Bạn đang xem bài viết Kỹ năng giao tiếp bán thuốc cần thiết cho dược sĩ bán thuốc tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Kỹ năng giao tiếp là một kỹ năng vô cùng quan trọng trong mọi ngành nghề, đặc biệt là với những dược sĩ bán thuốc. Làm thế nào để giao tiếp tốt với bệnh nhân, khiến họ tin tưởng và lựa chọn nhà thuốc của bạn? Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn những kỹ năng giao tiếp bán thuốc cần thiết cho các dược sĩ, đừng bỏ qua nhé!
I. Những nguyên tắc khi giao tiếp tại nhà thuốc
Khi giao tiếp ở nhà thuốc, dược sĩ nên lưu ý những điều sau đây:
– Luôn mở đầu bằng lời chào và nụ cười thân thiện.
– Nhìn thẳng vào mắt bệnh nhân khi giao tiếp, ánh mắt nhẹ nhàng, thân thiện sẽ tạo được thiện cảm và sự tin tưởng từ người mua.
– Luôn giữ thái độ thành thật, tư vấn nhiệt tình và trả lời trung thực những câu hỏi của bệnh nhân. Không cần phải cố tỏ ra vẻ thân tình mà hãy thể hiện sự thân thiện của bạn qua những lời nói, cử chỉ, hành động.
– Biết lắng nghe và thấu hiểu những vấn đề của bệnh nhân. Động viên họ chia sẻ những vấn đề sức khỏe mà họ đang gặp phải để tư vấn đúng loại thuốc phù hợp.
– Đảm bảo đúng và đủ thuốc bán cho người bệnh theo kê đơn và yêu cầu của mỗi bệnh nhân.
– Nên giải quyết vấn đề cho từng khách hàng, khách hàng này xong mới tới khách hàng khác, tránh tiếp đón nhiều người cùng một lúc sẽ gây ra nhầm lẫn.
– Đảm bảo nhà thuốc và nơi làm việc luôn sạch sẽ, ngăn nắp, đạt các tiêu chuẩn vệ sinh theo yêu cầu.
– Bình tĩnh tiếp nhận khiếu nại của khách hàng và nỗ lực giải quyết ổn thỏa cho họ.
– Nếu gặp các vấn đề mà bạn không giải quyết được, hãy trấn an khách hàng và báo cho dược sĩ có trách nhiệm cao hơn để giải quyết.
II. Kỹ năng giao tiếp với bệnh nhân cần có ở Dược sĩ
1. Nắm được tình trạng bệnh và tâm lý khách hàng
Người bệnh thường sẽ có tâm lý hoang mang và lo lắng, vì vậy bạn cần nắm được tình trạng bệnh và tâm lý của bệnh nhan để có thể tư vấn chính xác nhất. Hãy trao đổi với khách hàng những thông tin như đã từng sử dụng thuốc trước đó chưa, có tác dụng phụ gì không, hay tiền sử bệnh là gì. Sau đó hãy tìm hiểu về những triệu chứng bất thường mà người bệnh đang gặp phải, từ đó đưa ra những lời khuyên dùng thuốc an toàn cho bệnh nhân.
Trường hợp người mua thuốc đang trong tình trạng hoảng hốt, lo lắng, hãy trấn an để họ trình bày tình trạng bệnh một cách rõ ràng và chính xác nhất. Tránh việc đưa ra triệu chứng sai khiến dược sĩ tư vấn không chính xác cho bệnh nhân.
2. Tư vấn cho người bệnh ân cần, nhiệt tình
Công việc của dược sĩ không chỉ đơn giản là bán thuốc là xong, thay vào đó, bạn cần tư vấn cho người bệnh nhiệt tình và ân cần về những vấn đề như tác dụng của thuốc, cách uống hay các phản ứng phụ có thể xảy ra,… Đôi khi có những câu hỏi khác mà người bệnh không kịp hỏi bác sĩ thì họ cũng sẽ xin sự tư vấn từ bạn. Vì vậy, hãy tiếp đón và hướng dẫ cho người bệnh thật rõ ràng và nhiệt tình để người bệnh uống thuốc hiệu quả nhất.
Tìm việc làm, tuyển dụng ngành dược có thể bạn quan tâm:
– Dược sĩ bán thuốc An Khang
– Dược sĩ chuyên môn Nhà thuốc An Khang (có CCHN)
– Thực tập sinh ngành dược
3. Khuyên người bệnh thăm khám bác sĩ trong trường hợp cần thiết
Với những triệu chứng của các bệnh đơn giản như cảm cúm, ho, sốt thông thường,… thì dược sĩ có thể bán thuốc để cắt triệu chứng trên. Nhưng với các trường hợp triệu chứng xuất hiện do bệnh khác gây nên thì dược sĩ cần khuyên bệnh nhân đi khám bác sĩ. Các trường hợp cần đi khám bác sĩ là: người bệnh là trẻ nhỏ, người cao tuổi, những người đã có tiền sử bệnh hay đang cần sử dụng thuốc, người bệnh có thai và cho con bú hoặc trường hợp bạn chưa xác định được bệnh và chưa biết cấp thuốc gì cho bệnh nhân.
4. Nét mặt vui vẻ, ánh mắt thân thiện giúp tạo mối quan hệ tốt với khách hàng
Nét mặt là một loại ngôn ngữ giao tiếp rất quan trọng. Hãy sử dụng nét mặt vui vẻ, tươi cười một cách tự nhiên làm cho khách hàng cảm thấy thoải mái, khi đó họ sẽ cảm thấy tin tưởng vào sản phẩm của bạn. Nụ cười tươi và ánh mắt thân thiện cũng có thể giải quyết được rất nhiều vấn đề, từ việc tạo ra thiện cảm với khách hàng, làm xoa dịu bầu không khí căng thẳng đến việc làm cho khách hàng cảm thấy vui vẻ và có ấn tượng tốt với bạn.
