Bạn đang xem bài viết Kế toán là gì? Công việc và các trường đào tạo ngành kế toán hiện nay tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Nhắc đến ngành Kế toán, có lẽ nhiều bạn sẽ chỉ liên tưởng đến các công việc tính toán các khoản thu – chi cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, công việc của một kế toán viên không đơn giản như thế. Vậy với vai trò quan trọng trong doanh nghiệp thì kế toán có trách nhiệm và phải làm những gì, hãy cùng tìm hiểu quan bài viết sau đây nhé!
I. Tìm hiểu về ngành kế toán
1. Kế toán là gì?
Kế toán (tiếng Anh: Accounting) là quá trình ghi chép, lưu lại những giao dịch diễn ra trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Để dựa vào đó phân tích và lập báo cáo tổng kết tình hình tài chính cho ban giám đốc công ty. Theo VCCI thì “Kế toán là nghệ thuật thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về toàn bộ tài sản và sự vận động của tài sản (hay là toàn bộ thông tin về tài sản và các hoạt động kinh tế tài chính) trong doanh nghiệp nhằm cung cấp những thông tin hữu ích cho việc ra các quyết định về kinh tế – xã hội và đánh giá hiệu quả của các hoạt động trong doanh nghiệp”.
Đây được xem là một bộ phận quan trọng trong việc quản lý kinh tế cho doanh nghiệp. Nhiều năm trở lại đây, khi các doanh nghiệp xuất hiện nhanh chóng, ngành kế toán được quan tâm hơn. Do đó, cơ hội việc làm dành cho các bạn trẻ cũng được mở rộng.
2. Đối tượng của kế toán
– Tài sản của đơn vị: Có 2 loại tài sản ngắn hạn và dài hạn. Tài sản ngắn hạn là tài sản được đầu tư trong thời gian ngắn, có sự dao động, chuyển đổi và thu hồi vốn trong vòng 1 năm. Còn tài sản dài hạn là những tài sản có thời gian chuyển đổi, đầu tư và có thể thu hồi trong một thời gian dài, thường trên 12 tháng hoặc sau nhiều chu kỳ kinh doanh.
– Sự vận động của tài sản: Bao gồm biến động làm tăng và biến động làm giảm được thực hiện dựa trên 3 quá trình. Đầu tiên là quá trình mua hàng gồm có sự tham gia của các yếu tố tiền, nguyên vật liệu, thuế giá trị gia tăng,… Tiếp đến là quá trình sản xuất, các nguyên vật liệu và tài sản bị hao mòn, phát sinh chi phí sản xuất. Cuối cùng là quá trình bán hàng, thu lại lợi nhuận sẽ tác động đến sản phẩm, chi phí bán hàng,…
3. Các loại kế toán hiện nay
– Kế toán công: Là những người làm vị trí kế toán cho doanh nghiệp hay cơ quan nhà nước. Một điểm đặc biệt ở kế toán công là không làm việc trực tiếp với các vấn đề tài chính doanh nghiệp, thay vào đó họ giữ vai trò và làm việc với chủ thể tổ chức xã hội.
– Kế toán pháp y: Hiện nay việc kiện tụng trong kinh doanh diễn ra rất thường xuyên, vì vậy kế toán pháp y sẽ là người điều tra các trường hợp kiện tụng đó bằng những nghiệp vụ kế toán của mình. Họ sẽ tìm ra những dấu hiệu bất thường trong tài chính, hoạt động thương mại.
– Kế toán tài chính: Công việc của họ sẽ xoay quanh vấn đề về tài chính bao gồm theo dõi, phân tích các số liệu tài chính. Từ đó, lập ra được bản báo cáo những khó khăn hay thuận lợi của doanh nghiệp.
– Kế toán quản trị: Mỗi doanh nghiệp luôn đặt ra mục tiêu quản lý hoạt động kinh doanh hiệu quả và ngày càng phát triển, do đó mà họ sẽ cần kế toán quản trị. Vai trò chính là cung cấp và cập nhật kịp thời những thông tin về tài chính doanh nghiệp. Những thông tin này giúp ban giám đốc dễ dàng đánh giá và đưa ra quyết định nhanh chóng hơn.
