Bạn đang xem bài viết Mô tả công việc nhân viên giao hàng và mức lương hiện nay tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Không khó để chúng ta bắt gặp hình ảnh những nhân viên giao hàng với thùng hàng thật lớn sau xe máy đi lại trên đường. Vậy bạn có thắc mắc công việc của nhân viên giao hàng thường ngày là gì không? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ chi tiết công việc này cũng như mức lương mà các nhân viên giao hàng sẽ nhận được nhé!
I. Nhân viên giao hàng là gì?
Nhân viên giao hàng (shipper) là một công việc đã không còn xa lạ với chúng ta, kể cả là ở các thành phố lớn hay các vùng quê nhỏ, không khó để bắt gặp những chiếc xe máy với các thùng hàng lớn phía sau. Công việc của nhân viên giao hàng chính là người giao nhận cho các đơn vị vận tải, chuyển phát. Nhân viên giao hàng có trách nhiệm bảo quản hàng hóa và giao chúng tới người nhận theo địa chỉ đã được cung cấpYêu cầu của nghề này thường không cao, bạn chỉ cần có xe máy, điện thoại, giấy phép lái xe và giấy khám sức khỏe là đã có thể trở thành một nhân viên giao hàng. Cũng vì yêu cầu không cao mà hiện nay rất nhiều người lựa chọn công việc này là việc làm chính, hoặc nhiều bạn trẻ cũng chọn đi giao hàng là việc làm thêm để kiếm thêm thu nhập.
II. Nhu cầu tuyển dụng nhân viên giao nhận
Với việc không đòi hỏi nhiều bằng cấp, kỹ năng, nghề nhân viên giao hàng đã trở thành một nghề phổ thông, tạo công ăn việc làm và thu nhập khá cho nhiều người. Rất nhiều lĩnh vực đang dần phổ biến dịch vụ giao nhận, do đó không khó để tìm thấy những thông tin tuyển dụng cho vị trí này trên các trang việc làm.
Việc làm tài xế, làm shipper bán thời gian có thể bạn quan tâm:
– Cộng tác viên Giao hàng shipper BHX online
III. Mô tả chi tiết công việc nhân viên giao hàng
1. Nhận hàng hóa và thông tin của khách hàng tại cơ sở bán hàng
Khi nhận được yêu cầu chuyển hàng từ khách hàng, nhân viên giao hàng có nhiệm vụ di chuyển đến địa chỉ gửi hàng và nhận hàng hóa cần giao, liên hệ với người gửi – nhận hàng để chuyển giao hàng hóa đúng người. Để tránh mất thời gian khi nhân viên giao hàng đến mà khách hàng đang bận, không có nhà, shipper có thể liên hệ trước với khách hàng, hoặc cập nhật trên hệ thống để thông báo cho khách biết, từ đó có thể chuẩn bị hàng chỉnh chu và cẩn thận.
2. Kiểm tra tình trạng sản phẩm trước khi đi giao hàng
Để đảm bảo hàng hóa đến tay người nhận an toàn và đầy đủ, nhân viên giao hàng còn có nhiệm vụ kiểm tra tình trạng của sản phẩm trước khi đi giao. Shipper cần đồng kiểm với người gửi, xác nhận lại trọng lượng, số lượng, chất lượng của hàng hóa, đảm bảo hàng hóa an toàn và nằm trong danh mục hàng hóa được vận chuyển theo quy định của pháp luật và công ty vận chuyển. Việc này giúp tránh những tranh cãi về trách nhiệm của các bên nếu hàng hóa bị hỏng, đổ vỡ, đồng thời bảo đảm uy tín, sự chuyên nghiệp cho đơn vị vận chuyển.
3. Vận chuyển và giao hàng cho khách hàng
Đây là một công việc quen thuộc nhất đối với các nhân viên giao hàng. Trách nhiệm của shipper lúc này sẽ vận chuyển hàng hóa đến tay người nhận. Tùy theo từng loại hàng mà sẽ có các phương thức, phương tiện vận chuyển khác nhau. Ví dụ như đa phần chúng ta thấy các shipper di chuyển bằng xe máy. Tuy nhiên với những mặt hàng như điện tử, điện lạnh, đồ nội thất,… rất lớn và nặng nề thì sẽ phải cần đến phương tiện là xe tải.
