Bạn đang xem bài viết Kỹ năng, kiến thức chuyên môn cần có của nhân viên nhân sự tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Công việc nhân viên nhân sự đã và đang đón nhận được rất nhiều sự quan tâm của người lao động. Thế nhưng những tiêu chí để trở thành một nhân viên xuất sắc thì chưa hẳn ai cũng nắm rõ. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn sâu sắc hơn về những kỹ năng, kiến thức chuyên môn cần có của nhân viên nhân sự. Hãy cùng theo dõi nhé!
I. Kiến thức chuyên môn của nhân viên nhân sự
1. Kiến thức về quản trị nhân lực
Đối với một chuyên viên hành chính nhân sự thì việc sở hữu kiến thức chuyên môn về ngành nghề của mình là điều tiên quyết. Dựa vào nền tảng chuyên môn vững vàng, bạn sẽ nắm được các vấn đề liên quan đến công việc như: quy trình tuyển dụng, chọn lọc ứng viên, thống kê dữ liệu,…
Với kiến thức về ngành quản lý nhân sự, bạn có thể tham gia vào việc thiết kế, xây dựng và cơ cấu hóa bộ máy nhân sự của doanh nghiệp. Bạn cũng có thể lập các kế hoạch phát triển và đào tạo nguồn nhân lực nhằm nâng cao chất lượng tay nghề nguồn nhân sự. Ngoài ra, nhờ vào kiến thức về quản trị nhân lực, bạn còn có thể xây dựng và đề xuất các vấn đề về lương thưởng cùng các chính sách về phúc lợi cho toàn bộ đội ngũ nhân viên trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, ở đầu việc này, có một lưu ý cho bạn rằng các chính sách nhân sự phải được tiến hành một cách hợp lý, công bằng đối với các nhân viên. Bởi nếu chế độ đãi ngộ yếu kém thì sẽ không thể giữ chân nhân viên tài năng.
2. Kiến thức về tuyển dụng
Kiến thức về tuyển dụng sẽ bao gồm kỹ năng tìm kiếm và chọn lọc ứng viên. Sở hữu kiến thức này, tin tuyển dụng của công ty bạn sẽ tiếp cận được ứng viên một cách nhanh và đông đảo nhất. Bạn cũng có thể xác định được đâu là ứng viên tiềm năng, phù hợp cho sự phát triển lớn mạnh của công ty và xây dựng kế hoạch để “chiêu mộ” những nhân tài này.
3. Kiến thức về đào tạo
Ngoài công việc tuyển dụng và quản trị, bộ phận nhân sự còn đảm nhiệm vai trò phổ biến thông tin và đào tạo nhân viên mới. Bạn sẽ chịu trách nhiệm xây dựng chương trình đào tạo nhằm nâng cao năng lực và kỹ năng chuyên môn cho nhân viên đang làm việc tại công ty. Việc sở hữu kiến thức đào tạo sẽ giúp bạn xử lý đầu việc này nhanh chóng và hiệu quả. Ngoài ra, kỹ năng về đào tạo cũng kiến việc truyền tải thông tin của bạn chính xác và dễ hiểu hơn.
4. Khả năng đánh giá và định hướng
Khả năng đánh giá và định hướng là yêu cầu tiếp theo mà nhân viên nhân sự cần có. Vì nhiệm vụ chính của bộ phận nhân sự là phát triển nguồn nhân lực nên những người làm ở vị trí này cần phải biết khai thác và đánh giá đúng năng lực của nhân viên để có thể vạch ra cho họ lộ trình phát triển. Bạn có thể dựa vào những phân tích, đánh giá ưu/ nhược điểm của từng cá nhân để đánh giá đúng năng lực và vạch ra lộ trình đào tạo riêng.
5. Có sự tìm hiểu trong nhiều lĩnh vực
Liệu sự hiểu biết trong nhiều lĩnh vực liệu có cần thiết với nhân viên nhân sự hay không? Câu trả lời là có! Để nắm bắt được nhu cầu tuyển dụng nhân sự và dự báo được thị trường nhân sự, ngoài kiến thức chuyên môn, bạn cũng cần có sự hiểu biết rộng về các kiến thức kinh tế, xã hội, chính trị,… Ngoài ra, bạn cũng nên có sự am hiểu nhất định về các kiến thức về luật pháp liên quan đến bảo hiểm lao động, chi trả tiền lương, thuế,… Bởi trong quá trình đào tạo nhân viên, bạn có thể tư vấn, giải đáp cho họ khi họ có vướng mắc. Chính sự hiểu biết sâu rộng sẽ tạo ra sự khác biệt giữa bạn và nhân viên nhân sự khác, điều này giúp sự nghiệp của bạn thăng tiến nhanh hơn.
6. Kiến thức tâm lý, đọc vị người đối diện
Kiến thức tâm lý, đọc vị người đối diện sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong việc tuyển dụng, phỏng vấn các ứng viên. Bởi lẽ, dựa vào những đánh giá đó, bạn sẽ xác định được đây có phải là người phù hợp với các tiêu chí của doanh nghiệp mình đề ra hay không. Không những vậy, kiến thức này còn giúp bộ phận nhân sự tìm ra và giải quyết những sai phạm của nhân viên. Chỉ cần một vài câu trắc nghiệm tâm lý, người có khả năng đọc vị sẽ nhận ra ai là người vi phạm trong công ty và giúp doanh nghiệp thanh tẩy những nhân viên không còn phù hợp.
