Máy khoan, máy vặn vít cầm tay là dụng cụ xuất hiện nhiều trong các công việc sửa chữa, lắp ráp và thi công. Vậy dụng cụ cầm tay này là gì? Hãy cùng Thcshoanghiep.edu.vn tìm hiểu đặc điểm và công dụng của từng loại máy khoan ra sao nhé!
Máy khoan, máy văn vít là gì?
Máy khoan cầm tay là gì?
Máy khoan cầm tay có thể hiểu đơn giản là loại máy có khả năng tạo ra một lỗ tròn trên vật liệu với sự trợ giúp của một công cụ cắt gọi là mũi khoan. Đây là một công cụ được sử dụng rất phổ biến trong ngành xây dựng, lắp đặt, gia công kim loại, gỗ, làm đồ handmade, xưởng sản xuất, nhà máy,…
Máy vặn vít là gì?
Máy vặn vít hay còn gọi là máy bắt vít hoặc máy bắn vít là một thiết bị cầm tay hoạt động với chức năng vặn, xiết ốc vít vào sâu bên trong bề mặt vật liệu như gỗ, tường, bê tông,…
Các bộ phận chính trên máy khoan
1. Thân máy bao gồm tay cầm
2. Nguồn điện cấp cho máy
3. Bộ khởi động máy bao gồm điều chỉnh điện áp và chiều quay của động cơ.
4. Giá đỡ chổi than và chổi than
5. Rô-to của động cơ (phần động cơ quay)
6. Stato của động cơ (phần động cơ đứng yên)
7. Quạt gió làm mát
8. Bánh răng truyền động
9. Trục khoan
10. Đầu kẹp mũi khoan gắn trên trục khoan của máy khoan
11. Vòng bi trục động cơ
Cơ chế hoạt động cơ bản
Sau khi cấp điện hoặc lắp pin vào máy khoan và bóp công tắc:
– Đối với động cơ chổi than: chổi than sẽ tiếp xúc liên tục và trượt trên bề mặt cổ góp (hoặc vành trượt tiếp điện) nhờ lò xo lá hoặc lò xo cuộn đẩy. Nhờ đó duy trì tiếp điện cho rotor giúp máy khoan hoạt động.
– Đối với động cơ không chổi than: dựa trên cơ chế xác định vị trí của rotor để điều khiển dòng điện vào cuộn dây stator tương ứng, nếu không động cơ không thể thay đổi chiều quay và khởi động tự động được. Vì vậy, động cơ không chổi than luôn cần bộ điều khiển chuyên dụng, phối hợp với cảm biến hall để điều khiển động cơ.
Có những loại máy khoan, máy vặn vít nào?
Phân loại theo nguồn hoạt động
Nếu phân loại theo nguồn hoạt động thì máy khoan được chia thành 2 loại là:
Máy khoan điện
Máy khoan điện sử dụng điện trực tiếp từ mạng lưới điện và thường có công suất lớn hơn so với máy khoan sử dụng pin. Vì thế, máy khoan điện có khả năng vận hành ổn định để có thể đạt được tối ưu công suất vốn có của máy.
Máy khoan pin
Máy khoan pin sử dụng năng lượng được cung cấp từ viên pin, có tính di động cao nhờ không gây cảm giác vướng víu về dây điện và vị trí ổ điện sử dụng. Nhìn chung, máy khoan pin có công suất trung bình và có thể hoạt động hiệu quả trong khoảng thời gian dài.
Phần lớn, pin máy khoan đều là pin sạc, thuộc loại pin Li-Ion có nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với loại pin NiCd và pin NiMH.
Phân loại theo nguyên lý hoạt động và chức năng
Nếu phân loại theo nguyên lý hoạt động và chức năng thì máy khoan được chia thành những loại sau:
Máy khoan xoay
Máy khoan xoay, còn gọi là máy khoan thường, có thể khoan được trên gỗ, sắt mỏng và hỗ trợ tháo – siết ốc vít nhưng không có chức năng khoan đục. Vì chỉ được trang bị 1 cấp độ khoan với tốc độ không tải đạt khoảng 2500 vòng/phút nên máy có giá thành khá rẻ.
