Bạn đang xem bài viết Indie Game là gì tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Indie game là một loại trò chơi điện tử do những nhà phát triển độc lập tạo ra, thường là những người yêu thích và đam mê game. Indie game có những điểm khác biệt so với những trò chơi AAA hay được phát triển bởi các công ty lớn. Chúng không chỉ đem lại trải nghiệm mới lạ, độc đáo mà còn thể hiện được tinh thần sáng tạo, độc lập, tự do trong sáng tạo của người phát triển. Trong những năm gần đây, thị trường indie game đã trở thành một chủ đề rất thịnh hành trong cộng đồng game thủ. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thế giới của indie game, từ cách chúng được phát triển, cho đến cách chơi và trải nghiệm.
Bên cạnh các tựa game bom tấn được quảng cáo hoành tráng cả về đồ hoạ lẫn lối chơi bởi những hãng sản xuất đình đám, ngày nay game Indie đang dần dần phổ biến hơn và trở thành một thú vui tiêu khiển mới trong giới trẻ. Vậy cụ thể Indie game là gì, được phát triển ra sao? Vì sao phải đến những năm gần đây khái niệm này mới được biết đến nhiều hơn? Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về Indie game, hãy tham khảo bài viết sau đây nhé.
Mục lục nội dung
Indie game là gì?
Trong ngành công nghiệp video game, một Indie game (viết tắt của Independent game, tạm dịch là trò chơi độc lập) đề cập đến các trò chơi thường được tạo bởi các cá nhân hoặc đội ngũ phát triển nhỏ mà không có sự hỗ trợ tài chính từ những nhà phát hành game lớn, điều này trái ngược với hầu hết các “game AAA”. Do tính độc lập và tự do phát triển, các Indie game thường tập trung vào sự đổi mới và chấp nhận những rủi ro hiếm khi xuất hiện trong các game AAA. Các Indie game có xu hướng được bán thông qua các kênh phân phối kỹ thuật số thay vì bán lẻ do thiếu sự hỗ trợ của nhà phát hành. Do đó, thuật ngữ này cũng đồng nghĩa với “âm nhạc độc lập” hoặc “phim độc lập” trong các phương tiện tương ứng.
Sự phát triển Indie game đã từng tồn tại song song với sự phát triển của máy tính cá nhân trong những năm 1980 và 1990 thông qua phần mềm chia sẻ và các hình thức phân phối chia sẻ file khác. Sự tăng trưởng cũng được thúc đẩy bởi một số trò chơi có ảnh hưởng lớn được phát hành trong những năm 2010, như Super Meat Boy, Fez, Braid, Minecraft, Shovel Knight, Undertale và Cuphead.
Cuphead
Cần lưu ý, hiện vẫn chưa có định nghĩa chính xác, được chấp nhận rộng rãi về những gì tạo nên một “Indie game”, ngoài việc quá trình phát triển độc lập, vượt ra ngoài giới hạn của các game AAA (phát triển bởi các studio và nhà phát hành lớn). Tuy nhiên, các Indie game vẫn thường mang một số đặc điểm chung. Chúng được phát triển bởi các cá nhân, các nhóm nhỏ hoặc các công ty độc lập nhỏ. Thông thường, các Indie game nhỏ hơn các tựa game chính thống. Các nhà phát triển Indie game thường không được hỗ trợ tài chính bởi các nhà phát hành – những người không muốn mạo hiểm và thích những trò chơi có “ngân sách lớn”. Thay vào đó, họ thường có nguồn ngân sách hạn chế, chẳng hạn như tìm nguồn cung từ các quỹ cá nhân hoặc thông qua phương thức gây quỹ. Bởi độc lập, các nhà phát triển không bị giới hạn kiểm soát hoặc giới hạn sáng tạo và không cần thiết phải có sự chấp thuận của nhà phát hành. Do đó, các quyết định thiết kế cũng không bị giới hạn bởi ngân sách được phân bổ. Hơn nữa, kích thước đội ngũ nhỏ hơn sẽ làm tăng sự tham gia của các cá nhân.
Các cá nhân và nhóm nhỏ – không bị hạn chế sáng tạo – đã làm cho các Indie game được biết đến như những trò chơi mang đậm tính đổi mới, sáng tạo và thử nghiệm nghệ thuật. Nếu hạn chế về khả năng tạo đồ họa, nhà phát triển có thể dựa vào đổi mới gameplay. Tuy nhiên, việc “độc lập” không đồng nghĩa rằng trò chơi luôn tập trung vào sự đổi mới. Trên thực tế, nhiều trò chơi có nhãn “Indie” vẫn có chất lượng kém và có thể không được tạo ra vì mục đích lợi nhuận.
Hơn nữa, các Indie game không nhất thiết phải cách ly hoàn toàn với các nhà phát hành lớn. Ví dụ như Bastion, một trò chơi được phát triển bởi Supergiant Games, đã được WB Games phát hành. Mặc dù Warner Bros đã trả tiền cho việc phân phối và tiếp thị tựa game, Supergiant Games vẫn từ chối mọi khoản tài trợ để phát triển, thay vào đó họ tự xây dựng trò chơi. Và kết quả, trò chơi vẫn được coi là “độc lập”.
