Bạn đang xem bài viết Kỹ năng cứng là gì? Cách rèn luyện kỹ năng cứng khi làm việc tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Trong cuộc sống phát triển hiện nay, mọi công việc, ngành nghề đều đòi hỏi nhân viên một số kỹ năng cứng nhất định. Bởi vậy, mỗi người trong chúng ta nếu muốn học tập và làm việc tốt đều cần phải tự rèn luyện những kỹ năng cứng khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ đưa đến cho bạn cách rèn luyện kỹ năng cứng khi làm việc và đưa chúng vào trong CV xin việc như thế nào.
I. Kỹ năng cứng là gì? Phân biệt kỹ năng cứng với kỹ năng mềm
Kỹ năng cứng, tiếng Anh gọi là hard skills, là những kỹ năng được hiểu một cách đơn giản là những kiến thức thực hành, trải nghiệm và đục kết được có tính chuyên môn, kỹ thuật. Kỹ năng cứng được rèn luyện thông qua quá trình học tập và làm việc tại các cơ sở giáo dục hoặc nơi làm việc. Kỹ năng cứng còn là những gì mang tính định lượng cụ thể, ví dụ như: kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng tin học, toán học,…
Trái ngược với kỹ năng cứng, kỹ năng mềm (tiếng Anh là soft skills) có thiên hướng liên quan tới tính cách cá nhân, không mang tính chuyên môn, kỹ thuật. Kỹ năng mềm còn được hiểu là khả năng tương tác với xã hội, cộng đồng, tập thể. Cụ thể hơn, kỹ năng mềm bao gồm việc giao tiếp, lãnh đạo, kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng thương lượng, giải quyết vấn đề, kỹ năng thương thuyết, quản lý thời gian, chăm sóc khách hàng, trình bày, thư giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới,…
Kỹ năng cứng và kỹ năng mềm được so sánh với nhau như sau: Nếu như kỹ năng cứng là là những gì mang tính định lượng cụ thể thì kỹ năng mềm là khả năng thuộc về mặt giao tiếp, tương tác giữa người với người và cảm xúc. Có thể hiểu kỹ năng cứng liên quan tới chỉ số IQ (Intelligence quotient) còn kỹ năng mềm gắn liền với chỉ số cảm xúc EQ (Emotional Quotient). Trong khi kỹ năng cứng phải được tích lũy thông qua trường lớp, cơ sở đào tạo, thì kỹ năng mềm được rèn luyện qua nhiều cách khác nhau như thói quen sinh hoạt, ảnh hưởng từ môi trường xung quanh, qua lớp dạy Kỹ năng sống,…
II. Vai trò của việc phát triển kỹ năng cứng
Với bất kỳ ngành nghề nào thì kỹ năng cứng đều bắt buộc phải có. Vì kỹ năng mềm là những kiến thức thực hành, trải nghiệm và đục kết được có tính chuyên môn, kỹ thuật. Do đó muốn làm được việc gì đều cần phải có kiến thức về nó. Đặc biệt hơn, những ngành nghề đặc thù như bác sĩ, kỹ sư, lập trình viên thì kỹ năng cứng là quan trọng nhất. Trong phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ quan tâm đầu tiên tới kỹ năng cứng của bạn, một bản CV với những kỹ năng cứng phù hợp chắc chắn sẽ thu hút nhà tuyển dụng khi tìm việc làm. Tóm lại, vai trò của kỹ năng mềm có thể được tổng hợp bao gồm: Tạo nền tảng tri thức vững vàng cho cá nhân, hỗ trợ tăng năng suất và hiệu quả công việc, tạo ấn tượng trong CV tuyển dụng, thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng, đem, lại cơ hội thăng tiến rõ ràng, xứng đáng với năng lực.
Tuyển dụng nhân sự có thể bạn quan tâm:
– Nhân viên Đào Tạo (Kỹ năng mềm, Kiến thức, Coaching, VHCT) TGDĐ/ĐMX/BHX
III. Top những kỹ năng cứng quan trọng nhất hiện nay
1. Kỹ năng tin học văn phòng
Trong thời buổi hiện nay, việc sử dụng máy tính là thường xuyên và gần như trong mọi công việc. Do đó kỹ năng tin học văn phòng ngày càng trở nên quan trọng. Bên cạnh đó, đây là kỹ năng giúp công việc trở nên hiệu quả và nhanh chóng hơn. Cụ thể có thể kể đến như: Thành thạo sử dụng Office Word để soạn thảo văn bản, hợp đồng, giấy tờ hành chính…một cách chuyên nghiệp. Biết tận dụng Excel để rút gọn quy trình báo cáo thu chi, tính lương… Sử dụng tốt phần mềm Powerpoint để thiết kế slide thuyết trình sao cho sáng tạo, nổi bật mà vẫn đầy đủ mọi thông tin quan trọng.
