Micro Dynamic là dòng micro thông thường, khá phổ biến trong việc sử dụng cho dàn karaoke, sân khấu biểu diễn,… Còn micro Condenser là dòng rất được ưa chuộng trong các phòng thu âm. Vậy micro Condenser là gì? Micro Condenser và micro Dynamic có điểm gì khác biệt? Hãy cùng Thcshoanghiep.edu.vn tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!a
Micro Condenser là gì? Công dụng của Micro Condenser
Micro Condenser hay còn được biết đến với tên gọi khác là micro dạng tụ, màng của chúng được hoạt động tương tự như một tụ điện. Khi có âm thanh tác động vào màng thu sẽ tạo ra những rung động và chuyển hóa thành tín hiệu âm thanh.
Micro Condenser là loại micro có độ nhạy cao, khả năng bắt âm chính xác, chất lượng âm thanh phát ra trung thực, không bị mất tiếng bass khi để xa.
Bởi sở hữu những đặc tính đó mà micro Condenser thường được sử dụng phổ biến trong các phòng thu. Ngoài ra, micro này cũng rất thích hợp dùng để thu âm các dạng tín hiệu mềm như: guitar thùng, giọng hát,…
Micro Dynamic là gì? Công dụng của Micro Dynamic
Micro Dynamic hay còn gọi là mic điện động có cấu tạo như một chiếc loa với màng rung cực kỳ mỏng gắn với một cuộn dây đồng mảnh được đặt vào khe từ trường của khối nam châm lớn.
Âm thanh từ bên ngoài sau khi được micro Dynamic tiếp nhận sẽ chuyển đến màng rung. Với sự rung động trong môi trường từ trường của cuộn nam châm sẽ tạo nên những tín hiệu âm được khuếch đại lên bởi amply hoặc mixer.
Với cấu tạo và nguyên lý hoạt động đặc trưng như vậy, micro Dynamic thường được sử dụng tại các hội trường, sân khấu lớn,… Bên cạnh đó, vì có tác dụng giúp khuếch đại âm thanh nên loại micro này cũng thường được dùng để thu âm các loại nhạc cụ có cường độ cao như: trống hay kèn trumpet.
Sự khác biệt giữa micro Condenser và micro Dynamic
Dưới đây là bảng so sánh sự khác biệt giữa 2 loại micro Condenser và micro Dynamic:
Micro Condenser | Micro Dynamic | |
Nguyên lý hoạt động |
Micro Condenser được hoạt động theo nguyên lý tương tự như một tụ điện. Khi có âm thanh tác động vào màng thu sẽ tạo ra những rung động và chuyển hóa thành các tín hiệu âm thanh. |
Hoạt động của Micro Dynamic được dựa trên nguyên lý cảm ứng từ. Khi có âm thanh tác động lên màng kim loại sẽ khiến lõi đồng rung và tạo ra dòng điện xoay chiều khuếch đại nó thành tín hiệu âm thanh. |
Tần số đáp ứng |
Micro Condenser có dải tần đáp ứng rộng từ 20Hz – 20kHz. Micro này phù hợp với những loại âm thanh có dải tần số cao như: piano, guitar,… |
Micro Dynamic có dải tần đáp ứng từ 50Hz – 16kHz. Loại micro này được thiết kế phù hợp với những âm thanh có dải tần số thấp như guitar điện, trống,… |
Kích thước, đặc tính màng thu | Phần màng thu của micro Condenser thường được thiết kế mỏng và nhẹ. | Phần màng thu của micro Dynamic có độ dày cũng như trọng lượng nặng hơn micro Condenser. |
Năng lượng hoạt động |
Micro Condenser khi hoạt động cần được cung cấp nguồn năng lượng từ bên ngoài từ 9 – 50V (hoặc nguồn Phantom 48V). Do đó, loại micro này thường có độ nhạy tốt và có thể thu được nguồn âm thanh nhẹ hơn. |
Nhờ sở hữu lớp màng thu dày và nặng nên micro Dynamic có đủ khả năng để sinh ra dòng điện khi chuyển động. Do vậy, khi hoạt động micro này không cần phải cung cấp thêm bất cứ nguồn năng lượng nào từ bên ngoài. |
Độ bền |
Vì sở hữu lớp màng thu khá mỏng và nhẹ nên chúng rất dễ bị vỡ, hỏng khi bạn đánh rơi chúng hoặc phải chịu áp suất âm thanh quá cao. |
Micro Dynamic thường được lựa chọn sử dụng nhiều hơn hẳn so với micro condenser, bởi micro này có độ bền tốt hơn, cho dù bạn làm rơi vài lần chúng vẫn có thể hoạt động lại bình thường. |
Giá cả |
Giá thành đắt hơn micro Dynamic. Một chiếc micro Condenser tốt, giá có thể lên tới vài chục triệu. Tuy nhiên, vẫn có nhiều thương hiệu micro Condenser nổi tiếng có phân khúc thấp để người dùng có thể lựa chọn. |
Giá thành rẻ. Giá tối đa cho 1 chiếc micro Dynamic tốt chỉ 10 triệu đồng. |
Các đặc điểm nổi bật của micro Condenser
- Độ nhạy của micro cao và có thể thu ở khoảng cách xa.