– Kế toán dự án: Đối với những công trình xây dựng, họ sẽ cần những kế toán dự án để quản lý giúp nhà thầu. Họ chịu rất nhiều trách nhiệm bao gồm các việc chuẩn bị hồ sơ công trình, theo dõi dự án để nắm được chi phí và giải trình khi dự án hoàn thành.
– Kế toán chi phí: Giữ vai trò ghi chép và thực hiện các chi phí có liên quan đến việc hoàn thành mục tiêu kinh doanh, họ có trách nhiệm điều chỉnh, cân đối chi phí để mang lại lợi nhuận cao cho công ty. Vai trò của kế toán chi phí là kiểm soát hoạt động, quy trình và kiểm soát chiến lược.
– Kế toán xã hội: Kế toán xã hội là người giữ vai trò thống kê, cập nhật và báo cáo những tác động kinh tế xã hội của doanh nghiệp cho cộng đồng. Thông thường, những báo cáo của kế toán xã hội sẽ được đính kèm với báo cáo tài chính hằng năm của công ty.
– Kiểm toán: Công việc của kiểm toán là thu thập và xác minh tính chính xác của số liệu báo cáo, từ đó xác định được tính hợp lý của thông tin. Đồng thời, chỉ ra những mặt hạn chế và biện pháp khắc phục, cải thiện hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
4. Thuận lợi và khó khăn của nghề kế toán
Ngành kế toán chưa bao giờ có dấu hiệu hạ nhiệt, bởi doanh nghiệp luôn có nhu cầu tuyển dụng nhân sự giỏi về nghiệp vụ lẫn kỹ năng chuyên môn. Trong mọi lĩnh vực, mọi ngành nghề đều cần người quản lý tài chính, do đó kế toán có thể làm việc ở khắp mọi nơi với mức lương vô cùng hấp dẫn.
Mặc dù cơ hội làm việc lớn, song cũng vì thế mà tính cạnh tranh trong ngành khá cao. Để trở thành nhân viên kế toán xuất sắc, bạn còn cần phải sở hữu các loại bằng cấp hoặc chứng chỉ chuyên ngành. Ngoài ra, công việc kế toán tiếp xúc với nhiều con số mỗi ngày nên bạn sẽ không tránh khỏi tình trạng bị stress.
Việc làm bạn có thể quan tâm tại Thế Giới Di Động:
– Tuyển dụng kế toán
– Tuyển dụng thực tập sinh
II. Tìm hiểu về công việc kế toán viên
1. Kế toán viên là gì?
Kế toán viên là những người chịu trách nhiệm trong việc thực hiện những hoạt động ghi chép, thu thập, kiểm tra, xử lý và phân tích những vấn đề liên quan đến tài chính cho doanh nghiệp hoặc tổ chức. Với vị trí quan trọng như thế, bất kì doanh nghiệp nào cũng cần những kế toán viên vững kiến thức và kỹ năng.
2. Vai trò và trách nhiệm của kế toán
Đối với doanh nghiệp, kế toán đóng góp một phần công sức vào việc nâng cao hiệu quả quản lý nhờ vào việc kiểm soát và hạn chế được tình trạng thiếu hụt tài chính. Công việc của kế toán phải làm là theo dõi xuyên suốt quá trình hoạt động của công ty, kiểm tra và phân tích thông tin, số liệu kế toán một cách phù hợp, cụ thể. Từ đó thống kê, tổng kết để đưa ra được báo cáo kết quả cuối cùng giúp cấp trên nắm rõ tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Đồng thời, kế toán cũng góp phần hoạch định kế hoạch làm việc đạt hiệu quả hơn.
Theo Điều 4 Luật kế toán 2015, kế toán chịu trách nhiệm:
“1. Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.
Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán.
Phân tích thông tin, số liệu kế toán; tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán.
Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật.”
III. Để trở thành một kế toán viên
1. Trình độ học vấn
Làm việc tại một vị trí quan trọng trong doanh nghiệp, thế nên kế toán viên cần đảm bảo có đủ bằng cấp, chứng nhận chuyên môn. Bởi là người trực tiếp quản lý các vấn đề tài chính, kế toán viên cần phải nắm rõ những kiến thức chuyên ngành, kỹ năng lập bảng báo cáo, thống kê và phân tích tài chính.
2. Bằng cấp, chứng nhận chuyên môn
Ngành kế toán đòi hỏi việc phải có bằng cấp và chứng nhận chuyên môn. Dưới đây là một số bằng cấp mà bạn nên trang bị cho mình trước khi trở thành kế toán viên tương lai:
– ICAEW (Institute of Chartered Accountant in England and Wales): Viện Kế toán Công Chứng Vương quốc Anh và xứ Wales được thành lập vào năm 1880. Chứng chỉ ICAEW cung cấp cho người học kiến thức và hiểu biết chuyên sâu về Kế toán, Tài chính và Kinh doanh. Bên cạnh đó cũng đào tạo những kỹ năng cần thiết cho nghề như lập báo cáo, thống kê, phân tích,…
– ACCA (Association of Chartered Certified Accountants): Hiệp hội Kế toán công chứng Anh Quốc được thành lập năm 1904 và là chứng chỉ kế toán, kiểm toán, tài chính – thuế được công nhận trên toàn cầu. Chứng chỉ ACCA cung cấp những kỹ năng chuyên môn cao, quản trị chiến lược, luật kinh doanh, báo cáo tài chính, thuế,…
– CPA (Certified Public Accountants): Là chứng chỉ về quản lý tài chính, báo cáo, thuế, kiểm toán của Úc và có giá trị trên nhiều quốc gia như Hồng Kông, Malaysia, Việt Nam,… Chứng chỉ CPA mang đến cho học viên hiểu biết vững chắc, sâu rộng về lĩnh vực kế toán – tài chính, cùng với những kỹ năng như giải quyết tình huống, phân tích, tư duy logic,…
– CFA (Chartered Financial Analyst): Phân tích đầu tư tài chính được cấp bởi Hiệp hội CFA Hoa Kỳ được thành lập vào năm 1947. Chứng chỉ CFA cung cấp cho học viên những kiến thức và kỹ năng chuyên môn trong lĩnh vực phân tích đầu tư tài chính, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh bản thân trong nghề nghiệp.
3. Kỹ năng nghề nghiệp
– Trình độ ngoại ngữ: Một kế toán viên cần phải nắm rõ các điều khoản quy định của luật kinh tế trong và ngoài nước, do đó bạn cần phải trang bị những kiến thức về ngoại ngữ để hỗ trợ cho công việc một cách tốt nhất. Hoặc đơn giản hơn, bạn phải nắm được ngoại ngữ cơ bản để có thể giao tiếp với nội bộ công ty và đối tác khi cần thiết.
– Thành thạo tin học văn phòng: Công việc mỗi ngày của kế toán viên thường xuyên phải sử dụng Excel để lập bảng thống kê, hay Word và các phần mềm/ công cụ hỗ trợ làm việc khác. Do đó mà nhân viên kế toán phải sử dụng được máy tính, thậm chí là thành thạo tin học văn phòng nhằm giúp cho công việc được xử lý nhanh chóng và hiệu quả hơn.
– Yêu thích những con số: Khi xác định theo nghề kế toán, bạn phải chắc chắn rằng mình có niềm đam mê với những con số. Bởi vì công việc mỗi ngày sẽ đều liên quan đến tính toán, và những con số sẽ là điều không thể thiếu trong bất kỳ công việc nào của kế toán viên.
