Bạn đang xem bài viết Ngành công nghệ thông tin là gì? Ngành học và cơ hội việc làm tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Ngành công nghệ thông tin trong thời đại 4.0 đang vô cùng phát triển và ngày càng nâng cao chất lượng. Bởi vậy, nhu cầu tìm hiểu về ngành học và cơ hội việc làm trong lĩnh vực này đang trở nên phổ biến. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin quan trọng nhất trong ngành công nghệ thông tin.
I. Tổng quan về ngành công nghệ thông tin
Công nghệ thông tin hay còn gọi là IT – Information Technology là việc sử dụng công nghệ hiện đại vào việc tạo ra, xử lý, truyền dẫn thông tin, lưu trữ, khai thác thông tin. Thuật ngữ công nghệ thông tin bao gồm phần mềm, mạng lưới internet, hệ thống máy tính sử dụng cho việc phân phối và xử lý dữ liệu, trao đổi, lưu trữ và sử dụng thông tin dưới hình thức khác nhau.
Ngành công nghệ thông tin cũng như các ngành học khác, chúng bao gồm nhiều khía cạnh. Trong đó bao gồm 3 trụ cột chính bao gồm: quản trị công nghệ thông tin, hoạt động công nghệ thông tin và phần cứng và cơ sở hạ tầng.
Với quá trình hiện đại hóa của thời đại 4.0, Việt Nam đang trong quá chuyển đổi số và các nước phát triển đang cần một lực lượng khổng lồ nhân lực ngành công nghệ thông tin. Ngành công nghệ thông tin tại Việt Nam cũng vì thế mà hướng ra toàn cầu. Phần lớn thị trường công nghệ thông tin tại Việt Nam là phục vụ cho nhu cầu của thị trường toàn cầu. Bạn có thể ngồi tại Việt Nam và làm việc toàn cầu với thu nhập cao vì bây giờ thế giới đã trở nên phẳng. Tuy nhiên, để có thể làm được việc đó, bên cạnh việc có cho mình một kỹ năng công nghệ thông tin, bạn cầu đào tạo khả năng sử dụng tiếng Anh và các kỹ năng của công dân toàn cầu. Các chuyên ngành công nghệ thông tin liên quan tới Big Data, Data Science, AI, Cloud, Cybersecurity, IoT đang có nhu cầu không hạn chế để làm việc cho các tập đoàn trên thế giới.
Công nghệ thông tin hiện tại đang đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống. Gần như mọi hoạt động, ngành nghề, lĩnh vực đều sử dụng và cần thiết tới công nghệ thông tin. Cụ thể hơn, công nghệ thông tin đóng vai trò hỗ trợ trong các ngành nghề như: hoạt động khám – chữa bệnh, hoạt động giảng dạy và học tập, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, hoạt động doanh nghiệp và với hoạt động quản lý Nhà nước,…
II. Các mảng chính trong ngành công nghệ thông tin
1. Công nghệ phần mềm
Để xử lý thông tin hoặc điều khiển các thiết bị, mọi người cần theo đuổi ngành học Công nghệ phần mềm. Ngành học này sẽ cung cấp cho sinh viên nền tảng toàn diện về phát triển các phần mềm ứng dụng. Cụ thể, sinh viên sẽ được cung cấp kiến thức về lập trình theo một số ngôn ngữ như PHP, Java, Ruby…Sinh viên cũng được học để sử dụng phần mềm điều khiển các hệ thống thiết bị, đặc biệt là thiết bị Mobil, IoT, Robotic. Sinh viên cũng được học các nội dung về quản lý và phân tích dữ liệu lớn (big data), ứng dụng trí tuệ nhân tạo, an ninh mạng.
2. Quản trị hệ thống
Để có thể quản trị hệ thống thông tin trong các tổ chức, ngành học Quản trị hệ thống là phù hợp nhất. Sinh viên sẽ được học cách quản lý nhu cầu về Công nghệ thông tin trong tổ chức, hệ thống máy tính, phát triển websites, quản trị hệ thống mạng và các thiết bị mạng, hệ thống máy chủ, an toàn thông tin. Sinh viên sẽ đủ khả năng tạo nghiên cứu, phân tích nhu cầu và đưa ra các giải pháp cơ sở hạ tầng chính xác và phù hợp ngay sau khi tốt nghiệp,
3. Phân tích dữ liệu
Khả năng sử dụng công nghệ và phát triển các ứng dụng hỗ trợ cho việc phân tích và xử lý dữ liệu trong các tổ chức chính là trọng tâm chính của chuyên ngành Phân tích dữ liệu. Ở chuyên ngành này, sinh viên sẽ được hướng dẫn cách thu thập các loại dữ liệu khác nhau. Đồng thời sinh viên sẽ được học cách sử dụng các công cụ mới nhất để lưu trữ, xử lý, trích xuất và trực quan hóa dữ liệu.