7. Kỹ năng giao tiếp, lắng nghe
Đây là một trong những kỹ năng vô cùng quan trọng trong tất cả các ngành nghề, đặc biệt là với công việc nhân sự. Sự khéo léo trong cách chuyển tải nội dung và cùng khả năng lắng nghe, quan tâm đối phương là chìa khóa để nhân viên nhân sự thu hút được nguồn ứng viên ứng tuyển tiềm năng và tránh xảy ra mâu thuẫn không cần thiết. Kỹ năng giao tiếp, lắng nghe sẽ giúp bạn trở thành những “chuyên gia tâm lý” không chỉ hiểu rõ tính chất của từng vị trí công việc trong công ty mà còn có thể đưa ra những lời khuyên, tháo gỡ vấn đề tâm lý cho nhân viên. Ngoài ra, việc giao tiếp khéo léo còn giúp bạn hòa giải các cuộc cãi vã trong công ty, gắn kết mọi người.
8. Kỹ năng thuyết phục, đàm phán
Để thực hiện tốt công việc tuyển dụng và quản lý các bộ phận nhân sự trong doanh nghiệp một cách hiệu quả, bạn nên có kỹ năng thuyết phục, đàm phán. Kỹ năng này sẽ tạo thuận lợi cho bạn khi thương lượng với các bộ phận cán bộ, công nhân viên trong công ty, doanh nghiệp về các chế độ lương, thưởng cũng như các chế độ phúc lợi xã hội khác. Ngoài ra, bạn cũng sẽ có khả năng trong việc hòa giải các xung đột, tranh chấp,… giữa các bộ phận nhân viên.
9. Kỹ năng phối hợp làm việc
Kỹ năng phối hợp làm việc ở đây nghĩa là khả năng xử lý, quản lý nhiều công việc cùng một lúc. Do phải đảm đương rất nhiều công việc khác nhau nên nhân viên nhân sự rất cần tới kỹ năng này. Khả năng làm việc đa nhiệm sẽ giúp bạn giải quyết ổn thỏa nhiều vấn đề cùng một lúc: từ việc tuyển dụng đầu vào đến việc đánh giá, bồi dưỡng ứng viên, sa thải cũng như góp phần vào việc xây dựng môi trường làm việc lành mạnh, năng động.
10. Kỹ năng hòa giải, xử lý vấn đề
Yêu cầu tiếp theo dành cho nhân viên nhân sự chính là kỹ năng hòa giải, xử lý vấn đề. Bởi kỹ năng này sẽ giúp bạn hoàn thành tốt một đầu mục nhiệm vụ là duy trì môi trường làm việc thân thiện. Bạn sẽ là người hỗ trợ việc xây dựng mối quan hệ giữa sếp với nhân viên, giữa nhân viên với nhân viên. Khi những đối tượng trên xảy ra hiểu lầm hay thậm chí là mâu thuẫn, bạn cần có sự hòa giải một cách khéo léo để hai bên cùng hiểu ra vấn đề và tránh những xung đột, tranh cãi về sau.
11. Khả năng ngoại ngữ tốt
Trong thời kỳ hội nhập, sở hữu khả năng ngoại ngữ tốt cùng kiến thức chuyên môn vững vàng sẽ mở ra cho bạn cơ hội làm việc ở những tập đoàn đa quốc gia với một mức lương hứa hẹn. Trong quá trình làm việc, để việc giao tiếp với quản lý hoặc các nhân viên đến từ nhiều quốc gia khác nhau đạt hiệu quả cao, bạn cần có khả năng ngoại ngữ linh hoạt. Ngoài ra, bạn nên lưu ý đến những khác biệt về văn hóa bởi chúng sẽ giúp bạn tránh được những ấn tượng xấu hoặc hiểu nhầm không đáng có.
12. Thành thạo tin học văn phòng
Với thời đại công nghiệp số, việc thành thạo tin học văn phòng là yêu cầu cơ bản mà nhà tuyển dụng đặt ra cho các ứng viên. Công việc nhân sự cũng vậy, nếu không thành thạo khả năng tin học văn phòng, bạn sẽ không thể thao tác nhanh với hàng trăm, hàng nghìn bộ CV ứng tuyển vào mỗi đợt tuyển dụng của doanh nghiệp. Và đã không thể xử lý nhanh, hiệu quả những thông tin của ứng viên, đợt tuyển dụng đó coi như thất bại.
II. Có nên lựa chọn theo đuổi ngành nhân sự?
Mỗi công việc đều có những khó khăn nhất định và người lao động phải đón nhận nó như một phần tất yếu bởi không có việc làm nào là đơn giản mà tạo ra thu hấp dẫn. Công việc nhân sự cũng vậy. Để trở thành một nhân viên nhân sự xuất sắc, bạn có thể phải chịu cường độ làm việc cao, đặc biệt vào mỗi đợt tuyển dụng. Ngoài ra, công việc này cũng yêu cầu bạn có khả năng làm việc đa nhiệm và có thể tiếp xúc với nhiều kiểu người khác nhau. Nếu không phải là người có thể chịu được áp lực thì có lẽ công việc này không phù hợp với bạn.
