Kiến Thức Bổ Ích

Lấy nét là gì? Dùng để làm gì? Các loại lấy nét phổ biến hiện nay

Tháng 5 29, 2023 by Thcshoanghiep.edu.vn

Lấy nét là một trong những kỹ năng cơ bản mà bất kì người chụp ảnh nào cũng nên phải biết. Hãy cùng Thcshoanghiep.edu.vn tìm hiểu cơ chế hoạt động lấy nét của máy ảnh như thế nào, nó được dùng để làm gì và hiện có mấy kiểu cơ chế lấy nét phổ biến ra sao nhé! 

Mỗi nhà sản xuất đều sở hữu công nghệ lấy nét độc quyền khác nhau, nên giao diện để truy cập các chế độ lấy nét trên thiết bị của mỗi hãng hầu như không giống nhau. Những thông tin cơ bản dưới đây sẽ giúp cho bạn có cái nhìn tổng quan về khái niệm lấy nét là gì và sử dụng nó một cách linh hoạt để có những tấm hình độc đáo, sáng tạo ra sao nhé!

Mục Lục Bài Viết

  • Lấy nét là gì?
  • Nguyên lý hoạt động của lấy nét
  • Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng lấy nét
  • Các loại lấy nét phổ biến hiện nay

Lấy nét là gì?

Lấy nét là khả năng chụp ảnh nhờ sự hỗ trợ của độ phân giải ống kính và cảm biến, để cho ra những bức hình đẹp – sắc nét như mong muốn, trong đó, chủ thể sẽ được làm nổi bật, vùng nền xung quanh sẽ được làm mờ.

Random Image

Lấy nét là gì? Dùng để làm gì? Các loại lấy nét phổ biến hiện nay

Nguyên lý hoạt động của lấy nét

Cảm biến lấy nét tự động là động cơ giúp máy ảnh đạt được tiêu cự chính xác và thể hiện rõ các chi tiết, mảng màu trong phạm vi quan sát hình ảnh qua ống kính. Mỗi cảm biến xác định vị trí tương đối của tiêu điểm nhờ sự thay đổi về độ tương phản tại điểm tương ứng của tiêu điểm đó trong ảnh – giả sử độ tương phản tương ứng với độ sắc nét.

Quá trình lấy nét tự động thường diễn ra theo hoạt động như sau: 

  • Đầu tiên, bộ xử lý lấy nét tự động (viết tắt là AFP) sẽ tạo ra một thay đổi nhỏ trong khoảng cách lấy nét. 
  • Tiếp đó, AFP đọc cảm biến lấy nét tự động (viết tắt là AF) để đánh giá xem có nên cải thiện được vị trí của bao nhiêu trọng tâm.
  • Thông tin sẽ được ghi nhận để AFP điều chỉnh lại ống kính tạo thành một khoảng cách lấy nét mới. 
  • Cứ thế, bộ lý lấy nét tự động được lặp đi lặp lại như các bước trên cho đến khi có hình ảnh sắc nét một cách tối ưu nhất.
Khám Phá Thêm:   Vào mùa hè, thời tiết nóng bức, mất điện. Cách tránh nóng và ngủ ngon
Powered by Inline Related Posts

Đối với lấy nét tự động, toàn bộ quá trình trên được diễn ra trong một phần của giây. Tuy nhiên, với những đối tượng khó lấy nét, thì máy ảnh lấy nét tự động dường như không thỏa mãn được. Vì thế, người chụp ảnh cần phải lấy nét theo phương pháp thủ công.

Nguyên lý hoạt động của lấy nét

 

Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng lấy nét

Có 3 yếu tố ảnh hưởng đến việc lấy nét: Cường độ ánh sáng, độ tương phản của đối tượng và chuyển động của máy ảnh hoặc chủ thể.

Lưu ý rằng mỗi yếu tố này không độc lập; nói cách khác, máy ảnh có thể tự động lấy nét ngay cả đối với một đối tượng thiếu sáng nếu đối tượng đó cũng có độ tương phản cực cao, hoặc ngược lại. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với việc bạn chọn điểm lấy nét

Cường độ ánh sáng

Yếu tố ánh sáng sẽ quyết định chọn điểm lấy nét tương ứng với cạnh sắc nét để thể hiện rõ rệt kết cấu – chi tiết hình ảnh. Cường độ ánh sáng vừa đủ sẽ cho khả năng lấy nét dễ dàng hơn, tuy nhiên nhiều máy ảnh và cảm biến hiện nay đã có thể lấy nét trong điều kiện ánh sáng yếu.

mức độ ánh sáng ảnh hưởng đến khả năng lấy nét

Độ tương phản của chủ thể

Độ tương phản của chủ thể sẽ ảnh hưởng đến khả năng lấy nét, nghĩa là thiết bị sẽ lấy nét tốt nhất trên nền chứ không phải trên chủ thể đó.

Quan sát trong ảnh, nếu nguồn sáng chuyển động phía sau chủ thể, người chụp sẽ điều chỉnh chủ thể nằm ngoài tiêu cự để tạo nên độ sâu trường ảnh.