4. IOT
Chuyên ngành sẽ dạy sinh viên những kiến thức rõ ràng về cách công nghệ mới đang định hình tương lai của việc kết nối. Đồng thời sinh viên cũng sẽ được cung cấp cách lập trình và làm việc với nhiều thiết bị IoT khác nhau. Sau khi hoàn thành chương trình học, sinh viên sẽ trở nên tự tin và sẵn sàng làm việc trong lĩnh vực có tốc độ phát triển nhanh này.
5. Khoa học máy tính
Việc kết hợp chặt chẽ giữa các kỹ năng Công nghệ thông tin truyền thống và tư duy thiết kế hiện đại sẽ được dày khi sinh viên theo học chuyên ngành Khoa học Máy tính. Từ đó, có thể thiết kế, phân tích và triển khai các hệ thống phần mềm trong các tổ chức lớn. Sinh viên cũng sẽ được đi sâu vào các chủ đề phức tạp như thuật toán, hệ thống máy tính, an ninh mạng.
6. Phát triển game
Sinh viên sẽ được dạy cách xây dựng kỹ năng và kiến thức cho trong việc thiết kế và lập trình trò chơi máy tính trong chuyên ngành này. Đồng thời sinh viên sẽ hiểu rõ cách áp dụng công nghệ đa phương tiện và internet cho việc phát triển trò chơi. Khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ hiểu cách phát triển trò chơi máy tính cũng như các ứng dụng.
Việc làm, tuyển dụng công nghệ thông tin có thể bạn quan tâm tại Thế Giới Di Động:
– Tuyển dụng software developer
– Tuyển dụng it helpdesk
III. Trường đào tạo ngành công nghệ thông tin
Chương trình đào tạo ngành công nghệ thông tin sẽ bao gồm 4 chuyên ngành với Hệ thống thông tin, Mạng máy tính, Công nghệ phần mềm và An ninh mạng. Chương trình thường sẽ được chia thành 4 năm. Trong đó: khối kiến thức toàn khóa gồm 142 tín chỉ (TC) chưa bao gồm phần kiến thức về giáo dục thể chất (165 tiết) và giáo dục quốc phòng (165 tiết). Khối kiến thức giáo dục đại cương: 58 TC (chiếm tỉ lệ 40,8%). Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 84 TC (chiếm tỉ lệ 59,2%). Khối kiến thức cơ sở ngành: 36 TC (chiếm tỉ lệ 25,35%) + Khối kiến thức chuyên ngành: 36 TC (chiếm tỉ lệ 25,35%) + Đồ án và khóa luận / học phần thay thế: 12 TC (chiếm tỉ lệ 8,5%).
Bên cạnh khả năng tư duy và logic, ngành công nghệ thông tin còn đòi hỏi những sinh viên phải có năng lực nhất định về ngoại ngữ. Do đó, các môn mà họ có thể tập trung học chủ yếu là các môn Toán, Lý, Hóa, Tiếng Anh. Đối với các môn học này, các trường Đại học có các tổ hợp môn để học sinh đăng ký thi như sau: Khối A00: Toán, Lý, Hóa Khối A01: Toán, Lý, Anh Khối D01: Toán, Văn, Anh Khối D07: Toán, Hóa, Anh Khối D10: Toán, Địa, Anh Khối D90: Toán, Anh, Khoa học tự nhiên.
Hiện nay, các trường đại học đều có những trường đào tạo ngành công nghệ thông tin với chất lượng tốt và nhiều năm kinh nghiệm chia đều ra hai miền nam bắc. Cụ thể, các trường ở miền bắc sẽ bao gồm: Đại học FPT, Đại học Bách Khoa Hà Nội hay Đại học Công Nghệ (UET) – Đại Học Quốc Gia Hà Nội. Đại học FPT là nơi các giảng viên giàu kinh nghiệm và chuyên gia từ các doanh nghiệp trong lĩnh vực trực tiếp giảng dạy, các bạn sinh viên còn có nhiều cơ hội được đi xuất ngoại để tham gia các thực tập nước ngoài. Tiếp đến, Đại học Bách Khoa Hà Nội được đánh giá là 1 trong những trường đại học kỹ thuật đa ngành trọng điểm của Việt Nam và là thành viên của Hiệp hội các trường đại học kỹ thuật hàng đầu của Châu Á – Thái Bình Dương AOTULE. Đại học Công Nghệ (UET) – Đại Học Quốc Gia Hà Nội là trường đang hợp tác với nhiều trường, viện nghiên cứu lớn trên thế giới giúp các chương trình đào tạo cũng như hỗ trợ phát triển đội ngũ giảng dạy chất lượng cao.
