Bạn đang xem bài viết Mã SKU là gì? Tầm quan trọng của mã SKU trong quản trị kho hàng tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Chắc chắn bạn đã từng nghe hoặc nhìn qua mã số SKU, nhưng thực tế nếu không thuộc chuyên môn thì không phải ai cũng hiểu hết về mã phổ biến này. Vậy mã SKU là gì? Tầm quan trọng của mã SKU trong quản trị kho hàng như thế nào. Cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!
I. SKU là gì?
SKU là gì? SKU là từ viết tắt của Stock Keeping Unit, có nghĩa là đơn vị phân loại hàng hóa tồn kho bằng cách phân loại hàng hóa giống nhau về hình dạng, chức năng… dựa trên một chuỗi các kí tự gồm số và/hoặc chữ. Hay đơn giản là MÃ HÀNG HÓA.
II. Ý nghĩa của mã SKU
SKU cần thiết hơn cả Barcode trong việc kiểm soát kho hàng nội bộ, SKU có chứa những ký hiệu riêng biệt cả chữ và số cho từng danh mục sản phẩm, bạn chỉ cần nhìn và SKU là có thể nhận biết loại sản phẩm qua ký tự và dễ dàng đọc chúng mà không cần quét hệ thống như Barcode. Bên cạnh đó bạn không bị giới hạn về số lượng SKU cho dù danh mục hàng hóa của bạn có mở rộng tới đâu.
Mã SKU có ý nghĩa:
– Mã SKU là mã nội bộ giúp bạn nhanh chóng định danh sản phẩm để bán hàng và quản lý hàng hóa hiệu quả.
– Mã SKU khác nhau giúp phân biệt các phiên bản sản phẩm khác nhau.
– Mã SKU giúp phân biệt cùng 1 mặt hàng giữa các kho khác nhau.
– Hạn chế tình trạng hết hàng hoặc thất thoát trong quá trình quản lý tồn kho.
– Mã SKU là điểm liên kết sản phẩm giữa các kênh khi bán hàng đa kênh.
– Quản lý bằng mã SKU là cách quản lý hàng hóa hiệu quả và tiết kiệm chi phí cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ vì không cần đầu tư cho phần cứng.
Tin tuyển dụng có thể bạn quan tâm – việc làm Thu ngân:
– Nhân viên Kho Siêu Thị Điện Máy Xanh
– Nhân viên Kho Siêu Thị Thế Giới Di Động
III. Phân biệt mã SKU và mã UPC
SKU được tối ưu hóa cho việc kiểm soát kho hàng nội bộ, còn UPC (Universal Product Code) lại được tiêu chuẩn hóa cho bất kì ai cũng có thể đọc được (theo quy ước có sẵn). Như vậy một cùng một sản phẩm, ở những công ty khác nhau có thể có những SKU khác nhau nhưng chỉ có một UPC duy nhất.
UPC được sử dụng rộng rãi trong các cửa hàng để theo dõi. Nó được nhà sản xuất đặt vào sản phẩm và sẽ giống nhau ở bất kỳ nơi nào sản phẩm sẽ được bán. Đây là một chữ số gồm 12 chữ số, không có chữ cái, xác định sản phẩm và mang mô tả của sản phẩm. Các chữ số đầu tiên và cuối cùng đóng vai trò là mẫu bit và hiếm khi giống với các chữ số khác để đảm bảo độ tin cậy khi quét.
SKU là mã để nhận dạng và theo dõi cửa hàng và doanh nghiệp. Nó là chữ và số và có 8 ký tự. Mã được nhúng để xác định sản phẩm và giá của nó. Nó được khởi tạo để quản lý dữ liệu tốt hơn cho các nhà bán lẻ. Nó hỗ trợ việc theo dõi hàng hóa một cách có hệ thống để kiểm kê thích hợp và đảm bảo tính sẵn có. Nó cũng giúp theo dõi các hạng mục chuyển động nhanh của quá trình sản xuất.