– Kỹ năng phân tích, tổng hợp số liệu: Đây vốn là tính chất của công việc kế toán. Do đó, kế toán viên cần phải biết cách phân tích số liệu hay mọi việc một cách hợp lý. Từ những dữ liệu có được, tiến hành tổng hợp để cho ra một báo cáo tổng quan hoặc chi tiết nhất tùy theo yêu cầu của cấp trên.
– Kỹ năng giao tiếp tốt: Kỹ năng giao tiếp hiện nay được xem là một trong những kỹ năng cần thiết đối với tất cả mọi người. Giao tiếp tốt, bạn sẽ xây dựng được mối quan hệ thân thiết với đồng nghiệp, cấp trên giúp công việc được giải quyết hiệu quả và có nhiều cơ hội thăng tiến hơn.
– Khả năng quản lý thời gian hiệu quả: Khi quản lý được thời gian hiệu quả, năng suất công việc sẽ tăng lên rất nhiều. Với vai trò là người theo dõi và giám sát, kế toán viên cần phải sắp xếp thời gian để kịp tiến độ công việc và báo cáo kịp thời, chính xác với cấp trên.
– Chịu được áp lực công việc: Công việc kế toán thường xuyên đối mặt với những con số và giấy tờ chứng từ. Vì vậy mà tình trạng bị quá tải trong công việc sẽ thường xuyên diễn ra. Bạn cần rèn luyện cho mình sự tập trung cao độ và khả năng thích nghi với môi trường làm việc dễ dàng hơn.
4. Thái độ làm việc
– Trung thực, nguyên tắc: Những công việc liên quan đến tiền bạc, tài chính luôn là vấn đề nhạy cảm. Do đó đòi hỏi tính trung thực và có nguyên tắc, rõ ràng trong công việc nhằm tránh để bản thân sa ngã vào cám dỗ đồng tiền, cũng như giúp công việc luôn minh bạch, tránh những thiếu sót không đáng có.
– Cẩn thận, tỉ mỉ và chi tiết: Vì thường xuyên làm việc với những con số nên rất dễ xảy ra nhầm lẫn. Đặc biệt trong ngành kế toán, chỉ cần một sai số nhỏ thì bạn cũng có thể sẽ phải chịu trách nhiệm rất lớn. Do đó với công việc của kế toán viên, doanh nghiệp luôn yêu cầu nhân viên của mình sự cẩn thận, tỉ mỉ và chi tiết.
– Tính chính xác: Mỗi ngày, kế toán viên phải theo dõi và ghi chép số liệu, các nghiệp vụ tài chính của mỗi phòng ban có trong công ty. Vì thế, chỉ cần sai một lỗi nhỏ có thể kéo đến sai cả một hệ thống và sẽ mất rất nhiều thời gian hoặc thậm chí là chi phí cho lỗi sai ấy. Thế nên là một kế toán, bạn phải đề cao và chú ý đến tính chính xác trong từng ghi chép của mình.
– Chăm chỉ khi làm việc: Bất kì vị trí nào, bạn cũng cần phải chăm chỉ trong công việc. Khi đủ sự chăm chỉ, bạn mới có thể đạt được kết quả cao cũng như chứng tỏ năng lực, dễ dàng có cơ hội thăng tiến.
– Trách nhiệm kỷ luật cao: Kế toán viên là người làm việc trực tiếp với giấy tờ và chứng từ mang tính pháp lý cao, đồng thời còn làm việc với tiền tệ. Vì vậy, bạn cần phải là người có trách nhiệm kỷ luật rất cao để tránh tình huống xấu liên quan đến pháp luật.
5. Có phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp
Bên cạnh những kiến thức và kỹ năng chuyên môn được xem là yếu tố cần thiết thì phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp của kế toán viên cũng được đề cao. Một kế toán viên tiêu chuẩn cần phải nhiệt huyết, có tâm với nghề và trung thực khi làm việc. Không gian dối, thành thật và nghiêm túc là những phẩm chất được đánh giá cao trong nghề nghiệp này.