2. Kỹ năng ngoại ngữ
Thị trường lao động hiện nay đang ngày càng hội nhập và liên kết nhiều hơn với các doanh nghiệp, tổ chức quốc tế. Bởi vậy mà kỹ năng ngoại ngữ cũng dần trở nên cần thiết. Những ứng viên thông thạo ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh sẽ nắm được lợi thế hơn trong việc ứng tuyển. Nếu có cơ hội hãy đầu tư và trau dồi khả năng ngoại ngữ của mình để giúp ích nhiều cho công việc của bạn.
3. Kỹ năng vận hành máy móc
Lao động trong xã hội hiện đại bây giờ đều cần tới sự hỗ trợ từ máy móc. Vậy nên ứng viên thời hiện đại phải chứng tỏ được kỹ năng cứng của mình thông qua hiểu biết về việc vận hành máy móc. Một số loại hình máy móc, thiết bị điện tử mà bạn cần có kỹ năng sử dụng trong công việc như: sử dụng máy in, máy fax trong công việc văn phòng, sử dụng máy ảnh, máy chiếu hay sử dụng thiết bị chiếu sáng trong studio đối với môi trường quảng cáo, truyền hình.
4. Kỹ năng tính toán
Đối với ngành kế toán, kiểm toán hoặc nhân viên tư vấn tài chính thì kỹ năng tính toán là vô cùng cần thiết. Việc nắm được kỹ năng tính toán sẽ giúp các bạn đạt được những lợi ích như: Tư duy tính toán có tổ chức, biết phân tích, mổ xẻ vấn đề lớn thành nhiều phần nhỏ, nâng cao thao tác làm việc, phát triển tư duy thuật toán và biết cách tổng quát hóa một quá trình lâu dài.
5. Kỹ năng sử dụng các phần mềm thành thạo
Bên cạnh việc vận hành máy móc thì việc sử dụng thành thạo các phần mềm hỗ trợ của chúng cũng là một kỹ năng cần thiết trong thời điểm hiện nay. Những ứng dụng này sẽ giúp ích rất lớn trong công việc, đặc biệt là những công việc đặc thù về đồ họa. Có thể kể đến một số ứng dụng, phần mềm thông dụng như: Photoshop, Illustrator, InDesign, Premiere, Final Cut,…
6. Kỹ năng phân tích
Kỹ năng phân tích là sẽ yêu cầu bạn thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu, giải mã ý nghĩa và trình bày dữ liệu đó. Bất kể bạn đang theo đuổi công việc gì, nếu bạn có thể chứng minh được rằng bạn giỏi phân tích dữ liệu, bạn sẽ ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.
7. Kỹ năng Marketing
Các kỹ năng Marketing bao gồm kiến thức chung về bán hàng, quảng cáo và nghiên cứu khách tiêu dùng. Trong thời kỳ này, kỹ năng thao tác trên nền tảng kỹ thuật số cũng rất cần thiết để thành công trong marketing trực tuyến. Kỹ năng marketing sẽ mang lại cho bạn lợi thế lớn trong lĩnh vực truyền thông, quảng cáo, mạng xã hội, thương mại điện tử và quản lý sản phẩm.
8. Kỹ năng viết lách
Trong công việc, bên cạnh giao tiếp bằng lời nói thì việc giao tiếp thông qua văn bản, thư từ, email đã trở thành yếu tố không thể thiếu. Với kỹ năng này, bạn có thể truyền đạt thông điệp, ý tưởng của bản thân một cách rõ ràng, cụ thể về mặt nội dung, kèm theo đó là tâm ý, tình cảm gửi gắm qua từng câu chữ. Kỹ năng viết là cần thiết nhất đối với những công việc như: Viết báo cáo, thiết lập kế hoạch, soạn thảo hợp đồng, thông cáo báo chí, đăng tin tuyển dụng hoặc email đến khách hàng…
9. Kỹ năng thiết kế
Kỹ năng thiết kế đồ họa là sự kết hợp của hàng loạt những thao tác khác nhau. Bởi sự phức tạp và yêu cầu một phần là năng khiếu cá nhân, nên người có kỹ năng thiết kế thường được nhà tuyển dụng săn đón và dễ dàng nhận được những công việc có mức lương tốt.