Nếu máy ảnh gặp khó khăn khi lấy nét ở các điểm nổi bật bên ngoài chủ thể thì các điểm lấy nét có độ tương phản thấp hơn (nhưng vẫn ổn định và có ánh sáng hợp lý) vẫn rõ nét và làm nổi bật đối tượng.

độ tương phản của chủ thể ảnh hưởng đến khả năng lấy nét

Chuyển động của máy ảnh hoặc chủ thể

Yếu tố chuyển động của máy ảnh (hoặc chủ thể) sẽ liên quan đến khả năng lấy nét khi chụp.

Khám Phá Thêm:   10 mẹo luộc bánh chưng xanh tự nhiên, thơm ngon, an toàn
Powered by Inline Related Posts

Việc lấy nét sẽ tập trung vào điểm nổi bật bên ngoài của đối tượng và những điểm này sẽ thay đổi về cường độ sắc nét vì phải phụ thuộc vào vị trí mà nguồn sáng di chuyển, thậm chí là sự di chuyển của chính chủ thể đó.  

Các loại lấy nét phổ biến hiện nay

Một số cơ chế lấy nét phổ biến hiện nay như:

Lấy nét thủ công (Manual)

Với kĩ thuật lấy nét này, bạn thay đổi vị trí của ống kính hoặc nhóm lấy nét bằng cách xoay vòng ống kính hay di chuyển người chụp sao cho cảm thấy ưng ý nhất để lấy nét đối tượng.

Đây là kỹ thuật thích hợp để lấy nét đối với những đối tượng khó lấy nét, hoặc muốn tạo ra bức ảnh độc đáo theo ý đồ của nhiếp ảnh.

Lấy nét thủ công (Manual)

Lấy nét đơn (Single)

One Shot/Single Servo/S-AF/S/AF-S,… được xem là hình thức lấy nét đơn giản, nghĩa là chỉ lấy nét một lần vào đối tượng. Khi bạn bấm nhẹ nút chụp, ngay lập tức máy sẽ báo đã lấy nét thì dù đối tượng sau đó có di chuyển thì khoảng cách lấy nét đó vẫn không thay đổi.

Lấy nét đơn (Single)

Lấy nét liên tục (continuous)

Các hình thức Continuous AF/C-AF/AI Servo/AF-C,… đều được xem là cách lấy nét liên tục. Hình thức này cho phép bạn lấy nét liên tục đối tượng khi đối tượng di chuyển trong khung hình, khoảng cách từ máy ảnh đến đối tượng sẽ linh hoạt thay đổi (nghĩa là tiêu cự sẽ tự động điều chỉnh tương ứng).

Hình thức lấy nét này phù hợp cho nhu cầu chụp ảnh thể thao, các đối tượng di chuyển liên tục như trẻ em, động vật,…

Lấy nét liên tục (continuous)

Lấy nét lai (Hybrid)

Chức năng AI-Focus/Auto-Servo AF/AF-A,… được xem là hình thức lấy nét lai, máy ảnh sẽ hoàn toàn tự đánh giá cảnh và quyết định cho việc lấy nét.

Lấy nét lai được xem là sự kết hợp của 2 cơ chế đo tương phản và dò lệch pha để giúp người chụp cải thiện tốc độ lấy nét, kể cả yếu tố chính xác nữa. Dòng máy ảnh DSLR sẽ lấy nét theo cách so sánh trùng/lệch pha rất hiệu quả, dường như hệ thống lấy nét liên tục bám theo vật thể chuyển động nhanh.

Khám Phá Thêm:   Mẹo hẹn giờ tắt nhạc và tìm kiếm nhanh trên iPhone
Powered by Inline Related Posts

Tuy nhiên, cần phải có không gian cho buồng gương lật và bộ lấy nét riêng nên việc thu nhỏ kích thước thân máy cũng không phải dễ dàng.

Lấy nét lai (Hybrid)

Lấy nét tự động theo chế độ vùng (AF Area Modes)

Chế độ lấy nét tự động theo vùng sẽ có một số loại như:

  • Single-Point

Không ít dòng máy ảnh DSLR ngày nay thực hiện lấy nét tự động một lần hoặc liên tục trên bất kỳ số điểm lấy nét riêng lẻ nào trong một khung hình.

Cụ thể, loại máy ảnh DSLR cao cấp có thể có 45 điểm lấy nét tự động trở lên, trong khi các máy ảnh khác có thể có ít nhất một điểm AF trung tâm.

Lấy nét tự động theo chế độ vùng (AF Area Modes)

  • Group

Lấy nét chế độ vùng Group không khác gì nhiều so với Single-Point. Hình thức này cho phép kích hoạt một số điểm lấy nét và đánh giá thông tin từ cụm điểm đó. Nghĩa là khi bạn đang ngắm một đối tượng, chế độ nhóm sẽ cố gắng tiếp tục bám theo đối tượng ấy ngay cả khi điểm thuộc đối tượng đó bị mất dấu vết (dự đoán được hành động).