IV. Cơ hội nghề nghiệp ngành kế toán
Hiện nay, tại bất kỳ doanh nghiệp nào dù lớn hay nhỏ cũng cần có một vị trí kế toán. Đây là một trong những bộ phận cốt lõi mang lại giá trị và nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Không chỉ phụ trách công việc ghi chép, phân tích chi tiêu mà còn giúp doanh nghiệp dễ dàng quản lý được hoạt động kinh doanh hiệu quả. Vì thế mà vị trí kế toán là cơ hội lớn cho các bạn sinh viên hiện nay với mức lương vô cùng hấp dẫn, hoặc vượt mức tùy thuộc vào khả năng của bạn.
– Người giữ sổ sách: Đây được xem là vị trí cơ bản. Người giữ sổ sách chịu trách nhiệm thu nhận thông tin, ghi chép và đánh giá dữ liệu, và công việc này được diễn ra mỗi ngày.
– Kế toán viên: Sau khi nhận được số liệu, kế toán viên sẽ là người đo lường và phân tích các thông tin tài chính. Đây được xem là một trong những bước quan trọng để tạo tiền đề cho những công việc sau.
– Giám sát kế toán: Dù là không trực tiếp làm những công việc của kế toán viên nhưng giám sát kế toán cũng có trách nhiệm chia sẻ một phần công việc. Giám sát kế toán sẽ quan sát và hỗ trợ từng thành viên trong nhóm để hoàn thành tốt công việc.
– Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm đào tạo nhân viên mới, tổ chức và quản lý phòng kế toán. Kế toán trưởng là bước kiểm tra lại tất cả các thông tin, số liệu để trình lên ban quản lý công ty, doanh nghiệp.
– Quản lý kế toán: Chịu trách nhiệm lập báo cáo những khoản thu chi theo định kỳ, tuy nhiên quản lý kế toán lại không chịu trách nhiệm xử lý. Ngoài ra, quản lý kế toán cũng sẽ phụ trách kiểm tra các khoản chứng từ tài chính liên quan đến công ty.
– Người quản lý kho bạc – thủ quỹ: Công việc của thủ quỹ sẽ là xây dựng và phát triển chính sách cho kho bạc. Phân loại, kiểm tra chất lượng, đảm bảo và quản lý toàn tiền mặt trong két sắt cùng với những giấy tờ thu chi.
– Kiểm soát viên tài chính: Giữ vai trò cao cấp và quan trọng trong kế toán. Họ giám sát và đảm bảo rằng những hồ sơ, tài liệu được lưu trữ thích hợp và chịu trách nhiệm đảm bảo rằng các hoạt động kế toán của một tổ chức diễn ra suôn sẻ.
– Giám đốc tài chính (CFO): Giữ vị trí cao nhất trong bộ phận kế toán và phụ trách toàn bộ những vấn đề liên quan đến tài chính. CFO chịu trách nhiệm lên kế hoạch tài chính cho doanh nghiệp, hướng doanh nghiệp theo lối phát triển phù hợp. Và là người trực tiếp báo cáo và đàm phán với ban quản lý cấp cao.
V. Các trường đào tạo chuyên ngành kế toán
Tại Hà Nội
Trường Đại Học Kinh tế Quốc Dân (NEU)
Trường Đại Học Kinh tế Quốc Dân được thành lập 25 tháng 1 năm 1956 với tên gọi ban đầu là Trường Kinh tế Tài chính. Trường cũng có quan hệ với nhiều công ty nước ngoài trong việc đào tạo, nghiên cứu và cấp học bổng cho sinh viên. Hiện tại, trường có chương trình đào tạo ngành Kế toán bằng tiếng Anh tích hợp chứng chỉ quốc tế (ICAEW) – Viện Kế toán – Kiểm toán. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất đã được cải tiến hiện đại, khang trang kể từ khi nhà trường thực hiện cơ chế tự chủ.