Dẫu khó khăn là vậy nhưng làm việc ở vị trí hành chính nhân sự mang đến cho bạn rất nhiều lợi ích. Đầu tiên, công việc này sẽ không bao giờ đem tới cảm giác nhàm chán cho bạn bởi mỗi ngày bạn sẽ đối mặt với nhiều tình huống khác nhau với những con người khác nhau. Hôm nay nhiệm vụ của bạn là lên kế hoạch cho chiến dịch tuyển dụng của công ty nhưng ngày mai bạn có thể là hướng dẫn nhân viên về các quy định trong chính sách bảo hiểm hoặc giải quyết, tháo gỡ những khúc mắc cho nhân viên. Chính sự đa dạng này sẽ giúp bạn tạo cảm giác mới mẻ và hấp dẫn cho dù tần suất làm việc có dày đặc đi chăng nữa.
Thứ hai, vị trí nhân viên nhân sự sẽ tạo cơ hội để bạn có thể mở mang kiến thức. Để có thể tuyển dụng được những ứng viên tài năng, giải quyết thấu đáo những khúc mắc của nhân viên,… ngoài kiến thức chuyên môn thì bạn cần có vốn kiến thức liên ngành sâu rộng như: tài chính, pháp luật, kinh doanh, xã hội,… Khả năng tự học không ngừng sẽ giúp bạn trở thành một nhân viên nhân sự xuất sắc. Ngoài ra, công việc này còn giúp bạn có thể giao tiếp với nhiều người có tính cách, quan điểm và trình độ khác nhau. Bạn sẽ gặp được nhiều ý tưởng độc đáo, tư duy tiến bố, ghi nhận được nhiều thông tin mới mỗi ngày để áp dụng trong công việc và cuộc sống của mình.
Thứ ba, trở thành một nhân viên nhân sự bạn sẽ luôn được học và thực hành rất nhiều kỹ năng mềm như sự điềm tĩnh, tính cẩn thận và chính chắn, kỹ năng lắng nghe, đánh giá và ra quyết định cũng như sự tinh tế và khéo léo trong giao tiếp… Không những vậy, đây cũng là cơ hội cho bạn rèn giũa và sử dụng những kỹ năng trên như một thói quen mà không cần trải qua một lớp đào tạo kỹ năng nào.
Để có thể trở thành một nhân viên nhân sự xuất sắc, ngoài việc nâng cao kiến thức chuyên môn vững vàng, bạn cũng nên chú tâm tới việc phát triển các kỹ năng mềm, bổ sung kiến thức liên ngành. Bạn cũng có thể tham khảo những tình huống quản trị nhân sự và tự mình giải quyết chúng để nâng cao kỹ năng công việc của mình.
III. Cơ hội việc làm của nhân viên nhân sự hiện nay
Tuy nhu cầu thị trường việc làm nhân viên nhân sự hiện nay là rất lớn nhưng các doanh nghiệp vẫn luôn có những yêu cầu khắt khe riêng trong việc tuyển dụng nhân viên nhân sự của mình. Bạn cần đáp ứng được những yêu cầu được nêu ở trên thì cơ hội việc làm tại các công ty tốt mới thực sự rộng mở cho bạn. Bạn có thể tham khảo việc làm nhân viên nhân sự tại trang tin tuyển dụng.
Là người tham gia trực tiếp vào quá trình tuyển dụng, quản lý hồ sơ, xử lý các vấn đề liên quan tới lương thưởng, kỷ luật,… các nhân viên nhân sự sẽ có mức lương trung bình từ 5 – 12 triệu, tùy vào kinh nghiệm cũng như năng lực làm việc. Ngoài ra, trong quá trình làm việc nếu bạn chứng minh được năng lực thực sự của mình thì lộ trình thăng tiến của bạn rất rõ ràng. Với sự nỗ lực không ngừng cùng tinh thần trách nhiệm, bạn sẽ có cơ hội trở giám sát nhân sự hay thậm chí cao hơn là phó/ trưởng phòng nhân sự của đơn vị. Các doanh nghiệp hiện nay rất chú trọng tới việc giữ chân người tài nên họ sẽ tạo điều kiện và hỗ trợ những nhân viên đã có sự gắn bó phát triển.
Xem thêm:
– Cách viết CV ngành nhân sự thu hút – Mẫu CV và lưu ý cần tránh
– Cách viết mục tiêu nghề nghiệp nhân sự trong CV ấn tượng và thu hút
– 10 Kỹ năng mềm – nền tảng tạo đà thành công
Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu thêm về công việc nhân viên nhân sự. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, đừng quên chia sẻ cho những người xung quanh nếu bạn thấy nội dung bổ ích. Hẹn gặp lại ở những bài viết tiếp theo.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Kỹ năng, kiến thức chuyên môn cần có của nhân viên nhân sự tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.