nhà bạn có thể chuẩn bị.
- Chim bố mẹ: lựa chọn những con chim bố mẹ khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, có giọng hót hay.Nếu bạn có thời gian hãy chọn chim bố mẹ từ nhiều nơi để phối với nhau sẽ tốt hơn nhiều.
- Vị trí đặt chuồng: đặt chuồng đúng hướng giúp chim khỏe. Nên đặt chuồng ở nơi yên tĩnh, thoáng mát, tránh gió lùa vào mùa đông và không nên để ánh nắng trực tiếp vào chuồng.
- Chuồng nuôi: để giúp chim bố mẹ sinh sản tốt cần biết làm chuồng nuôi, kích thước vào khoảng cao 1,2m; rộng 1,5m, sâu 1,5m. Bên trong chuồng có thể trang trí thêm cây cảnh, non bộ để chìm cảm giác như đang sinh sống trong môi trường thiên nhiên. Khung chuồng nên làm bằng ống thép hoặc gỗ, nhớ phải quây lại bằng lưới mắt nhỏ.
- Thức ăn và dinh dưỡng: thường nuôi chim chào mào sinh sản nên chọn thức ăn tươi như côn trùng, sâu bọ, trái cây…, bổ sung thêm các thức ăn tổng hợp.
- Cách kiểm tra trứng nở: bạn sẽ thấy những động thái khác thường của chim bố, chim bố thường bay nhảy xung quanh tố như lo lắng điều gì đó. Khi đó bạn hãy kiểm tra thử trứng nở hay chưa?
– Hiện nay việc săn bắt chim chào mào nhiều để phục vụ việc nuôi chim cảnh nên số lượng chim ngoài tự nhiên còn rất ít. Một số kinh nghiệm nuôi chim cảnh sinh sản làm giàu làm kinh nghiệm quan trọng trước khi bạn tiến hành nuôi chim duy trì nòi giống.
Bài viêt về hướng dẫn cách nuôi chim cảnh làm giàu mà đặc biệt hai loài chim được nhắc đến trong bài này là chim trĩ và chim chào mào thì có thể giúp ích cho bạn phần nào về thao tác tìm kiếm và thu nhận thông tin một cách ngắn ngọn đơn giản lại hiệu quả nhất cho công việc nuôi chim mà bạn đang theo đuổi.
Trong bài viết này, chúng ta đã tìm hiểu về những kiến thức cơ bản để nuôi chim cảnh sinh sản hiệu quả và mang lại lợi nhuận cao. Việc nuôi chim không chỉ là một sở thích mà còn là một nghề làm giàu rất tiềm năng. Tuy nhiên, để đạt được thành công trong việc nuôi chim cảnh, chúng ta cần phải có kiến thức sâu về chăm sóc, dinh dưỡng, bệnh tật và giống loài cũng như kỹ năng quản lý kinh doanh. Bằng cách áp dụng những kinh nghiệm và kiến thức, chúng ta có thể tạo ra một mô hình nuôi chim cảnh sinh sản hiệu quả và bền vững, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình và cộng đồng. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho những người đang quan tâm và muốn tham gia vào lĩnh vực nuôi chim cảnh.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Hướng dẫn nuôi chim cảnh sinh sản làm giàu tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.
Từ Khoá Liên Quan:
1. Chim cảnh
2. Nuôi chim cảnh
3. Sinh sản chim cảnh
4. Cách nuôi chim cảnh
5. Hướng dẫn nuôi chim cảnh để làm giàu
6. Giống chim cảnh
7. Chăm sóc chim cảnh
8. Thu nhập từ việc nuôi chim cảnh
9. Tạo dựng thương hiệu chim cảnh
10. Thị trường chim cảnh.