Ở khu vực phía nam, các trường đại học ngành công nghệ thông tin nổi bật có thể kể đến là Đại học Khoa học tự nhiên – Đại học Quốc gia TP.HCM với hơn 25 năm hoạt động và được tài trợ khá nhiều bởi các doanh nghiệp và tập đoàn lớn bên cạnh các chuyên gia quốc tế đến để trực tiếp đánh giá nên chất lượng các chương trình học luôn thuộc hạng tiên tiến nhất trong khu vực. Kế đó, Đại học Bách khoa TP.HCM là 1 trong những trường đại học trọng điểm, nơi đào tạo ra rất nhiều tài năng cho đất nước với hàng loạt giải thưởng lớn nhỏ trong và ngoài nước. Cuối cùng, Đại học Công nghệ Thông tin – Đại học Quốc gia TP.HCM là trường được thành lập từ năm 2006. Với cơ sở vật chất thuộc hàng khủng và cập nhật theo xu hướng mới cùng với việc đào tạo kết hợp nghiên cứu, trường hướng đến việc phát huy năng lực của từng sinh viên.
IV. Tố chất phù hợp để học ngành công nghệ thông tin
– Niềm đam mê với khoa học, công nghệ: học bất cứ ngành nghề nào cũng cần có sự yêu thích và niềm đam mê. Đây là yếu tố không thể thiếu khi theo học ngành Công nghệ thông tin. Với niềm đam mê công nghệ, việc tiếp xúc với kiến thức chuyên ngành khó khăn hay ngồi lâu hàng giờ trên máy tính sẽ không khiến bạn cảm thấy chán nản. Nhờ vào điều này mà bạn có thêm động lực để vượt qua áp lực và tính cạnh tranh trong công việc.
– Khả năng tư duy logic, sáng tạo: sự sáng tạo và khả năng tư duy logic là một trong những yêu cầu đầu tiên khi theo học ngành nghề này. Để đưa các giải pháp công nghệ thiết thực để giảm thiểu chi phí, thời gian và mang lại hiệu quả cao, đây chính là tố chất mang tính quyết định.. Vì vậy, khả năng sáng tạo sẽ giúp bạn thành công hơn trong lĩnh vực này.
– Tính chính xác và tỉ mỉ: trong ngành công nghệ thông tin và những việc có liên quan tới khoa học máy tính, tính chính xác là yếu tố quan trọng và bắt buộc. Sẽ là rất tốn thời gian, công sức và chi phí nếu bạn thực hiện và phát triển một ứng dụng hay phần mềm nào mà thiếu độ chính xác và sự tỉ mỉ.
– Thông minh, nhạy bén: với việc luôn đòi hỏi người học phải chính xác tuyệt đối, sáng tạo và đổi mới liên tục, ngành công nghệ thông tin cần rất nhiều nguồn nhân lực có sự thông minh và nhạy bén. Công nghệ là thứ mà con người cần phải sử dụng rất nhiều chất xám để thực hiện và vận hành. Do đó, thông minh nhạy bén là những tố chất thực sự cần thiết đối với ngành công nghệ thông tin.
V. Cơ hội và xu hướng việc làm ngành công nghệ thông tin
1. Cơ hội và xu hướng việc làm sau khi ra trường
– Làm việc tại các công ty phần mềm, giải pháp công nghệ, thiết bị phần cứng: với công việc này, sinh viên mới ra trường có thể sẽ có những vị trí như: lập trình viên phần mềm, chuyên viên phân tích thiết kế hệ thống, quản lý dữ liệu, quản trị mạng, kỹ thuật phần cứng máy tính,… Khi đó, họ sẽ là người thiết kế các phần mềm, phát triển, cải tiến, bảo trì, sửa chữa hoặc nâng cấp phần mềm. Cũng có thể lập trình trên điện thoại, máy tính, lập trình chương trình game, ứng dụng và hệ thống quản lý dữ liệu…
– Trở thành chuyên gia quản lý, điều phối các dự án công nghệ thông tin tại các tập đoàn, doanh nghiệp, tổ chức thương mại điện tử trong và ngoài nước: những người muốn ứng tuyển vào công việc này cần phải có một vốn ngoại ngữ và sở hữu năng lực công nghệ thông tin ở mức tốt. Ngoài ra, kinh nghiệm lâu năm cũng là một trong những yếu tố quan trọng khi muốn tham gia quản lý và điều phối dự án.
