Bạn đang xem bài viết Ngành dịch vụ khách hàng làm gì? Mức lương, cơ hội thăng tiến hiện nay tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Ngành dịch vụ khách hàng hay chăm sóc khách hàng là bộ phận không thể thiếu trong doanh nghiệp đặc biệt là với các công ty thương mại, dịch vụ. Vì tính chất công việc phải tiếp xúc và giải quyết vấn đề với khách hàng thường xuyên nên đòi hỏi nhân viên có các kỹ năng mềm. Theo dõi ngay bài viết để hiểu rõ công việc, mức lương của nghề dịch vụ khách hàng nhé!
I. Tổng quan về ngành dịch vụ khách hàng
Ngành dịch vụ khách hàng là tổng thể các hoạt động của doanh nghiệp nhằm hỗ trợ khách hàng trước, trong, sau mua hàng. Ngành dịch vụ khách hàng hay còn gọi là chăm sóc khách hàng, đây cũng là cách thể hiện bộ mặt của doanh nghiệp. Một bộ phận khách hàng gắn bó với doanh nghiệp không chỉ vì giá thành mà vì chất lượng phục vụ, trải nghiệm tốt.
Cùng một loại sản phẩm nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng áp dụng cách làm dịch vụ khách hàng giống nhau. Đây có thể xem là điểm thu hút khách hàng và giữ chân họ ở lại với công ty bạn.
Tìm việc làm, tuyển dụng chăm sóc khách hàng có thể bạn quan tâm:
– Cộng tác viên Tổng Đài Chăm Sóc Khách Hàng Tận Tâm
– Quản lý BP Tư vấn – CSKH BHX Online (Tuyển nội bộ)
– Tổng Đài Chăm Sóc Khách Hàng An Khang
II. Ngành dịch vụ khách hàng làm gì?
1. Mô tả công việc ngành dịch vụ khách hàng?
Có thể chia công việc của nhân viên ngành dịch vụ khách hàng thành 3 giai đoạn: trước, trong và sau bán hàng. Cụ thể, mỗi giai đoạn, nhân viên dịch vụ khách hàng sẽ phải làm những công việc sau:
Trước bán hàng: trước khi bán hàng, nhân viên dịch vụ khách hàng phải nắm vững được hết thông tin về sản phẩm như phân loại, đặc điểm, tính năng, ưu, nhược điểm, giá. Để có được một góc nhìn trực quan, bạn nên trực tiếp trải nghiệm sản phẩm. Có như thế, bạn mới truyền tải đến khách hàng chính xác nhất, thuyết phục nhất.
Trong bán hàng: trong khi bán hàng, bạn cần nhiệt tình lắng nghe, thấu hiểu khách hàng muốn gì, cần gì và giới thiệu cho họ loại sản phẩm phù hợp. Nếu khách hàng có sự so sánh với đối thủ hoặc các sản phẩm thay thế trên thị trường, bạn cần khéo léo giải thích. Hơn nữa, phần quan trọng nhất trong khâu bán hàng là xúc tiến mua hàng và thanh toán để mang lại doanh số cho công ty cũng chính là thu nhập cho bạn.
Sau bán hàng: sau bán hàng, nhân viên dịch vụ khách hàng nên giữ lại thông tin khách hàng để thăm hỏi nếu cần thiết. Mọi sản phẩm đều có thể xảy ra trục trặc nên hãy tận tình tiếp nhận phản hồi, giải quyết vấn đề nhanh chóng để tăng cường sự uy tín cho doanh nghiệp. Trường hợp cần đổi trả, hoàn tiền hãy gửi yêu cầu đến các bộ phận liên quan để xét duyệt và hỗ trợ khách hàng.
2. Yêu cầu những tố chất nào
Kỹ năng lắng nghe: đặc điểm của nghề dịch vụ khách hàng là bạn phải biết cách tiếp nhận, nắm bắt tâm lý khách hàng một cách thông minh. Để làm được điều đó, kỹ năng lắng nghe là trợ thủ đắc lực, nghe để biết, nghe để hiểu khách hàng cần gì. Từ đó, bạn mới có thể tư vấn cho họ dòng sản phẩm phù hợp nhất.