- Có nhiều kích thước từ rất nhỏ (micro cài áo) cho đến lớn (micro trong phòng thu).
- Cần cung cấp nguồn năng lượng từ bên ngoài (thường là nguồn phantom 48V) mới có thể hoạt động.
- Khả năng bắt âm chính xác, không bị mất tiếng bass dù khoảng cách giữa nguồn âm thanh và micro xa.
- Chất lượng âm sắc đầy đủ và có độ tin cậy cao.
- Có thể thay đổi được tính định hướng và dải tần trên micro.
- Thường được sử dụng trong thu âm nhạc cụ, các phòng thu âm chuyên nghiệp, thu âm giọng hát, các buổi diễn thuyết,…
Các loại micro Condenser phổ biến hiện nay
Hiện nay, micro Condenser được chia thành 2 loại phổ biến đó là:
- Micro Condenser màng rung nhỏ(Small Diaphragm) được thiết kế phù hợp với nhu cầu đáp ứng tần số rộng, chắc chắn. Dòng này có thể cho bạn chất âm chân thực và chi tiết, nên chúng thường được sử dụng cho việc thu âm các nhạc cụ hoặc cho công việc thu âm buổi hòa nhạc.
- Micro Condenser màng rung lớn(Large Diaphragm) với khả năng có thể làm ấm âm thanh, tái tạo các âm bass trầm tốt hơn, cho chất âm thanh đầu ra nghe hấp dẫn và nhiều màu sắc hơn, nên thường được ứng dụng cho công việc thu âm giọng hát và thu âm nhạc cụ.
Mẹo lựa chọn micro Condenser thích hợp với nhu cầu
Mục đích sử dụng
Với hai loại micro Condenser phổ biến hiện nay, bạn cần phải xác định rõ mục đích sử dụng của mình là gì thì mới có thể lựa chọn loại micro phù hợp và chất lượng, đúng với nhu cầu của mình nhé!
- Nếu bạn muốn dùng micro để thu âm nhạc cụ, cụ thể là guitar acoustic thì với một chiếc micro Condenser màng nhỏ sẽ phù hợp với yêu cầu của bạn đấy!
- Tuy nhiên, nếu để thu âm giọng hát, bạn có thể cân nhắc và lựa chọn loại micro Condenser màng lớn (nếu bạn có sẵn nguồn phantom 48V) nhé!
Dải tần đáp ứng của micro Condenser
Việc lựa chọn một chiếc micro Condenser có dải tần càng rộng thì khả năng cung cấp chất lượng âm bass được trầm ấm hơn, âm treble sẽ cao, trong trẻo hơn và âm sắc đầy đủ hơn. Do đó, khi lựa chọn dòng micro này, bạn cần xem xét khả năng dải tần đáp ứng là bao nhiêu, có phù hợp với nhu cầu sử dụng của bạn không.
Độ nhạy của micro
Độ nhạy của micro cũng là một trong những yếu tố quan trọng mà người dùng khi mua cần lưu ý đến. Micro Condenser có độ nhạy càng cao thì khả năng hút âm của nó càng xa và không bị trễ tín hiệu âm thanh.
Lựa chọn thương hiệu và nơi cung cấp uy tín
Những dòng micro Condenser thường có giá thành tương đối cao, mà đặc tính màng thu của chúng được thiết khá mỏng và nhẹ, dễ bị vỡ nếu người dùng không sử dụng cẩn thận. Chính vì thế, để có được sản phẩm tốt nhất, người dùng nên xem xét, lựa chọn những thương hiệu và nơi cung cấp uy tín để mua.
Một số thương hiệu micro Condenser uy tín được nhiều người dùng lựa chọn hiện nay, bạn có thể tham khảo như: Shure, AKG, Audio-Technica,…
Mời bạn tham khảo một số mẫu micro đang kinh doanh giá tốt tại Thcshoanghiep.edu.vn:
Trên đây là bài viết nói về micro condenser là gì? Phân biệt micro condenser và micro dynamic. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào hãy để lại bình luận bên dưới để Thcshoanghiep.edu.vn giải đáp ngay nhé!