Học cách im lặng, thấu hiểu hơn
Tạo hóa ban cho con người hai tai và chỉ có một miệng, đó là lý do tại sao chúng ta nên lắng nghe nhiều hơn và nói ít hơn. Ai cũng biết nói là phương tiện thông tin hữu hiệu để con người trao đổi thông tin với nhau. Nhưng nói nhiều quá sẽ chuốc lấy tai họa cho chính mình.
Lời nói bay xa, một khi đã nói ra thì không bao giờ rút lại được. Nhiều người không quan tâm ai nói gì, chỉ để ý họ nói gì, nói được bao nhiêu? Điều này sẽ khiến họ trông thật lố bịch trong mắt người khác, một người nói nhiều. Nhưng nếu chúng ta nghe nhiều hơn, hiểu nhiều hơn. Khi đó những gì chúng ta nói sẽ đúng đắn và hợp lý hơn.
Lắng nghe chưa bao giờ là vấn đề đơn giản, nó là kỹ năng, là thước đo và là cơ sở để người khác đánh giá bạn. Khi bạn biết cách lắng nghe, bạn đang tôn trọng câu chuyện của người khác, bạn chân thành lắng nghe và thấu hiểu câu chuyện của họ. Điều này khiến đối phương tin tưởng hơn, tôn trọng hơn.
Ăn ít, làm việc chăm chỉ
Tiền để riêng biến thành giấy vụn, nước để riêng biến thành nước thải. Người không vận động sẽ biến thành người vô dụng.
Ngày nay, khi nền kinh tế phát triển, đời sống con người ngày càng đủ đầy thì việc ăn ngon mặc đẹp không còn khó khăn. Ngày nay, việc ăn uống dễ dãi khiến con người phải đối mặt với nhiều căn bệnh nguy hiểm.
Để đẩy lùi bệnh tật, chúng ta cần tập thể dục thường xuyên. Bệnh tật là điều vô cùng phiền phức và tốn kém, nó ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của chúng ta. Thông thường không nên ăn quá no, có thể giảm lượng ăn trong 1 bữa và tăng bữa trong ngày.
Khi có thời gian, hãy thường xuyên chạy bộ hoặc đi bộ, đừng biến mình thành kẻ bất động vô dụng. Cơ thể là của chính chúng ta, chúng ta cần bảo vệ, ăn uống khoa học. Những món ăn yêu thích không nên ăn một cách tùy tiện hoặc quá mức. Sức khỏe của chúng ta có hạn sử dụng, nếu biết cách chăm sóc thì sẽ dùng được lâu hơn và ngược lại.
Ít tham vọng hơn, tập trung hơn
Tham vọng của con người là vô đáy. Tham vọng làm tăng động lực, mục tiêu phấn đấu của con người để đạt được thành công. Nhưng tham vọng quá nhiều lại biến thành tham lam, khiến chúng phản tác dụng.
Bất cứ lúc nào chúng ta cũng có thể sa vào cạm bẫy, hố sâu của tham vọng sẽ làm mất lý trí, khiến con người dễ mắc sai lầm. Quá tham lam sẽ khiến cuộc sống ngày càng ám ảnh, mất tập trung và chúng ta sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro, mất mát hơn. Sức khỏe tinh thần và hạnh phúc cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Do đó, điều quan trọng là phải kiểm soát tham vọng của riêng bạn. Người xưa có câu nói rằng, làm người thì phải “tịnh nhân vô dục”, tức là giữ cho tâm thanh tịnh thì cuộc sống sẽ nhàn nhã và bình yên hơn.
Trong cuộc đời mỗi người đừng có quá nhiều ham muốn, hoài bão, đơn giản là hãy rõ ràng hơn, tập trung sức lực để hoàn thiện một điều. Giữ quá nhiều thứ cùng một lúc là đau đớn, vậy nó có đáng không? Tập trung hơn, bớt tham vọng hơn để bạn đạt được mục tiêu nhẹ nhàng và hiệu quả hơn.