Khi bạn tỏ thái độ thân thiện, đồng cảm và thấu hiểu những vấn đề của bệnh nhân, họ sẽ cảm thấy bạn đang lắng nghe họ, từ đó sẽ giúp bạn tạo một mối quan hệ sâu sắc với bạn, khiến họ tìm đến bạn trong những lần tiếp theo.
5. Chú ý đến thái độ và tác phong khi giao tiếp với khách hàng
Hãy thể hiện cho khách hàng thấy bạn là một người có thái độ cởi mở, thành thật, ung dung, nhiệt tình khi giao tiếp nói chuyện với họ. Tuyệt đối không thể hiện sự lúng túng khiến khách hàng không tin tưởng, cũng không nên giữ nét mặt lạnh lùng khiến khách hàng cảm thấy bạn là người kiêu ngạo, khó gần. Ngoài thái độ, tác phong và tư thế cũng cần được chỉnh chu hết mức. Không thay đổi quá nhiều tư thế, không gãi đầu hay bẻ khớp ngón tay khiến khách hàng cảm thấy bạn đang lúng túng.
6. Luôn đảm bảo nhà thuốc có đúng, đủ số lượng của thuốc
Để tránh việc thiếu thuốc, không đủ số lượng thuốc cho bệnh nhân, bạn cần theo dõi và ghi chép mọi hoạt động xuất, nhập thông tin vào sổ sách có liên quan theo quy định. Nhà thuốc cần đảm bảo được đầy đủ những loại thuốc được bán theo đơn và không theo đơn của bác sĩ. Đồng thời, bạn cũng cần thường xuyên theo dõi, và kiểm kê kho thuốc nhằm kịp thời phát hiện các loại thuốc đã gần hết hạn sử dụng để đưa ra biện pháp xử lý kịp thời.
III. Một số câu không nên sử dụng trong giao tiếp bán hàng
Chúng ta đã tìm hiểu những điều nên làm, vậy những điều không nên làm thì sao?
Khi giao tiếp trong bán hàng, có rất nhiều câu mà bạn không nên sử dụng. Đầu tiên chính là không nên đặt những câu hỏi “Tại sao?” khi bán hàng. Đặt những câu hỏi tại sao thường sẽ gây ra những hiểu lầm không đáng có cho khách hàng, khiến họ bị dồn vào thế khó trả lời và từ đó làm lỡ cơ hội bán hàng của bạn. Thay vì nói câu “Tại sao?” thì bạn có thể thay bằng các câu khác như “Lý do gì khiến anh chị lựa chọn…?” hay “Như thế nào…?”.
Những câu có từ “nếu” cũng không nên sử dụng bởi nó sẽ khiến khách hàng cảm thấy không chắc chắn với sản phẩm và hoài nghi về dịch vụ bạn cung cấp, thay vào đó hãy sử dụng từ “khi” thì sẽ tốt hơn. Ngoài ra, cũng cần nói “Xin bạn hãy dành chút thời gian để tôi giới thiệu về sản phẩm”. Với một dược sĩ chuyên nghiệp và có kinh nghiệm lâu năm thì bạn hoàn toàn không cần sử dụng đến những câu nói dạng này để quảng cáo sản phẩm của mình.
IV. Những mẹo giao tiếp hay khi trao đổi với bệnh nhân tại nhà thuốc
Như tất cả chúng ta đều biết, giao tiếp tốt là một chìa khóa để đạt được thành công khi bán hàng, vậy nên bạn cần chú ý những mẹo giao tiếp hay khi trao đổi với bệnh nhân.
Để giao tiếp tốt với bệnh nhân, hãy học cách giao tiếp khéo léo, sử dụng ngôn từ và đặt câu hỏi thông minh, biết được những câu nói nào nên sử dụng và những câu nào không nên sử dụng. Thái độ khi tiếp xúc với bệnh nhân cần thân thiện, cởi mở và trung thực từ ánh mắt, lời nói đến từng cử chỉ để khiến họ tin tưởng vào bạn hơn, từ đó tạo được mối quan hệ thân thiết với họ.
Để mua được những sản phẩm thuốc tốt, hiệu quả, bệnh nhân nên lựa chọn những nhà thuốc uy tín và có tên tuổi. Nhà thuốc An Khang là nơi chuyên cung cấp các loại thuốc uy tín, chất lượng cao. Với đội ngũ dược sĩ của nhà thuốc có trình độ chuyên môn cao, thái độ thân thiện sẽ luôn sẵn sàng tư vấn nhiệt tình và chính xác cho khách hàng.
Xem thêm:
– Dược tá là gì? Nên theo đuổi ngành dược tá hay dược sĩ
– Dược sĩ lâm sàng là gì? Vai trò của dược sĩ lâm sàng bệnh viện
– Dược sĩ chuyên khoa 1 là gì? Yêu cầu về năng lực, trình độ chuyên môn
Bài viết đã giới thiệu kỹ năng giao tiếp bán thuốc cần thiết cho dược sĩ bán thuốc, rất mong có thể đem đến những thông tin hữu ích cho bạn. Cảm ơn vì đã theo dõi và chúc bạn thành công!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Kỹ năng giao tiếp bán thuốc cần thiết cho dược sĩ bán thuốc tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.