Hình ảnh ông địa phe phẩy chiếc quạt giấy to trêu đùa chú lân đầy màu sắc đã quá quen thuộc phải không nào? Tuy nhiên rất ít người biết múa lân sư rồng là gì và nguồn gốc, ý nghĩa của phong tục này như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu với Thcshoanghiep.edu.vn nhé.
Trong văn hóa tâm linh của người châu Á, ba linh vật lân – sư – rồng là biểu trưng cho sức mạnh phi thường, đem đến phát đạt và hanh thông trong công việc lẫn cuộc sống, vì vậy nên người xưa quan niệm rằng điệu múa lân này sẽ mang lại may mắn, thịnh vượng. Vậy tục múa lân này xuất phát từ đâu các quốc gia khác nhau có điệu múa khác nhau như thế nào?
Múa lân sư rồng là gì?
Đây là một loại hình nghệ thuật múa dân gian đường phố bắt nguồn từ đường phố ở tỉnh phía Nam, Quảng Đông, Trung Quốc cách đây hơn nghìn năm. Ba linh vật này đều mang tính thần thoại, đại diện cho mong ước thịnh vượng, may mắn, xua đuổi điềm xấu nên thường được biểu diễn trong các lễ hội, ngày khai trương, Tết Nguyên đán, động thổ…
Linh hồn của bài múa này chính là sự kết hợp giữa nét đẹp tâm linh và võ thuật truyền thống, tùy theo không gian và thời gian mà người ta có thể biểu diễn từng bài và cách múa cho phù hợp.
Ngày nay có rất nhiều cuộc thi múa lân sư rồng để các đội có thể thi tài với nhau, người ta có thể biểu diễn bài múa kết hợp lân với rồng, lân với sư hay kết hợp cả ba loại. Đối với điệu múa lân sư rồng tiếng trống, tiếng thanh loa, chập chõa vô cùng quan trọng, người đánh trống phải đánh phải có bài bản, phù hợp với các bộ pháp như chào, lạy, nằm, ăn, leo lên, tuột xuống, tiết tấu lúc chậm rãi, lúc dồn dập liên hồi như trống trận,từ đó mới có thể lột tả hết sự oai phong, hùng dũng của lân – sư – rồng sư – rồn
Nguồn gốc của tục múa lân sư rồng bắt nguồn từ đâu?
Rồng và lân đều là những linh vật mang tính thần thoại, được người xưa dựng lên để thể hiện những mong muốn trong cuộc sống. Tục múa lân sư rồng đều được bắt nguồn từ các truyền thuyết cổ xưa của người Trung Quốc, tùy từng vùng miền mà người ta sẽ có những câu chuyện khác nhau để phù hợp với niềm tin tín ngưỡng của người dân địa phương.
Múa lân, múa sư:
Theo truyền thuyết miền Nam Trung Quốc, khi xưa ở khu vực ven biển thường xuất hiện quái thú đầu to mắt lồi, miệng rộng gọi là Kỳ Lân lên bờ quấy phá dân làng. Sau khi được ông lão râu tóc bạc phơ (được cho là hiện thân của Bồ Tát) chỉ cách, dân làng liền lấy giấy và vải làm thành hình con quái thú rồi trét bột màu lên nhìn vô cùng dữ tợn sau đó đợi khi quái thú đến thì đem ra nhảy múa trong trong tiếng gõ trống, chiêng,… khiến quái thú sợ hãi chạy mất, từ đó về sau không còn dám đến quấy phá nữa. Kể từ đó vào các dịp lễ, tết mọi người thường mang hình tượng quái thú ra nhảy múa ăn mừng. Dần dần hình thành trong tín niệm người miền Nam Trung Quốc rằng múa lân sẽ đem lại sự thịnh vượng may mắn và được người xưa gọi là múa Nam Sư. Tại miền Bắc thịnh hành múa sư tử nên gọi là múa Bắc Sư.