Loại máy này thường sử dụng hai loại đầu kẹp là đầu kẹp thường và đầu măng ranh với kích thước từ 1.5 – 10 mm.
Máy khoan động lực
Máy khoan động lực tạo ra lực va đập dựa trên nguyên lý hoạt động của một Piston được điều khiển bởi một trục khuỷu. Piston này hoạt động như một xi lanh và tạo ra áp suất không khí đẩy mũi khoan về phía trước để tạo ra lực.
Dòng máy khoan này có thể khoan gỗ, kim loại, tường mỏng và bê tông xốp và kể cả vặn vít với các chế độ như chuyển động xoay và chuyển động động xoay kết hợp tịnh tiến. Bên cạnh đó, máy thường có tốc độ không tải từ 1100 – 2800 vòng/phút ở chế độ khoan và tốc độ đập 3600 – 4800 lần/phút ở chế độ búa.
Ngoài ra, loại khoan này còn được biết đến với đặc điểm sử dụng đầu kẹp giống với máy khoan thường. Tuy nhiên kích thước có lớn hơi đôi chút, khoảng 1.5 – 13 mm.
Máy khoan búa (máy khoan đục bê tông)
Máy khoan búa, còn gọi là máy khoan đục bê tông hay máy khoan tác động, thường có công suất mạnh để có thể khoan đục tốt trên chất liệu gỗ cứng, kim loại, tường, bê tông và đặc biệt là đục phá bê tông.
Đây là một loại máy khoan có cơ cấu tác động tạo ra chuyển động búa, thường có tốc độ không tải trên 1000 vòng/phút và tốc độ đập hơn 4000 lần/phút.
Các chế độ khoan phổ biến trên máy khoan búa thường là: chuyển động xoay, chuyển động xoay kết hợp tịnh tiến và chỉ tịnh tiến.
Nếu cơ chế tác động của máy khoan búa bị tắt, công cụ này có thể được sử dụng như máy khoan thông thường để thực hiện các nhiệm vụ như khoan thường, vặn vít. Ngoài ra, thân máy có giá khá cao.
Máy khoan góc
Máy khoan góc hỗ trợ việc khoan bắt và tháo ốc vít tại những vị trí nhỏ hẹp, đặc biệt hoặc trong các góc khuất mà các loại khoan thông thường không thể thực hiện được. Máy có thể làm việc trên nhiều loại vật liệu khác nhau như gỗ, thép, nhôm, sắt,…
Thông thường, các loại máy khoan góc thường được thiết kế nhỏ gọn, mũi khoan được chế tạo vuông góc với thân máy. Đây được xem là dòng máy khoan cầm tay có trọng lượng nhẹ nhất trong tất cả các loại máy khoan.
Máy khoan đa năng
Máy khoan đa năng vừa có thể khoan, vừa có thể vặn vít với tốc độ không tải tối đa khoảng 1100 vòng/phút. Ngoài ra, dòng máy khoan này có thể hỗ trợ khoan đập trên bề mặt bê tông cứng được dễ dàng.
Máy thường đi kèm một bộ công cụ chuyên dụng giúp bạn có thể thực hiện nhiều loại công việc khác nhau như khoan, cắt, mài,…
Máy vặn vít/bu lông
Máy vặn vít/bu lông thường có kiểu thiết kế nhỏ gọn và sử dụng pin nhưng cho lực xoắn mạnh mẽ để hỗ trợ việc siết – tháo ốc vít và đai bu lông được dễ dàng. Bên cạnh đó, một số máy vặn vít/bu lông còn hỗ trợ khoan được trên thép và gỗ mỏng.
Để vặn vít, máy khoan sử dụng đầu cặp lục giác, giúp người dùng siết – tháo ốc vít trên bề mặt vật liệu nhanh chóng. Trường hợp, để vặn bu lông, người dùng cần phải sử dụng đầu khoan vuông để hỗ trợ thao tác siết – lấy đai ốc, bu lông được dễ dàng hơn, thường được sử dụng mỗi khi sửa xe, lắp ráp nhà xưởng,…
Máy vặn vít/bu lông động lực
Máy vặn vít/bu lông động lực cũng có chức năng giống như máy vặn vít/bu lông mà Thcshoanghiep.edu.vn vừa mới chia sẻ phía trên. Tuy nhiên, dòng máy này dựa trên nguyên lý hoạt động của một Piston, tương tự như máy khoan động lực. Piston tạo ra áp suất không khí đẩy mũi khoan về phía trước để tạo ra lực. Nhờ đó mà khả năng vặn vít mạnh mẽ hơn nhiều so với máy vặn vít thông thường.
Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
Máy khoan vặn vít cũng giống như các dụng cụ cầm tay khác, để sử dụng máy sao cho hiệu quả và đảm bảo độ bền, bạn cần lưu ý cách sử dụng và bảo quản dụng cụ này như sau:
– Luôn mang các dụng cụ bảo vệ an toàn trước khi sử dụng máy như kính mắt, chụp tai (để tránh tiếng ồn máy khoan ảnh hưởng đến sức khỏe), mũ bảo vệ,…
– Sử dụng tay cầm phụ của máy khoan (nếu có) giúp việc giữ và cố định máy khoan tốt hơn.
– Chú ý đến môi trường khoan xung quanh như dây điện, các chất dễ bắt cháy,… để đảm bảo an toàn trong suốt quá trình làm việc.
– Chú ý đến tư thế trước khi khoan: tay cầm chắc máy và chân đứng vững, tập trung vào vật liệu khoan tránh phân tâm.
– Chọn mũi khoan phù hợp với vật liệu khoan, đồng thời lắp mũi khoan đúng kỹ thuật và trùng với khớp nối trên máy khoan để đảm bảo an toàn trong quá trình khoan.
– Sau khi lắp mũi khoan, đặt máy khoan thẳng đứng và nhấn nút thử mũi khoan xoay nhẹ để kiểm tra tốc độ xoay trước khi thao tác trên vật liệu khoan.
– Tắt máy khoan ngay lập tức khi thấy có dấu hiệu máy bị kẹt.
– Nên tháo rời pin nếu không sử dụng máy khoan sau khoảng thời gian dài.
– Lau chùi máy khoan sau khi sử dụng, đồng thời chú ý đến việc bảo dưỡng, bảo trì máy khoan định kỳ (như khoảng 3 – 6 tháng/lần) để duy trì độ bền của máy khoan.
Bảng so sánh chi tiết
Các loại máy khoan |
Máy khoan xoay |
Máy khoan động lực |
Máy khoan búa |
Máy khoan góc |
Máy khoan vặn vít/bu lông |
Nguồn điện sử dụng |
Dùng điện, pin |
Dùng điện, pin |
Dùng điện, pin |
Dùng điện, pin |
Dùng pin |
Động cơ |
Động cơ thường, chỉ khoan tịnh tiến |
Động cơ kết hợp với búa nên có khả năng đập |
Động cơ búa với lực đập mạnh mẽ |
Động cơ thường, xoay tịnh tiến |
Động cơ thường, chỉ khoan tịnh tiến |
Vật liệu khoan được |
Gỗ, nhựa, kính và sắt mỏng |
Gỗ, thép, tường, bê tông mềm |
Gỗ, kim loại và bê tông cứng |
Gỗ, nhựa, kính và sắt mỏng |
Vật liệu mềm, mỏng |
Khả năng bắt vít |
Không chuyên |
Không chuyên |
Không chuyên |
Hỗ trợ tốt bắt tháo vít, bu lông ở vị trí nhỏ hẹp |
Chuyên về bắt tháo vít, bu lông |
Chức năng làm việc |
Khoan thường, khoan bắt vít |
Khoan thường, khoan búa, khoan bắt vít |
Khoan thường, khoan búa, khoan đập bê tông |
Khoan thường, khoan bắt vít |
Khoan thường, khoan bắt vít |
Tầm giá (cập nhật 8/2022) |
Từ 500 nghìn – 4.6 triệu đồng |
Từ 550 nghìn – 4 triệu đồng |
Từ 800 nghìn – 5 triệu đồng |
Từ 700 nghìn – 5 triệu đồng |
Từ 450 nghìn – 14.5 triệu đồng |
Trên đây là bài giới thiệu về máy khoan cầm tay. Hy vọng với những thông tin trong bài viết này sẽ giúp bạn lựa chọn được chiếc máy khoan phù hợp nhất.