Máy ảnh chế độ này có thể nhận diện được khuôn mặt, và khóa điểm ở bộ phận mắt đối tượng để tiện theo dõi khi chuyển động.

  • Dynamic

Chế độ lấy nét này sẽ khóa một điểm và tiếp tục theo dõi đối tượng nếu nó di chuyển đến các điểm xung quanh, thậm chí là những điểm nằm ngoài so với các điểm của vùng Group.

  • Automatic

Đây là chế độ lấy nét dường như hoàn hảo khi bạn muốn tập trung vào bố cục, hoặc những thứ khác xung quanh đối tượng.

Tùy vào máy ảnh, chế độ này có thể tìm kiếm tông màu da và khóa điểm đó của đối tượng, nó sẽ tự đánh giá thông tin từ nhiều điểm để theo dõi đối tượng một cách gần nhất – nghĩa là thể hiện chi tiết sắc nét từng cử chỉ.

các loại lấy nét máy ảnh

Hy vọng những kiến thức bổ ích trên sẽ giúp bạn biết được khái niệm cơ bản về việc lấy nét cũng như vai trò của nó trong việc chụp ảnh, sử dụng linh hoạt các cơ chế lấy nét để có những bức ảnh đẹp như mong muốn.

Bài Viết Liên Quan

Cách chọn cam ngon, ngọt, không chuaCách chọn cam ngon, ngọt, không chua
Cách chọn chuối ngon, không tẩm hóa chấtCách chọn chuối ngon, không tẩm hóa chất
Cách chọn bưởi ngọt và mọng nướcCách chọn bưởi ngọt và mọng nước
Cách chọn táo ngon, mọng nước không bị lỡ nhịpCách chọn táo ngon, mọng nước không bị lỡ nhịp
Cách chọn mua và bảo quản cà rốt tươi được lâuCách chọn mua và bảo quản cà rốt tươi được lâu
Cách chọn hành lá tươi giàu chất dinh dưỡngCách chọn hành lá tươi giàu chất dinh dưỡng
Bài viết trước: « Bộ sưu tập hình ảnh phật giáo Cực Chất Full 4K với hơn 999 bức ảnh.
Bài viết tiếp theo: Tranh tô màu con voi đẹp »

Primary Sidebar

Công Cụ Hôm Nay

  • Thời Tiết Hôm Nay
  • Tử Vi Hôm Nay
  • Lịch Âm Hôm Nay
  • Lịch Thi Đấu Bóng Đá Hôm Nay
  • Giá Vàng Hôm Nay
  • Tỷ Giá Ngoaị Tệ Hôm Nay
  • Giá Xăng Hôm Nay
  • Giá Cà Phê Hôm Nay

Công Cụ Online

  • Photoshop Online
  • Casio Online
  • Tính Phần Trăm (%) Online
  • Giải Phương Trình Online
  • Ghép Ảnh Online
  • Vẽ Tranh Online
  • Làm Nét Ảnh Online
  • Chỉnh Sửa Ảnh Online
  • Upload Ảnh Online
  • Paint Online
  • Tạo Meme Online
  • Chèn Logo Vào Ảnh Online

Bài viết mới

  • Dịch vụ thành lập công ty, doanh nghiệp giá rẻ chất lượng, uy tín
  • Dịch vụ thành lập công ty, doanh nghiệp
  • Dịch vụ thành lập Công Ty, Doanh Nghiệp Tư Nhân – 230.000Đ
  • Những mỹ nữ bị gắn mác bình hoa di động
  • Nếu làm IVF, bạn sẽ mang thai đôi và được lựa chọn giới tính thai nhi?
  • Tìm kiếm những nơi có thể có sự sống trong vũ trụ
  • Nhà máy thu CO2 trực tiếp lớn nhất thế giới đang hoạt động
  • Tại sao cách "chữa" công nghệ nhanh nhất là tắt đi bật lại?
  • Hệ thống đường sắt sử dụng “robot bay” chở hàng hóa trên Mặt Trăng
  • Video hiếm: Biển mây đổ xuống núi như thác
  • Chất liệu vải mỏng như sợi tóc giúp giảm tiếng ồn tới 75%.
  • Robot bí mật trong sứ mệnh Mặt trăng của Trung Quốc
  • Tại sao nước Úc đầy mèo hoang nhưng vẫn bị chuột lây lan?
  • Tái chế tàn thuốc thành áo khoác
  • Lũ quét vô tình lộ ra "báu vật trên trời": Hiếm đến mức khiến Trung Quốc và thế giới chấn động!
  • Đào đường, phát hiện "báu vật kỷ Jura" và khu định cư 4.000 năm tuổi
  • Lũ lụt những tháng tới có thể khốc liệt như năm 2020
  • Bí ẩn cột sắt lộ thiên 1.600 năm tuổi
  • Siêu đám thiên hà Laniakea đáng sợ đến mức nào?
  • Những ảo giác kỳ lạ khiến bạn nhìn thấy những người tí hon đang nhào lộn trong phòng

Copyright © 2025 · Thcshoanghiep.edu.vn - Thông Tin Kiến Thức Bổ Ích