Kỹ năng giao tiếp: gắn liền với lắng nghe là kỹ năng giao tiếp. Người có khả năng giao tiếp tốt sẽ truyền đạt thông tin đến người nghe hiệu quả hơn, để lại cho khách hàng ấn tượng tốt. Kỹ năng giao tiếp giúp bạn thuyết phục khách hàng, giải đáp thắc mắc cho họ. Đây cũng là một trong những kỹ năng chăm sóc khách hàng quan trọng nhất
Kỹ năng xử lý tình huống: tiếp xúc với khách hàng sẽ xảy ra vô vàng tình huống, vì thế ngành dịch vụ khách hàng cần những nhân viên nhanh nhẹn, có kỹ năng giải quyết vấn đề tốt.
Sự kiên nhẫn: hành trình dẫn đến quyết định mua hàng của khách hàng hoàn toàn không nhanh như bạn nghĩ. Có thể, ở thời điểm hiện tại họ không mua nhưng không có nghĩa là sau này cũng vậy. Vì thế, bạn nên kiên nhẫn với mọi đối tượng khách hàng, khi có đủ lòng tin và bị thuyết phục họ sẽ quyết định mua. Sự kiên nhẫn sẽ giúp bạn thành công trong công việc.
3. Ngành dịch vụ khách hàng sẽ làm việc ở lĩnh vực nào
Hiện nay, hầu hết mọi loại hình kinh doanh đều cần chăm sóc khách hàng từ siêu thị, cửa hàng đến ngành dịch vụ. Ngành nào có khách hàng thì sẽ có dịch vụ hỗ trợ khách hàng. Tuy nhiên, nếu bạn có kinh nghiệm làm việc, trình độ ngoại ngữ tốt thì sẽ làm việc ở doanh nghiệp tốt và mức lương cao hơn.
III. Mức lương ngành dịch vụ khách hàng
Đối với người chưa có hoặc ít kinh nghiệm: mức lương trung bình khoảng 6 – 8 triệu đồng/tháng.
Kinh nghiệm từ 1 – 3 năm: mức lương dao động 8 – 10 triệu đồng/tháng.
Kinh nghiệm trên 3 năm: mức lương dao động từ 12 – 10 triệu đồng/tháng.
Trưởng nhóm chăm sóc khách hàng: mức lương khoảng 10.1 – 18.3 triệu đồng/tháng.
Trưởng phòng chăm sóc khách hàng: thu nhập trung bình 15 – 20.5 triệu đồng/tháng.
IV. Cơ hội việc làm ngành dịch vụ khách hàng
Có 2 hình thức làm việc chính dành cho vị trí nhân viên dịch vụ khách hàng (nhân viên chăm sóc khách hàng). Đó là làm việc trực tiếp tại doanh nghiệp hoặc làm việc từ xa qua kênh trực tuyến và mạng xã hội.
Lộ trình thăng tiến của ngành dịch vụ khách hàng có thể chia làm 3 giai đoạn:
Mới vào nghề: nhân viên mới vào nghề sẽ làm việc ở vị trí: đại diện/nhân viên chăm sóc khách hàng, đại diện/nhân viên hỗ trợ khách hàng (từ xa).
Kinh nghiệm làm việc từ 1-3 năm: chuyên viên chăm sóc khách hàng, nhân viên hỗ trợ khách hàng, chuyên viên sản phẩm.
Kinh nghiệm hơn 3 năm: trưởng phòng dịch vụ khách hàng, giám đốc dịch vụ khách hàng (CCO).
Xem thêm:
– Có nên làm nhân viên chăm sóc khách hàng không? Yêu cầu và mức lương
– Tổng hợp kỹ năng, kinh nghiệm khi chăm sóc khách hàng mà bạn cần biết
– Bí quyết xây dựng chiến lược chăm sóc khách hàng hiệu quả
Hy vọng bài viết giúp bạn hiểu thêm về ngành dịch vụ khách hàng, để có thể lựa chọn một công việc phù hợp. Đừng ngần ngại chia sẻ cho bạn bè cùng đọc nếu bạn thấy hay. Cảm ơn vì đã theo dõi và hẹn gặp lại trong nhiều bài viết thú vị khác nhé!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Ngành dịch vụ khách hàng làm gì? Mức lương, cơ hội thăng tiến hiện nay tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.