Moonlighter
Jesper Juul, phó giáo sư tại Học viện Mỹ thuật Hoàng gia Đan Mạch, người nghiên cứu về thị trường trò chơi điện tử, đã viết trong cuốn sách Handmade Pixels rằng định nghĩa của một Indie game còn mơ hồ, phụ thuộc vào những cân nhắc chủ quan khác nhau. Juul đã phân loại ba trường hợp mà một trò chơi có thể được coi là độc lập: những trò chơi độc lập về tài chính với các nhà phát hành lớn; những trò chơi độc lập về mặt thẩm mỹ và khác biệt đáng kể về phong cách nghệ thuật so với các trò chơi AAA; và những trò chơi đưa ra các ý tưởng văn hóa độc lập so với những trò chơi chính thống. Tuy nhiên, Juul cũng viết rằng cuối cùng việc xem xét một trò chơi là “Indie” hay không vẫn có thể mang tính chủ quan cao và không có quy tắc cụ thể nào giúp phân định các Indie game từ những game không phải là “Indie”.
Phát triển Indie game
Như đã mô tả ở trên, không có quy mô rõ ràng cho một studio phát triển Indie game. Một số Indie game thành công, bao gồm Axiom Verge, Cave Story, Papers, Please và Spelunky, đều được phát triển bởi một người duy nhất, mặc dù thường có sự hỗ trợ của các nghệ sĩ. Phổ biến hơn là các nhà phát triển dưới dạng đội ngũ nhỏ, từ hai đến vài chục người. Mặc dù các nhóm phát triển có thể mở rộng quy mô, nhưng việc điều hành studio sẽ trở nên tốn kém hơn, điều này có thể dẫn đến nhiều rủi ro nếu trò chơi không mang lại kết quả như kì vọng.
Để tìm nguồn ngân sách cho trò chơi, các nhà phát triển có thể dựa vào việc bắt đầu chiến dịch gây quỹ đám đông, tìm nhà phát hành, hoặc xây dựng hỗ trợ cộng đồng trong quá trình phát triển. Không có sự hỗ trợ của nhà phát hành, các nhà phát triển thường lựa chọn phân phối kỹ thuật số trên Internet. Hầu hết các Indie game không tạo ra lợi nhuận đáng kể.
Không nên nhầm lẫn phát triển Indie game với phát triển game theo sở thích, vì các nhà phát triển game Indie thường thiên về sản phẩm nhiều hơn là sở thích. Nhiều người theo sở thích tạo ra các bản mod cho các game hiện có, hoặc chỉ làm việc với một phần trò chơi cụ thể. Những người có sở thích như vậy thường sản xuất các sản phẩm phi thương mại, và trình độ có thể là từ người mới cho đến dân “lão làng” trong ngành.
Cave Story
Qua bài viết trên, mình đã giới thiệu tổng quan cho các bạn về khái niệm và những sự khác biệt trong quy trình phát triển của Indie game. Sở dĩ đến những năm gần đây “Indie game” mới được nhắc đến nhiều hơn bởi định nghĩa về nó vẫn còn mơ hồ, đồng thời những phương tiện để phân phối game cũng đã phong phú hơn trước nhờ sự phát triển của Internet. Do tính chất phát triển độc lập, thoả sức sáng tạo trong gameplay, ngày nay Indie game rất được các bạn trẻ yêu thích, thậm chí còn hơn cả nhiều tựa game bom tấn trên thị trường.
Còn bạn, bạn đã từng chơi một Indie game nào chưa? Nếu chưa, hãy thử tìm kiếm một số tựa game Indie và trải nghiệm những cảm giác khác biệt mà chúng mang lại nhé!
Trong nhiều năm qua, indie game đã trở thành một thể loại game phát triển mạnh mẽ và ngày càng được nhiều người yêu thích. Indie game không chỉ đem lại những trải nghiệm độc đáo và mới mẻ cho người chơi, mà còn mang đến sự sáng tạo, độc lập và tự do cho các nhà phát triển game. Nhờ vào tính linh hoạt và không bị ràng buộc, các nhà phát triển indie game có thể tạo ra những sản phẩm độc đáo hơn và phản ánh tốt hơn về những suy nghĩ và cảm xúc của mình. Indie game đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong ngành công nghiệp game và hứa hẹn sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Indie Game là gì tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.
Nguồn Bài Viết: https://thuthuatphanmem.vn/indie-game-la-gi/
Từ Khoá Tìm Kiếm Liên Quan:
1. Game độc lập (Indie game)
2. Người phát triển độc lập (Indie developer)
3. Thể loại game độc lập (Indie genre)
4. Cộng đồng game độc lập (Indie gaming community)
5. Sáng tạo game độc lập (Indie game innovation)
6. Thị trường game độc lập (Indie game market)
7. Phong cách của game độc lập (Indie game style)
8. Phát triển game độc lập (Indie game development)
9. Game nghệ thuật độc lập (Indie art game)
10. Rủi ro và cơ hội trong game độc lập (Indie game risks and opportunities)