Mặc dù cả UPC và SKU đều là mã được sử dụng bởi các công ty, việc sử dụng chúng hoàn toàn khác nhau. UPC được sử dụng cho người tiêu dùng trong khi SKU được sử dụng cho các nhà bán lẻ. Vì UPC được đặt bởi các nhà sản xuất, các sản phẩm tương tự có thể có các UPC tương tự nhưng SKU khác nhau, đặc biệt là khi các sản phẩm được bán tại các điểm bán lẻ khác nhau. UPC là một hệ thống theo dõi toàn cầu trong khi SKU là một hệ thống cửa hàng. Ngoài những điều này, thành phần của cả hai cũng khác nhau. UPC là số, SKU là chữ và số, là sự kết hợp giữa số và chữ cái. UPC là 12 chữ số, SKU là 8 chữ số.
UPC và SKU, mặc dù có cách sử dụng khác nhau, đều hỗ trợ với mục tiêu theo dõi các sản phẩm. Bạn có thể dễ dàng phân biệt chúng như sau:
– UPC là mã vạch thống nhất mô tả rõ ràng về sản phẩm.
– SKU là một số cụ thể được nhúng vào sản phẩm để theo dõi trong cửa hàng bán lẻ.
– UPC là mã số gồm 12 chữ số trong khi SKU là một chuỗi chữ và số gồm 8 chữ số.
– UPC là phổ biến, do đó được tất cả mọi người sử dụng, trong khi SKU là hệ thống cửa hàng.
IV. Cách đặt tên mã SKU dễ nhớ
1. Những yếu tố cơ bản của mã SKU
Một SKU nên gồm những yếu tố sau đây:
1. Tên nhà sản xuất (hay tên thương hiệu)
2. Mô tả sản phẩm: Mô tả ngắn về chất liệu (cotton, khaki, lụa, gấm…); hình dáng (dài, ngắn…)
3. Ngày mua hàng: Gồm các số ngày, tháng, năm (chỉ nên dùng 2 số cuối)
4. Kho lưu trữ: Nếu bạn có nhiều kho hàng, bạn có thể có ký hiệu riêng cho từng kho theo khu vực Hà Nội, Hồ Chí Minh… hay theo quận, huyện.
5. Kích cỡ sản phẩm
6. Màu sắc sản phẩm
7. Tình trạng sản phẩm: Còn mới hay đã qua sử dụng
>>> Kết hợp tất cả các yếu tố (biến thể) trên lại cùng nhau, bạn sẽ đặt SKU cho sản phẩm theo danh mục một cách dễ dàng
2. Cách đặt tên và đọc mã SKU trên sản phẩm
Nếu nắm được các yếu tố thể hiện trên mã sku, thì bạn dễ dàng đọc được các thông tin sản phẩm trên mã SKU.
Hướng dẫn cách đọc mã SKU trên máy giặt Samsung: (nội dung và hình ảnh được tham khảo trên web Kinh nghiệm Hay – Điện Máy Xanh)
Ví dụ: Bạn muốn đọc mã SKU trên máy giặt Samsung là WW75K5210YW/SV, hãy chú ý theo thứ tự từ trái sang phải, trong đó:
– WW: là kiểu máy giặt cửa trên
[Ngoài ra, ký hiệu WA (máy giặt cửa dưới) và WD (máy giặt cửa trước có thêm tính năng sấy quần áo)]
– 75: máy giặt có khối lượng giặt 7.5 kg
[Ký hiệu kế tiếp thường dùng 2 ký tự thể hiện khối lượng giặt tối đa của máy giặt, như:
+ 80: 8 kg
+ 10: 10.5 kg hoặc 10 kg
+ 12: 12 kg]
– K: máy giặt được sản xuất vào năm 2016
[Ký hiệu tiếp theo là biểu hiện năm sản xuất của sản phẩm như:
+ H: 2014
+ J: 2015
+ K: 2016
+ M: 2017
Mỗi năm sẽ có kí hiệu khác nhau, kí hiệu có thể thay đổi linh hoạt.]
– 5: máy giặt thuộc phân khúc dòng trung cấp
[Kế tiếp là kí hiệu thuộc dòng phân khúc sản phẩm, như:
+ 3-4: thuộc dòng cơ bản.
+ 5-6: thuộc dòng trung cấp.
+ 7- 9: thuộc dòng cao cấp.]
– 210: là kí hiệu thể hiện cho dòng và tính năng sản phẩm của Samsung.
[Kí hiệu số này càng cao thì biểu hiện sản phẩm càng có nhiều tính năng.]
– Y: kiểu cửa máy giặt Samsung có màu trắng, có cửa phụ và có chốt bấm mở cửa.
