Đường hầm xuyên sa mạc khiến các kỹ sư “choáng” khi gặp hiện tượng lạ giữa vùng đất khô cằn
Đường hầm xuyên sa mạc này sẽ mang nước sạch đến những vùng đất khô cằn, xa xôi.
Đào đường hầm dài nhất thế giới xuyên qua sa mạc là dự án đầy tham vọng của Trung Quốc. Với dự án này, Trung Quốc hy vọng có thể biến “giấc mơ” thành hiện thực, đó là đưa tuyết tan từ dãy núi Altai vào sa mạc phía bắc Tân Cương.
Kashuang – đường hầm dài nhất trong số 3 đường hầm lớn của dự án – dự kiến dài 280km, dài gấp đôi Delaware Aqueduct – đường hầm cấp nước chính cho thành phố New York (Mỹ). Kể từ năm 1945, hệ thống dẫn nước Delaware đã giữ kỷ lục thế giới về đường hầm dài nhất.
Tuy nhiên, khi đang đào đường hầm xuyên sa mạc ở Tân Cương, các kỹ sư Trung Quốc bất ngờ gặp phải mạch nước ngầm. Dòng nước xối xả khiến họ rơi vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan”, SCMP đưa tin. Sở dĩ gặp phải thách thức bất ngờ nêu trên, ngoài địa hình phức tạp của Tân Cương, còn là do gần một nửa kết luận qua khảo sát địa chất trước khi xây dựng là sai.
“Mực nước dâng cao khiến công trình thường xuyên bị ngập nước. Tiến độ xây dựng đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng”, Deng Mingjiang – giáo sư tại Học viện Kỹ thuật Trung Quốc – đăng trên tạp chí giáo dục Tunnel Construction.
Hình ảnh tràn nước trong quá trình xây dựng đường hầm dài nhất thế giới.
Ông Đặng Mingjiang cho biết, khi dự án Kashuang đang được xây dựng, các máy khoan hầm TBM cỡ lớn bất ngờ xâm nhập vào mạch nước ngầm “dồi dào bất thường” . Tia nước phun mạnh đến mức có thể lấp đầy một bể bơi trong 1 giờ. Đây là điều mà các kỹ sư Trung Quốc không lường trước được khi xây dựng công trình.
“Mỗi khi đèn cảnh báo lũ vang lên, công nhân phải sơ tán ngay lập tức. Máy khoan TBM khổng lồ cũng phải ngừng hoạt động để tránh hư hỏng”, ông Đặng Minh Giang viết.
Khi hoạt động ở khu vực có nước ngầm, máy khoan TBM chỉ có thể đào được 200 mét/tháng. Điều này khiến dự án đường hầm xuyên sa mạc có nguy cơ bị trì hoãn rất nhiều. Ngoài ra, sự an toàn của công nhân làm việc dưới lòng đất cũng bị đe dọa.
Để đối phó với mối đe dọa này, các kỹ sư Trung Quốc đã sử dụng một phương pháp mới. Thông thường, các radar xuyên đất truyền thống có thể phát hiện trước sự hiện diện của nước, nhưng chúng chỉ hoạt động khi máy đào hầm dừng lại.
Nhóm của ông Đặng đã phát triển một loại máy dò địa chấn mới có thể gắn trên máy TBM và sử dụng các rung động để phát hiện nước và các vật cản khác đằng sau các tảng đá. Đội đào hầm thường sẽ được chuẩn bị cho nguy cơ đào xuống nước ngầm. Họ sẽ sử dụng máy bơm để hút nước ra khỏi đường hầm, trong khi một đội khác sẽ vá chỗ rò rỉ.
Tuy nhiên, các máy TBM sẽ không thể di chuyển cho đến khi các kỹ sư xác định chính xác nguồn và khối lượng nước cũng như tìm ra cách chuyển hướng dòng chảy ra khỏi đường hầm, Đặng nói.
Theo số liệu chính thức, sông Irtysh có thể cung cấp hơn 11 tỷ mét khối nước tuyết tan mỗi năm, đủ để phục vụ 20 triệu người mỗi năm, tương đương với toàn bộ dân số Tân Cương.
Hơn 60% diện tích Tân Cương là sa mạc Gobi và các sa mạc khác . Tuy nhiên, các nhà khoa học Trung Quốc lưu ý rằng khu vực khô cằn này đang trở nên ấm hơn và ẩm ướt hơn do hiện tượng nóng lên toàn cầu. Họ cảnh báo rằng việc xây dựng cơ sở hạ tầng quy mô lớn trong khu vực có thể bị thiệt hại nghiêm trọng nếu không tính đến các thảm họa thiên nhiên liên quan đến biến đổi khí hậu như lũ quét.
- Đường hầm gió 37.000km/h của Trung Quốc dự kiến sẽ sẵn sàng vào năm tới
- Khám phá lối đi bí mật dẫn đến thế giới 1.600km dưới lòng đất
- Những đường hầm “ma ám” nổi tiếng thế giới