Khi xưa người Hoa di cư vào Việt Nam cũng mang theo tập tục này, kể từ đó múa lân, múa sư dần trở thành một nét đẹp trong văn hóa truyền thống của người Việt ta.
Múa rồng:
Theo dân gian Trung Quốc kể lại, khi xưa sau khi bị một con rít nấp dưới vẩy bên hông cắn làm bị thương, con rồng đã tới nhờ một vị thầy thuốc nhân gian giúp đỡ. Để trả ơn vị thầy thuốc, con rồng đã thể hiện một điệu múa để cầu mưa thuận gió hòa. Từ đó vào dịp lễ hội hay ngày đầu năm mới dân chúng thường biểu diễn múa rồng để cầu mong sức khỏe, may mắn, hanh thông trong cuộc sống. Còn đối với người Việt rồng được xem là Phúc thần mang đến sự an khang thịnh vượng, nên điệu múa rồng sẽ được biểu diễn trong các đại lễ quan trọng dưới hình thức: rước kiệu rồng, múa rồng, đua thuyền rồng,…
Ý nghĩa
Một nhân vật không thể thiếu trong bài múa chính là ông Địa (được xem là hiện thân của Đức Phật Di Lặc), mặc áo dài, tay cầm quạt phe phẩy, vừa xoa xoa chiếc bụng phệ vừa trêu ghẹo chú lân và những người xem biểu diễn, khuôn mặt lúc nào cũng tươi cười hiền lành. Cũng có truyền thuyết kể lại rằng sau khi hàn phục được quái vật (con lân) chuyên phá hoại trên bờ, mỗi lần Tết đến Đức Di Lặc sẽ hóa thân thành ông Địa dẫn quái vật xuống chúc Tết mọi người, biểu trưng cho cái ác hóa lành.
Người xưa cho rằng ông Địa và lân đi đến đâu là sẽ mang phúc lộc đến cho nơi đó bởi vì họ quan niệm con lân có thể xua đuổi được tà ma còn ông Địa sẽ mang điềm lành đến cho nhân gian. Bên cạnh đó hình ảnh ông địa trêu ghẹo, xoa đầu lân sư rồng cũng thể hiện mối quan hệ giữa vạn vật trong nhân sinh đều gắn bó hòa hợp, sâu sắc.
Tục múa lân sư rồng ở các quốc gia khác có giống ở Việt Nam không?
Nhìn chung ý nghĩa mà hoạt động này mang lại đều giống nhau : cầu mong may mắn, sức khỏe và sự thịnh vượng. Tùy vào từng quốc gia mà người ta có thể sáng tạo ra điệu múa phù hợp, như ở Trung Quốc điệu múa này có liên quan đến Kungfu hoặc võ thuật, được biểu diễn dưới nền nhạc của trống, chũm chọe, thanh la và cồng chiêng.
Tại Nhật Bản trang phục múa sư tử chỉ dành cho một người, màu sắc cũng không quá nổi bật, người múa sẽ biểu diễn dưới nền nhạc của trống Taiko và sáo (giai điệu truyền thống của Nhật), người Nhật cũng tin rằng ai được sư tử ngoạm đầu sẽ được ăn mất vận xui.
Điểm chung quan trọng là người biểu diễn phải làm sao để bài múa có hồn, khắc họa được hình ảnh lân sư rồng kiếm ăn, nằm ngủ, trèo cây,..một cách sinh động.
Múa lân sư rồng không chỉ mang nét đẹp tâm linh mà còn thể hiện đặc trưng trong văn hóa của người Châu Á. Mong rằng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về nguồn gốc cũng như ý nghĩa của tục múa lân sư rồng.
Xem thêm
>> Tổng hợp các bài nhạc múa lân Tết sôi động, hay nhất
>> Dân thành thị đừng bỏ qua những địa điểm vui chơi trong ngày Tết này
>> Nguồn gốc và ý nghĩa của tục múa lân trong mùa trung thu
Kinh nghiệm hay Thcshoanghiep.edu.vn