Bạn đang xem bài viết Ngành quản lý xây dựng là gì? Cơ hội nghề nghiệp, mức lương sau khi ra trường tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Trong bối cảnh ngày càng có nhiều công trình, dự án bất động sản nở rộ, thì nhu cầu về nguồn nhân lực ngành xây dựng, đặc biệt là ngành quản lý xây dựng lại càng tăng mạnh hơn bao giờ hết. Cùng mình tìm hiểu ngành quản lý xây dựng thông qua bài viết này nhé.
I. Khái niệm và vai trò của ngành quản lý xây dựng
Construction Management, hay còn gọi là ngành Quản lý xây dựng là ngành chịu trách nhiệm trong việc quản lý các dự án xây dựng. Công việc này xuất phát từ giai đoạn bắt đầu hình thành dự án trên trang giấy (tư vấn hồ sơ, thiết kế bản vẽ,…) đến khi dự án hoàn tất (triển khai thiết kế, giám sát thi công, bàn giao công trình,…).
Ngành quản lý xây dựng đặc biệt quan trọng với bất kỳ công trình xây dựng nào. Bởi nó có vai trò tối ưu thời gian, chi phí hoàn thành dự án, mà vẫn đảm bảo chất lượng, tiến độ hoàn thành ở mức tốt nhất. Nhờ có sự giúp đỡ của quản lý xây dựng, các vị trí khác như thiết kế, kỹ sư thi công,… có thể hoàn thành nhiệm vụ của mình một cách trôi chảy.
Tuyển dụng, việc làm Xây dựng có thể bạn quan tâm:
– Nhân viên Bảo trì sửa chữa 4K Farm
– Nhân viên Bảo Trì Bách Hóa Xanh (điện, cơ sở hạ tầng)
II. Những tố chất nên có ở quản lý xây dựng
– Kỹ năng quản lý: nhân viên quản lý xây dựng cần có sự kết nối, làm việc với nhiều bộ phận khác nhau xuyên suốt quá trình thực hiện dự án. Mỗi bộ phận lại có những đặc điểm chuyên môn khác nhau. Do đó, quản lý xây dựng cần phải nắm bắt được những yếu tố đặc biệt của từng bộ phận để đưa ra sự phối hợp hài hòa, đem lại kết quả công việc tốt.
– Kỹ năng giao tiếp: “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Câu ca dao này đã khẳng định vai trò của kỹ năng giao tiếp. Cùng 1 vấn đề nhưng với những cách diễn đạt khác nhau có thể đem lại kết quả khác nhau.
– Kỹ năng phân tích: khi có các tình huống không mong muốn xảy ra, nhà quản lý xây dựng cần phải nhanh chóng giải quyết vấn đề. Bởi vậy mà việc phân tích tình huống, nhanh chóng tìm ra các đặc điểm để giải quyết rất quan trọng.
– Kỹ năng quan sát, đánh giá vấn đề: kỹ năng này giúp bạn tôi luyện khả năng bình tĩnh, không hoảng loạn để đưa ra hướng giải quyết đúng đắn. Là một người quản lý, chịu trách nhiệm trong một tổ chức, việc hoảng loạn dễ khiến tập thể có bạn rơi vào tình trạng nguy hiểm hơn.
– Kỹ năng làm việc nhóm: muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì phải đi cùng nhau. Khi quản lý một nhóm, công việc không chỉ đơn giản là phân công nhiệm vụ mà còn là gắn kết các thành viên để tối ưu hiệu quả công việc.
– Tinh thần năng động, trẻ trung: đặc điểm của ngành kỹ thuật là đôi khi hơi khô khan và cứng nhắc. Bởi vậy, nếu thiếu đi tinh thần năng động, trẻ trung, rất có thể bạn sẽ nản lòng, mệt mỏi khi theo đuổi nghề này.
– Tinh thần tự giác, trách nhiệm: là một người quản lý, bạn cần có tinh thần tự giác, đốc thúc mọi người và cần chịu trách nhiệm trước cả đội nhóm.
III. Cơ hội nghề nghiệp và mức lương của quản lý xây dựng
Hiện nay, nước ta đang được đánh giá là có tốc độ đô thị hóa thuộc top nhanh của khu vực, sở hữu những đô thị được đánh giá là điểm đến hấp dẫn trên toàn thế giới như Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh,… Theo thống kê từ Bộ Xây dựng, đến tháng 6/2022, tỷ lệ đô thị hóa toàn quốc đạt 41% với 883 đô thị.
Trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ngành xây dựng đóng góp một vai trò quan trọng. Bởi đây là ngành có nhiệm vụ đi trước, mở đường, xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng (các công trình xây dựng) để phục vụ nhu cầu phát triển của đất nước. Do đó, nhu cầu về nguồn nhân lực ngành xây dựng được dự báo đã và sẽ tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới.
Sau khi tốt nghiệp ngành Quản lý xây dựng, sinh viên mới ra trường có cơ hội nghề nghiệp mở rộng, có thể kể đến những công việc như: chuyên gia quản lý các hoạt động sản xuất và kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng và đầu tư của các tổ chức xây dựng và doanh nghiệp, kỹ sư thành lập và đánh giá các dự án đầu tư, quản lý các dự án đầu tư xây dựng, giám sát và đảm bảo tài chính cho các công trình,…
Ngành quản lý xây dựng ở Việt Nam đang có mức lương trung bình dao động từ 8.000.000 VNĐ/tháng đến 23.000.000 VNĐ/tháng tùy vào kinh nghiệm, trình độ và vị trí công việc mà bạn đảm nhận.
IV. Ngành quản lý xây dựng học những gì?
Với ngành quản lý xây dựng, khi còn là sinh viên ở trên ghế nhà trường, bạn sẽ được học các kiến thức chuyên ngành, phục vụ công việc sau này:
– Quản lý các đầu mục cơ bản của công trình như chi phí, tiến độ thi công và chất lượng công trình.
– Quản lý quá trình thi công công trình, đảm bảo mọi tiến độ không gây ảnh hưởng đến môi trường, không gây nguy hiểm đến người xây dựng.
– Phân công nhiệm vụ sản xuất cho các bộ phận phù hợp.
– Giám sát, quản lý các hoạt động kinh doanh và sản xuất của doanh nghiệp.
– Tư vấn hồ sơ, lập hồ sơ đấu thầu của dự án.
V. Các trường đào tạo ngành quản lý xây dựng chất lượng
1. Trường Đại học Xây Dựng
Với bề dày truyền thống, lịch sử từ năm 1956, trường Đại học Xây Dựng vẫn luôn là nơi giáo dục, ươm mầm các kỹ sư ngành xây dựng chất lượng, tiên tiến. Những sinh viên tốt nghiệp Đại học Xây dựng Hà Nội đã và đang có mặt ở khắp nơi tại Việt Nam, đóng góp sức mình vào những công trình lớn.
2. Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Khoa Xây dựng đã trở thành một trong những Khoa chủ chốt có nhiều đóng góp vào sự phát triển của Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội nói riêng và của ngành Xây dựng Việt Nam nói chung về lực lượng tri thức, cán bộ lãnh đạo, đặc biệt là chất lượng đào tạo và hoạt động khoa học công nghệ,…
3. Trường Đại học Giao thông Vận tải
Trường Đại học Giao thông vận tải là một trung tâm đào tạo uy tín, có chất lượng được công nhận. Khoa có quan hệ quốc tế rộng rãi với nhiều cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học trên khắp thế giới như Đức, Nhật, Pháp,…
4. Đại học Công nghệ TP. HCM
Trường đang hợp tác với nhiều trường, viện nghiên cứu lớn trên thế giới giúp các chương trình đào tạo cũng như hỗ trợ phát triển đội ngũ giảng dạy chất lượng cao.
5. Đại học Mở TP. HCM
Khoa Xây Dựng thuộc Trường ĐH Mở TP.HCM, ra đời vào năm 1992. Trường hướng đến mục tiêu trở thành trường đại học công lập đa ngành hàng đầu ở Việt Nam với định hướng ứng dụng, phổ cập kiến thức và gắn kết cộng đồng. Với chương trình học đạt chuẩn, nguồn nhân lực được trường đào tạo có chất lượng cao, giỏi nghiệp vụ, đáp ứng tốt yêu cầu của ngành.
Xem thêm:
– Ngành Kinh tế Xây dựng là gì? Công việc, mức lương khi ra trường
– Thương hiệu là gì? Cách xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp nhỏ
– Quản trị nguồn nhân lực – Vai trò, mục tiêu và các chức năng chính
Hy vọng bài viết đã mang lại cho bạn những thông tin hữu ích về ngành quản lý xây dựng. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, đừng quên chia sẻ cho những người xung quanh nếu bạn thấy nội dung bổ ích. Hẹn gặp lại ở những bài viết tiếp theo.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Ngành quản lý xây dựng là gì? Cơ hội nghề nghiệp, mức lương sau khi ra trường tại Thcshoanghiep.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.