[Ký hiệu tiếp theo là thể hiện dạng kiểu thiết kế của cửa máy giặt, như:
+ S: máy giặt cửa trên có cửa kính chịu lực, trong suốt.
+ W: giống như Y, nhưng lại có thêm viền trong suốt rất đẹp.
+ K: màu trắng, có chốt bấm mở cửa.
+E: màu trắng viền trong suốt, không có chốt bấm mở cửa.]
– W: thân máy có màu trắng
[Ký hiệu tiếp theo là thể hiện màu sắc của thân máy sản phẩm như:
+ G: màu xám.
+ P: màu xám inox.]
– SV: thị trường bán máy giặt này ở Việt Nam.
[Cuối cùng là kí hiệu thể hiện thị trường bán sản phẩm ở đâu.]
>> Tóm lại, mã SKU trên máy giặt WW75K5210YW/SV, nghĩa là:
V. Những lưu ý khi đặt mã SKU
1. Không quá tham lam khi thể hiện thông tin
Mã SKU biểu thị thông tin về sản phẩm nhưng không có nghĩa là bạn nhồi nhét đủ thứ thông tin vào đấy. Cân nhắc những thông tin nào là quan trọng nhất mà có thể phân biệt được giữa các sản phẩm. Chọn các cách tối ưu số ký tự cho mã SKU nếu không muốn sinh ra những dòng mã dài dằng dặc.
2. Chú ý tới cách biểu diễn mã SKU
Màu sắc, kích thước, loại và các biến thể khác của sản phẩm là những đặc tính cần phải kết hợp với SKU để xác định rõ một sản phẩm. Vì vai trò quan trọng này mà bạn nên tránh dùng số để biểu tượng cho một ý nghĩa nào đó.
SKU là một cách để bạn ghi lại các thông tin quan trọng của sản phẩm, vậy nên càng đơn giản càng tốt hơn cho tất cả mọi người và có hiệu quả hơn về lâu về dài.
3. Thống nhất cách sắp xếp các trường thông tin
Thật ra đặt mã SKU rất đơn giản thôi, cách thức cũng giống như khi bạn phân loại sản phẩm vậy. Có thể tuân thủ theo quy tắc đặt danh mục từ lớn đến đến nhỏ đối với công ty có nhiều mặt hàng khác nhau. Như vậy khi nhìn bất cứ mã SKU nào bạn cũng sẽ nhanh chóng định danh được sản phẩm.
Bên cạnh đó, với một số trường hợp khác bạn có thể áp dụng theo quy tắc sau. Với mỗi sản phẩm, bạn cần xác định được thuộc tính quan trọng nhất dùng để phân biệt nó với các sản phẩm cùng loại.
Chẳng hạn, công ty bạn có rất nhiều áo màu đỏ với các loại size khác nhau thì việc xác định size sẽ giúp bạn thu hẹp phạm vi tìm kiếm trong bộ sưu tập một cách tức thì. Sau khi đã tìm được đặc điểm quan trọng mới đối chiếu đến các thuộc tính tiếp theo để tìm ra được sản phẩm chính xác nhất.
4. Lưu ý về các ký tự
Điều này vốn là khá đơn giản nhưng luôn cần lưu ý bởi chúng ta thường vô tình không nhận ra những rắc rối có thể xảy ra. Hãy nhớ luôn luôn tránh xa chữ O vì nó có thể bị nhầm lẫn là số 0 hay như chữ I với chữ l. Cũng tránh sử dụng “/” vì khi đưa vào Excel có thể sẽ định dạng SKU của bạn thành một ngày nào đó. Ngoài ra, các ký hiệu khác như >,
[Xem thêm]
Product Owner là gì? Vai trò của Product Owner trong dự án
IT là gì? Các yêu cầu và cơ hội việc làm của ngành IT
Cách viết mục tiêu nghề nghiệp IT trong CV chuẩn và ấn tượng
Bài viết trên đã cung cấp cho các bạn những thông tin chi tiết nhất về mã SKU. Hãy để lại bình luận nếu có thắc mắc và chia sẻ bài viết hữu ích nhé. Chúc các bạn thành công!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Mã SKU là gì? Tầm quan trọng của mã SKU trong quản trị kho hàng tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.