Trường Đại học Mở Hà Nội (HOU)
Trường Đại học Mở Hà Nội được thành lập năm 1993 là Viện Đại học Mở Hà Nội trên cơ sở Viện Đào tạo Mở rộng 1. Đến năm 2018 được đổi tên thành Trường Đại học Mở Hà Nội. Đối với ngành Kế toán tại trường, được chia thành 3 khối. Khối I – kiến thức giáo dục đại cương (không tính GDTC, GDQP): 35 tín chỉ, khối II – kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 80 tín chỉ, khối III – khối kiến thức tốt nghiệp: 15 tín chỉ.
Trường Đại học Thăng Long là một trường đào tạo đa ngành ở thủ đô Hà Nội, được thành lập năm 1988. Đối với kế toán, trường đặt mục tiêu đào tạo sinh viên sở hữu năng lực về chuyên môn, phẩm chất tốt, có ý thức tuân thủ đạo đức nghề nghiệp, quy định pháp luật, kỹ năng cần thiết nhằm thích nghi với sự thay đổi nhanh chóng của môi trường kinh doanh. Sau khi ra trường, sinh viên có thể đảm nhiệm các công việc kế toán tại phòng/ bộ phận kế toán tài chính trong các doanh nghiệp.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh
Trường Đại học Tôn Đức Thắng (TDTU)
Trường Đại học Tôn Đức Thắng là đại học công lập, thành lập năm 1997. Sau nhiều năm phát triển, TDTU đã trở thành một cơ sở giáo dục đại học lớn của Việt Nam với nhiều khối ngành đào tạo. Riêng đối với chương trình kế toán chất lượng cao, có lồng ghép các môn được cấp Chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế, được thừa nhận rộng rãi bởi các công ty lớn trên toàn thế giới. Bên cạnh đó, trường thường xuyên tổ chức các chương trình Office Tour – tham quan thực tế tại các công ty ít nhất 1 lần/ học kì để rèn luyện kỹ năng mềm.
Trường Đại học Ngoại ngữ – Tin học TP.HCM (HUFLIT)
Được thành lập năm 1992 với tên Trường Ngoại ngữ và Tin học Sài Gòn. Đến năm 2015, trường được phép chuyển đổi thành tên Đại học Ngoại ngữ – Tin học TP. Hồ Chí Minh từ loại hình trường đại học dân lập sang loại hình trường tư thục. Riêng đối với ngành Kế Toán, trường có mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, kiến thức tổng hợp về kinh tế – xã hội, kiến thức chuyên sâu về kế toán, kiểm toán và thuế, phẩm chất đạo đức tốt, năng động. Thời gian đào tạo được thiết kế là 4 năm, nhưng người học có thể rút ngắn còn 3,5 năm.
Trường Đại học Mở TP.HCM (OU)
Trường Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh được thành lập năm 1990 và trở thành trường công lập từ năm 2006 đào tạo đa ngành nghề. Riêng với ngành Kế toán, khoa Kế toán – Kiểm toán đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán, tài chính và tư vấn kinh doanh cho các doanh nghiệp. Mục tiêu là nâng cao chất lượng đào tạo theo hướng đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và các nhà tuyển dụng. Bên cạnh đó, khoa còn có các câu lạc bộ kế toán – kiểm toán với các hoạt động học thuật, hoạt động thiện nguyện, thực hành tiếng Anh và kỹ năng mềm.
Xem thêm:
– Học kế toán có khó không? Cần chuẩn bị gì khi bắt đầu học
– Tìm hiểu mức lương kế toán và những yếu tố giúp deal lương cao hơn
– Tổng hợp công việc của kế toán cần phải làm tại doanh nghiệp chi tiết
Hy vọng bài viết đã cung cấp đến bạn thông tin về ngành Kế toán đầy đủ nhất. Nếu bạn thấy bài viết này hay và hữu ích, đừng quên chia sẻ với người thân, bạn bè của mình nhé!
Nguồn tham khảo:
https://vi.wikipedia.org/wiki/Kế_toán
https://www.accountingtools.com/articles/what-is-an-accountant.html
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Kế toán là gì? Công việc và các trường đào tạo ngành kế toán hiện nay tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.