IV. Cách để rèn luyện kỹ năng cứng khi làm việc
– Vạch ra mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng: Để có thể học tập và rèn luyện kỹ năng một cách hiệu quả, phù hợp với công việc. Trước hết, bạn cần đặt ra những mục tiêu có thể đáp ứng yêu cầu của công việc mà mình muốn ứng tuyển. Tránh việc rèn luyện kỹ năng một cách dàn trải, không sắp xếp do chưa vạch ra một mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng.
– Tập trung vào quá trình học tập: Để nâng cao kỹ năng cứng bạn cần một quá trình, không phải một sớm một chiều mà bạn giỏi được. Vậy nên bạn cần phải tập trung rèn luyện học tập các kỹ năng cứng của bản thân qua thời gian, tại trường học, trường nghề. Không được sao nhãng dẫn tới kết quả làm việc không tốt.
– Thường xuyên ôn luyện lại các kiến thức liên quan: Thường xuyên học và ôn lại kiến thức cũ tại trường sẽ giúp bạn nhớ được kiến thức, nâng cao được kỹ năng làm việc để từ đó có được những kết quả tốt.
– Thường xuyên thực hành kỹ năng cứng: Việc thực hành những kỹ năng cứng một cách thường xuyên sẽ giúp bạn duy trì được và không bị mất đi những kỹ năng cứng đã học. Qua đó đảm bảo công việc được thuận lợi phát triển.
V. Cách đưa kỹ năng cứng vào trong CV xin việc
– Tìm hiểu kỹ mô tả công việc: Trong phần mô tả công việc của CV, những kỹ năng cứng sẽ bao gồm những khả năng liên quan đến công việc bạn đang ứng tuyển. Nếu trình bày những kỹ năng này phù hợp với yêu cầu và có ích cho công việc, bạn sẽ có cơ hội được chọn cao hơn những ứng cử viên khác.
– Đặt vị trí của kỹ năng cứng ở phía trên của CV: Khi nhìn vào một bản CV, nhà tuyển dụng thường sẽ đọc và theo dõi từ trên xuống. Bởi vậy, để thu hút họ ngay từ đầu, hãy giới thiệu kỹ năng cứng của bạn ở những phần đầu. Như vậy họ sẽ nắm được khả năng của bạn và dễ dàng đánh giá trong những phần tiếp theo.
– Đưa các chứng chỉ để chứng minh kỹ năng cứng: Bất cứ ngành nghề nào nếu có chứng chỉ đều sẽ dễ dàng được chú ý hơn. Trong quá trình học tập và làm việc nếu có được chứng chỉ kỹ năng cứng nào thì bạn đều có thể đưa vào trong CV của mình cho thêm phần nổi bật.
– Thêm thông tin của người tham chiếu: Người tham chiếu hay còn gọi là References trong CV là thông tin quan trọng, thậm chí đây cũng chính là tiêu chí để sàng lọc ứng viên. Nếu như CV của bạn quá chú trọng liệt kê những kỹ năng cứng, trình độ học vấn hay kinh nghiệm làm việc,… thì sẽ khó chứng minh được năng lực một cách rõ ràng cho nhà tuyển dụng. Bởi thế người tham chiếu đóng vai trò như “người bảo lãnh” cho những kỹ năng cứng đã có của bạn.
Xem thêm:
– IQ là gì? Chỉ số IQ và EQ cái nào quan trọng hơn?
– Nghề nghiệp là gì? Cách định hướng nghề nghiệp trong tương lai
– Tự học là gì? Cải thiện kỹ năng tự học hiệu quả cho người đi làm
Hy vọng bài viết đã mang lại cho bạn những thông tin hữu ích về kỹ năng cứng và cách rèn luyện kỹ năng cứng khi học tập và làm việc. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, đừng quên để lại bình luận bên dưới và chia sẻ cho những người xung quanh nếu bạn thấy nội dung bổ ích. Hẹn gặp lại ở những bài viết tiếp theo.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Kỹ năng cứng là gì? Cách rèn luyện kỹ năng cứng khi làm việc tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.