– Trở thành cán bộ nghiên cứu, cán bộ giảng dạy về công nghệ thông tin tại các viện, trung tâm nghiên cứu và các cơ sở đào tạo: nếu không muốn làm việc tại các cơ quan, tập đoàn, nhiều người có thể chọn công việc giảng dạy hoặc nghiên cứu. Công việc này yêu cầu người theo đuổi ngành công nghệ thông tin cần phải có vốn kiến thức, lý thuyết vững chắc. Bên cạnh đó, kiến thức sư phạm cũng cần thiết đối với nghề nghiệp có liên quan tới giảng dạy.
– Học tiếp lên trình độ sau đại học tại các trường đại học, viện nghiên cứu trong và ngoài nước: có một số sinh viên sau khi ra trường vẫn muốn tiếp tục học lên cao hơn để tích lũy thêm kiến thức và gia tăng cơ hội việc làm của mình. Họ sẽ chọn việc học cao học hoặc nghiên cứu ở nước ngoài.
– Làm việc cho các công ty nước ngoài: nếu có cơ hội, một số người cũng sẽ chọn việc làm cho các công ty nước ngoài. Với mức lương cao và môi trường làm việc chuyên nghiệp, công việc này cũng sẽ thu hút những bạn có năng lực ngoại ngữ và tự tin vào khả năng của bản thân.
– Làm Freelancer: nhiều người hiện nay cũng chọn cho mình làm freelancer vì tính chất tự do của nó. Những người làm freelancer sẽ có nhiều thời gian để làm công việc khác và chỉ thực sự bận rộn khi nhận dự án. Tuy nhiên, với tính chất của một freelancer, mức thu nhập cũng sẽ không được cao và khả năng tích lũy kinh nghiệm cũng vậy.
2. Nhu cầu nhân lực hiện nay và triển vọng trong tương lai:
Trong những năm tới, ngành công nghệ thông tin vẫn sẽ vẫn rất phát triển. Nguồn nhân lực là luôn cần thiết. Tuy nhiên, nhu cầu về chất lượng của nguồn nhân lực lại không ngừng tăng cao. Nhiều đất nước không chỉ ở Việt Nam đã xác định sẽ đầu tư rất nhiều việc đào tạo nguồn nhân lực giỏi. Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách trong đề án phát triển công nghệ thông tin đó là tăng trưởng GDP cao gấp 2-3 lần. Đồng thời, phát triển nguồn nhân lực có trình độ đạt chuẩn quốc tế.
Về triển vọng tương lai, các cơ sở hạ tầng viễn thông băng rộng đang được thiết lập trên cả nước. Xu hướng và phát triển không ngừng là tương lai của ngành công nghệ thông tin hiện nay. Các trường đại học cũng đang đầu tư rất nhiều vào cơ sở vật chất, xây dựng giáo trình công nghệ thông tin giảng dạy chất lượng. Ngoài ra còn liên kết với các trường để mở rộng các chương trình trao đổi sinh viên nằm mục đích cho sinh viên được học hỏi nhiều điều mới mẻ.
3. Lương ngành công nghệ thông tin
Hiện nay, mức lương của ngành công nghệ thông tin là khá rộng. Tùy thuộc vào vị trí, công ty hay kinh nghiệm, mức lương có thể vì thế mà thay đổi theo. Do vậy, mức lương chúng tôi đưa ra chỉ mang tính chất tham khảo. Mức lương cao nhất trong ngành công nghệ thông tin sẽ rơi vào khoảng 12000$/ tháng cho vị trí quản lý hoặc trưởng phòng công nghệ, kỹ sư. Mức lương thấp nhất vào khoảng 600$/ tháng đối với vị trí IT sales.
4 – 6 triệu đồng/tháng sẽ là mức lương khởi điểm trong ngành công nghệ thông tin mới ra trường đối với sinh viên thực tập, chưa có kinh nghiệm. Mức lương trung bình ngành công nghệ thông tin đối với nhân viên IT bình thường là 10 – 25 triệu đồng/tháng và có xu hướng tăng dần theo thời gian, kinh nghiệm, năng lực.
Xem thêm:
– Tuyển tập bài test và bộ câu hỏi phỏng vấn IT thường gặp
– Bộ câu hỏi phỏng vấn lập trình viên thường gặp khi xin việc
– Database là gì? Tầm quan trọng của database trong ngành IT
Hy vọng bài viết đã đem đến cho bạn những thông tin tổng quan về ngành công nghệ thông tin và cơ hội việc làm. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết! Và đừng quên chia sẻ cho những người xung quanh nếu bạn thấy nội dung bổ ích. Hẹn gặp lại ở những bài viết tiếp theo.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Ngành công nghệ thông tin là gì? Ngành học và cơ hội việc làm tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.