Trong quá trình giao hàng, nhân viên giao hàng cần cẩn thận, tránh làm rơi vỡ, làm hỏng hàng của khách. Khi tham gia giao thông trên đường, do thùng hàng thường khá nặng nề và cồng kềnh nên tiêu chí an toàn cũng phải được đặt lên hàng đầu.
4. Để khách hàng kiểm tra và ký nhận sản phẩm
Theo quy định của nhiều đơn vị vận chuyển, khi hàng hóa đến tay khách hàng, shipper cần cùng khách hàng kiểm tra lại sản phẩm và ký nhận sản phẩm. Tờ ký nhận sẽ là bằng chứng chứng minh việc shipper đã giao hàng tới tay người nhận, tránh xảy ra những vấn đề không mong muốn sau này.
5. Thu tiền hàng hóa theo hóa đơn nếu có
Đối với nhiều kiện hàng, nhân viên giao hàng sẽ đóng vai trò là người thu hộ tiền cho người bán. Nhiệm vụ của shipper là thông báo số tiền cho người mua hàng, nhận tiền và sau đó sẽ có các phần chiết khấu tiền ship theo quy định của đơn vị vận chuyển.
6. Báo hoàn thành đơn hàng với bộ phận kiểm soát đơn hàng
Sau khi giao hàng xong, bạn cần cập nhật tình trạng đơn hàng hoàn thành với bộ phận kiểm soát đơn hàng. Tuy nhiên khi đi giao, sẽ có rất nhiều kiện hàng không thể giao ngay trong lần đầu tiên. Vì vậy bạn cũng cần cập nhật tình trạng với bên kiểm soát, đồng thời nhận hướng xử lý như sẽ đến vào lần sau hay sẽ hoàn hàng lại cho người bán nếu đã giao quá nhiều lần.
IV. Yêu cầu để trở thành nhân viên giao hàng
Nhân viên giao hàng là một nghề nghiệp phổ thông và thường không yêu cầu nhiều bằng cấp, các yêu cầu phổ biến nhất mà bạn cần đáp ứng đó là đủ độ tuổi lao động, có phương tiện để chuyển hàng, có bằng lái xe và sức khỏe đảm bảo. Ngoài những yêu cầu trên, để công việc vận chuyển thuận lợi và tiết kiệm thời gian hơn, shipper cũng cần thông thạo đường sá, nắm rõ luật lệ giao thông và các tuyến đường ở khu vực mình phụ trách.
Bên cạnh đó, nhân viên giao hàng cũng cần có những phẩm chất như kiên nhẫn, chăm chỉ, trung thực, có thái độ lịch sự, thân thiện khi tiếp xúc với khách hàng. Tránh có thái độ xấu như bực tức, quát tháo vì nó có thể gây ấn tượng xấu với khách hàng về cá nhân bạn cũng như về chất lượng dịch vụ của đơn vị vận chuyển.
V. Mức lương của vị trí nhân viên giao hàng
Nhiều người rất thắc mắc với yêu cầu không quá cao như thế thì mức lương của nhân viên giao hàng sẽ như thế nào. Thông thường, lương của vị trí này giao động trong khoảng 5 – 8 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, đối với những công ty vận chuyển lớn hoặc yêu cầu cao với nhân viên giao hàng thì mức lương có thể lên tới hơn 13 triệu đồng/ tháng. Tuy nhiên, mức lương trên chỉ mang tính chất tham khảo, con số có thể chênh lệch lớn hay nhỏ tùy vào vị trí, kinh nghiệm làm việc cũng như công ty vận chuyển mà shipper đang làm việc.
Xem thêm:
– Những câu hỏi phỏng vấn nhân viên giao hàng, shipper phổ biến
– Công việc tài xế là gì? Mô tả công việc tài xế và mức lương hiện tại
– Mục tiêu nghề nghiệp logistics – cách viết CV và phỏng vấn ấn tượng
– Kỹ năng cứng là gì? Cách rèn luyện kỹ năng cứng khi làm việc
Bài viết đã mô tả công việc nhân viên giao hàng, rất mong có thể mang tới cho bạn những thông tin hữu ích. Xin cảm ơn bạn đã theo dõi và đừng quên chia sẻ cũng như để lại bình luận nếu bạn có thắc mắc nhé!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Mô tả công việc nhân viên giao hàng và mức lương hiện nay tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.